50 câu Trắc nghiệm Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (có đáp án 2024) – KTPL 10 Chân trời sáng tạo
Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm KTPL 10 (có đáp án) Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 10 Bài 20.
Nội dung bài viết
Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Phần 1. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 1. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào năm bao nhiêu?
A. 1945.
B. 1946.
C. 1947.
D. 1948.
Đáp án đúng là: B
Ngày 9-11-1946, tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa I đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa với 240 phiếu thuận, 2 phiếu chống. Hiến pháp 1946 được thông qua đã đánh dấu sự cáo chung của nền thống trị ngoại bang, tuyên bố nước Việt Nam độc lập, thống nhất từ Bắc đến Nam theo chế độ dân chủ nhân dân.
Câu 2. Nội dung nào sau đây thể hiện tính hiệu lực pháp lí cao nhất của Hiến pháp?
A. Phản ánh sâu sắc nhất quyền của Nhân dân và mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân.
B. Là căn cứ để ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết.
C. Là căn cứ để ban hành các văn bản thuộc hệ thống pháp luật.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lí cao nhất: Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, phản ánh sâu sắc nhất quyền của Nhân dân và mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân; Hiến pháp là nguồn, là căn cứ để ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết và các văn bản khác thuộc hệ thống pháp luật: Tất cả các văn bản khác không được trái với Hiến pháp mà phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp.
Câu 3. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nào sau đây?
A. Quy định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá xã hội.
B. Xác định cách thức tổ chức và xác lập các mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp.
C. Hành pháp và tư pháp.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của quốc gia như: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học kĩ thuật và môi trường; tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được Nhà nước tôn trọng và bảo đảm thực hiện; xác định cách thức tổ chức và xác lập các mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; quy định cấu trúc các đơn vị hành chính lãnh thổ và cách thức tổ chức chính quyền địa phương.
Câu 4. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay đã có mấy bản Hiến pháp?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Đáp án đúng là: C
Kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001), Hiến pháp năm 2013.
Câu 5. Nội dung nào sau đây thể hiện đầy đủ khái niệm của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Luật cơ bản của nước tA.
B. Có hiệu lực pháp lí cao nhất.
C. Quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của nước ta, có hiệu lực pháp lí cao nhất, quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng như chế độ chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ của Công dân; các chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ.
Câu 6. Nội dung nào sau đây nói về vai trò và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Là luật cơ bản.
B. Là cơ sở để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
C. Là công cụ bảo đảm quyền công dân, quyền con người ở nước tA.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vị trí là luật cơ bản, là cơ sở để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam; là công cụ bảo đảm quyền công dân, quyền con người ở nước ta, là luật quy định các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước và là luật có hiệu lực pháp lí tối cao, buộc tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác phải tuân theo Hiến pháp.
Câu 7. Vì sao nói Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất?
A. Là văn bản có đối tượng điều chỉnh rộng lớn và bao quát mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. Là văn bản do Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành.
C. Là cơ sở cho tất cả các ngành luật kháC.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Hiến pháp là luật cơ bản và có hiệu lực pháp lý cao nhất, bởi vì về mặt nội dung và đối tượng điều chỉnh đây là văn bản có đối tượng điều chỉnh rộng lớn và bao quát trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội do Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành. Là cơ sở cho tất cả các ngành luật khác và là văn bản khẳng định chủ quyền, độc lập của một dân tộc với tất cả các quốc gia trên thế giới.
Câu 8. Nếu một văn bản luật có quy định khác với Hiến pháp thì nội dung của văn bản luật sẽ được xử lí như thế nào?
A. Sửa đổi, bổ sung.
B. Thay thế.
C. Xóa bỏ.
D. Giữ nguyên.
Đáp án đúng là: A
Trong trường hợp một văn bản luật (Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Lao động,…) có quy định khác với Hiến pháp thì nội dung của văn bản luật sẽ bị sửa đổi, bổ sung vì tất cả các văn bản luật đều được xây dựng trên cơ sở của Hiến pháp, tất cả các văn bản khác không được trái với Hiến pháp mà phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp.
Câu 9. Nội dung nào sau đây nói về đặc điểm của Hiến pháp?
A. Hiến pháp là luật cơ bản của quốc gia.
B. Hiến pháp quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước.
C. Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lí cao nhất.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
- Đặc điểm của Hiến pháp:
+ Hiến pháp là luật cơ bản của quốc gia: Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định về chủ quyền nhân dân, tổ chức quyền lực nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
+ Hiến pháp quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước: Hiến pháp quy định những nguyên tắc cơ bản, có ý nghĩa bao quát, tác động lên toàn bộ bộ máy nhà nước.
+ Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lí cao nhất: Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, phản ánh sâu sắc nhất quyền của Nhân dân và mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân,...
+ Hiến pháp là công cụ bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân: Quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung quan trọng nhất không thể thiếu trong bất kỳ Hiến pháp của quốc gia nào trước đây.
Câu 10. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mấy đặc điểm chính?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Đáp án đúng là: C
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mấy đặc điểm chính:
+ Hiến pháp là luật cơ bản của quốc gia
+ Hiến pháp quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước
+ Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lí cao nhất
+ Hiến pháp là công cụ bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân
Phần 2. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Khái niệm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của nước ta, có hiệu lực pháp lí cao nhất, quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng như chế độ chính trị quyền con người, quyền và nghĩa vụ của Công dân; Các chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, Công nghệ.
2. Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Hiến pháp có vị trí là luật cơ bản, là cơ sở để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Hiến pháp là công cụ bảo đảm quyền công dân, quyền con người ở nước ta
- Hiến pháp là luật quy định các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước và là luật có hiệu lực pháp lí tối cao, buộc tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác phải tuân theo.
3. Vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Công dân cần thực hiện nghĩa vụ trong bảo vệ, xây dựng Hiến pháp bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.