50 câu Trắc nghiệm Thuế và thực hiện pháp luật về thuế (có đáp án 2024) – KTPL 10 Chân trời sáng tạo

Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm KTPL 10 (có đáp án) Bài 7: Thuế và thực hiện pháp luật về thuế đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 10 Bài 7.

1 113 lượt xem


Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 7: Thuế và thực hiện pháp luật về thuế

Phần 1. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 7: Thuế và thực hiện pháp luật về thuế

Câu 1. Anh A làm việc trong lĩnh vực công nghệ cho một công ty nước ngoài có chi nhánh ở Việt Nam. Hằng năm, tổng thu nhập anh A khoảng hơn 500 triệu đồng. Tuy nhiên cơ quan thuế phát hiện anh A chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. Hành vi của anh A đã vi phạm Luật nào của nước ta?

A. Luật Quản lý thuế.

B. Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

C. Luật thuế thu nhập cá nhân.

D. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đáp án đúng là: A

Quyền và nghĩa vụ của công dân về thuế theo Điều 16 và Điều 17 của Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định: Nộp tiền thuế, tiền nộp chậm, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm. Anh A đã không nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. Hành vi của anh A đã vi phạm Luật quản lí thuế của Nhà nước khi chưa nộp tiền thuế đầy đủ, đúng hạn. 

Câu 2. Nội dung nào sau đây nói về khái niệm thuế?

A. Khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc.

B. Của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân.

C. Theo quy định của các luật thuế. 

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế năm 2019, thuế là một khoản nộp vào ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.

Câu 3. Theo pháp luật, đối tượng nộp thuế ở nước ta là

A. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

B. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa.

C. Cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Đối tượng nộp thuế ở nước ta theo quy định của pháp luật bao gồm: tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (gọi là người nhập khẩu).

Câu 4. Theo pháp luật, đối tượng chịu thuế ở nước ta là

A. Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam.

B. Dịch vụ sử dụng cho sản xuất.

C. Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở nước ngoài.

D. Dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở nước ngoài.

Đáp án đúng là: A

Đối tượng chịu thuế ở nước ta bao gồm: Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam trừ một số đối tượng đã được quy định rõ tại Luật thuế giá trị gia tăng.

Câu 5. Hệ thống thuế nước ta được phân ra làm bao nhiêu loại?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: A

Hệ thống thuế được phân loại như sau:

+ Thuế trực thu là thuế mà người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế (loại thuế này trực tiếp điều tiết vào thu nhập của người nộp thuế). Thuế trực thu gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,...

+ Thuế gián thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một loại thuế này điều tiết gián tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thông qua cơ chế giá hàng hoá, dịch vụ). Thuế gián thu gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu,...

Câu 6. Thuế có vai trò gì?

A. Là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước

B. Là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô như kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả.

C. Điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng an sinh xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Vai trò của thuế:

+ Là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Đây là nguồn thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định, lâu dài cho ngân sách nhà nước. 

+ Là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô như kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, kích thích đầu tư, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.

+ Điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng an sinh xã hội.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về thuế?

A. Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế

B. Được cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.

C. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Một số quyền và nghĩa vụ của công dân về thuế theo Điều 16 và Điều 17 của Luật Quản lý thuế năm 2019:

+ Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.

+ Được giữ bí mật thông tin, trừ các thông tin không phải cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông tin công khai về thuế theo quy định của pháp luật.

+ Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn và căn cứ pháp lý đối với số tiền thuế không được hoàn.

+ Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

+ Thực hiện đăng kí thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.

Câu 8. Điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng an sinh xã hội là nội dung thuộc tính nào của thuế?

A. Khái niệm của thuế.

B. Đặc điểm của thuế.

C. Vai trò của thuế.

D. Nghĩa vụ của công dân đối với thuế.

Đáp án đúng là: C

Vai trò của thuế:

+ Là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Đây là nguồn thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định, lâu dài cho ngân sách nhà nước. 

+ Là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô như kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, kích thích đầu tư, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.

+ Điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng an sinh xã hội.

Câu 9. Đặc điểm nào dưới đây nói về thuế trực thu?

A. Người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế.

B. Trực tiếp điều tiết vào thu nhập của người nộp thuế.

C. Bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,...

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Thuế trực thu là thuế mà người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế (loại thuế này trực tiếp điều tiết vào thu nhập của người nộp thuế). Thuế trực thu gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,...

Câu 10. Đặc điểm nào dưới đây nói về thuế gián thu?

A. Người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một.

B. Điều tiết gián tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thông qua cơ chế giá hàng hoá, dịch vụ.

C. Bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu,...

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Thuế gián thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một loại thuế này điều tiết gián tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thông qua cơ chế giá hàng hoá, dịch vụ. Thuế gián thu gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu,...

Phần 2. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 7: Thuế và thực hiện pháp luật về thuế

1. Thuế và một số loại thuế phổ biến

a) Khái niệm về thuế

- Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế năm 2019, thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.

b) Một số loại thuế phổ biến

- Hệ thống thuế được phân loại như sau:

+ Thuế trực thu là thuế mà người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế (loại thuế này trực tiếp điều tiết vào thu nhập của người nộp thuế). Thuế trực thu gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,...

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 7: Thuế và thực hiện pháp luật về thuế

+ Thuế gián thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một loại thuế này điều tiết gián tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thông qua cơ chế giá hàng hoá, dịch vụ). Thuế gián thu gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu,...

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 7: Thuế và thực hiện pháp luật về thuế

2. Vai trò của thuế

- Vai trò của thuế:

+ Là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Đây là nguồn thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định, lâu dài cho ngân sách nhà nước.

+ Là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô như kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, kích thích đầu tư, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.

+ Điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng an sinh xã hội.

3. Quyền và nghĩa vụ công dân trong thực hiện pháp luật về thuế

- Một số quyền và nghĩa vụ của công dân về thuế theo Điều 16 và Điều 17 của Luật Quản lý thuế năm 2019:

+ Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.

+ Được giữ bí mật thông tin, trừ các thông tin không phải cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông tin công khai về thuế theo quy định của pháp luật.

+ Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn và căn cứ pháp lý đối với số tiền thuế không được hoàn,

+ Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

+ Thực hiện đăng kí thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.

+ Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.

+ Khai thuế chính xác, trung thực và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.

+ Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 7: Thuế và thực hiện pháp luật về thuế

 
1 113 lượt xem