50 câu Trắc nghiệm Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (có đáp án 2024) – KTPL 10 Chân trời sáng tạo

Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm KTPL 10 (có đáp án) Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 10 Bài 13.

1 102 lượt xem


Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Phần 1. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu 1. Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mấy đặc điểm chính?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Đáp án đúng là: B

Đặc điểm của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

+ Tính thống nhất

+ Tính nhân dân

+ Tính quyền lực

+ Tính pháp chế xã hội chủ nghĩa

Câu 2. Việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt thể hiện đặc điểm nào của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tính thống nhất.

B. Tính nhân dân.

C. Tính quyền lực.

D. Tính pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Đáp án đúng là: C

Đặc điểm tính quyền lực của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính quyền lực. Điều đó được thể hiện ở việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt.

Câu 3. Có mấy nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Đáp án đúng là: C

Có 5 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

+ Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Nguyên tắc quyền lực nhà nước 

+ Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

+ Nguyên tắc tập trung dân chủ

+ Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Câu 4. Tính thống nhất của quyền lực nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là nhân dân thể hiện ở nguyên tắc nào của việc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước.

C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

D. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Đáp án đúng là: B

Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát: Tính thống nhất của quyền lực nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là nhân dân. 

Câu 5. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương chịu sự lãnh đạo của tổ chức nào?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Quốc hội.

C. Chính phủ.

D. Chủ tịch nước.

Đáp án đúng là: A

Tính thống nhất của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính thống nhất trong tổ chức và hoạt động. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 6. Bộ máy Nhà nước Việt Nam hoạt động theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục do đối tượng nào của nhà nước Việt Nam quy định?

A. Hiến pháp, pháp luật.

B. Chính phủ.

C. Chủ tịch nước.

D. Tòa án.

Đáp án đúng là: A

Bộ máy Nhà nước Việt Nam là tổng thể các cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục do Hiến pháp, pháp luật Việt Nam quy định.

Câu 7. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật. Vì Hiến pháp và pháp luật là công cụ giúp Nhà nước

A. quản lí mọi mặt của đời sống và xã hội.

B. kiểm soát tự do của công dân.

C. phát triển kinh tế.

D. thể hiện quyền lực tối cao.

Đáp án đúng là: A

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật vì Hiến pháp và pháp luật chính là công cụ giúp Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống và xã hội.

Câu 8. Nội dung nào sau đây thể hiện sự lãnh đạo bộ máy Nhà nước của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Đảng kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.

B. Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những đảng viên có phẩm chất, năng lực.

C. Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách định hướng cho quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua những nội dung:

+ Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách định hướng cho quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

+ Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những đảng viên có phẩm chất, năng lực và giới thiệu họ vào đảm nhận các chức vụ trong bộ máy nhà nước thông qua con đường bầu cử dân chủ.

+ Đảng kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.

+ Các đảng viên và các tổ chức của Đảng gương mẫu trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.

Câu 9. Quốc hội thể hiện quyền kiểm soát các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thế nào?

A. Quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước.

B.  Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp.

C. Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

D. Cả A, B,C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Quốc hội thể hiện quyền kiểm soát các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

+ Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

+ Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

+ Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế.

+ Quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước.

Câu 10. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện ở nội dung nào sau đây?

A. Là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

B. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

C. Nhà nước là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. 

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Trong khoản 1 và 2 Điều 4 Luật Trưng cầu ý dân năm 2015, nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được thể hiện ở việc: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhà nước là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy, trong hoạt động của mình Nhà nước phải đảm bảo sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước.

Phần 2. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính thống nhất trong tổ chức và hoạt động.

+ Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước hoạt động vì lợi ích của nhân dân và lợi ích của dân tộc.

- Tính nhân dân:

+ Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản Nhà nước và xã hội.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

- Tính quyền lực:

+ Tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính quyền lực.

+ Điều đó được thể hiện Ở việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Đồng thời, thể hiện qua việc các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải phục tùng, phải thực hiện các nhiệm vụ, quyết định của cấp trên.

- Tính chế quyền xã hội chủ nghĩa:

+ Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay mang tính pháp chế xã hội chủ nghĩa.

+ Thực hiện quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam:

+ Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng là một nguyên tắc hiến định trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Việt Nam.

+ Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước được thể hiện qua các phương diện như: Đảng để ra đường lối, chủ trương, phương hướng cho Nhà nước; Đảng chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát hoạt động của Nhà nước; Đảng đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, giới thiệu nhân sự vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước,...

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát:

+ Tính thống nhất của quyền lực nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là Nhân dân

+ Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và được giao cho các cơ quan tương ứng thực hiện một cách độc lập nhưng có sự phối hợp, kiểm soát, giám sát lẫn nhau để thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo mục tiêu chung phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc.

- Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân:

+ Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nguyên tắc này thiết lập nền tảng để hình thành toàn bộ bộ máy nhà nước.

+ Nội dung nguyên tắc này khẳng định nhân dân Việt Nam là người thành lập ra Nhà nước, trao quyền cho Nhà nước và kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Tập trung dân chủ: Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động trong sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung với hàng loạt các hình thức và chế độ như: bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy mô hình tổ chức hội đồng, uỷ ban để kết hợp chế độ lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách; thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên; thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số,...

- Pháp chế xã hội chủ nghĩa:

+ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.

+ Pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bộ việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, Công chức nhà nước và việc tổ chức bộ máy nhà nước phải tuân theo các quy định đó, Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí.

1 102 lượt xem