50 câu Trắc nghiệm Giới thiệu khái quát môn sinh học (có đáp án 2024) – Sinh học 10 Kết nối tri thức

Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 (có đáp án) Bài 1: Giới thiệu khái quát môn sinh học đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1.

1 97 lượt xem


Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1: Giới thiệu khái quát môn Sinh học

Phần 1. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1: Giới thiệu khái quát môn Sinh học

Câu 1: Nhóm sản phẩm nào sau đây có liên quan trực tiếp đến các ứng dụng sinh học?

A. Nước tẩy Javen, bột giặt sinh học.

B. Thuốc kháng sinh, thực phẩm lên men.

C. Vaccine, thuốc trừ sâu hóa học.

D. Nước muối sinh lí, men tiêu hóa.

Đáp án đúng là: B

Bột giặt sinh học, thuốc kháng sinh, thực phẩm lên men, vaccine, men tiêu hóa,… là những sản phẩm liên quan trực tiếp đến các ứng dụng sinh học.

Câu 2: Chúng ta cần phân loại rác thải và hạn chế sử dụng sản phẩm làm phát sinh rác thải nhựa nhằm

A. tiết kiệm chi phí tiêu dùng cho người sử dụng.

B. đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng.

C. tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

D. tuân thủ đúng các tiêu chuẩn về đạo đức sinh học.

Đáp án đúng là: C

- Cần phân loại rác nhằm nâng cao hiệu quả xử lí rác thải, giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời, giúp tiết kiệm tài nguyên do sử dụng lại được những vật liệu còn khả năng tái chế.

- Hạn chế sử dụng sản phẩm làm phát sinh rác thải nhựa để giảm ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa có thời gian phân hủy rất lâu (hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm).

Câu 3: Phát biểu nào sau đây thể hiện vai trò của sinh học trong sự phát triển bền vững?

A. Sinh học là cơ sở đưa ra biện pháp học tập và làm việc hiệu quả.

B. Sinh học là cơ sở đưa ra biện pháp phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc.

C. Sinh học là cơ sở đưa ra biện pháp nâng cao tuổi thọ và sức khỏe của con người.

D. Sinh học là cơ sở đưa ra biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

Đáp án đúng là: D

Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là một trong những biện pháp để phát triển bền vững.

Câu 4: Ví dụ nào sau đây thể hiện vai trò của sinh học đối với phát triển kinh tế?

A. Tạo ra các giống cây trồng mới có năng suất và chất lượng cao.

B. Giải mã hệ gene của tất cả các sinh vật và con người.

C. Tìm ra các phương pháp phòng và chữa trị bệnh hiệu quả.

D. Tìm ra nhiều chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy rác thải nhựa.

Đáp án đúng là: A

Nhờ ứng dụng sinh học có thể tạo ra các giống cây trồng mới có năng suất và chất lượng cao giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng.

Câu 5: Hoạt động nào dưới đây có thể gây nên mối lo ngại của xã hội về đạo đức sinh học?

A. Việc chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi.

B. Việc chẩn đoán giai đoạn phát triển của bệnh.

C. Việc chẩn đoán khả năng sinh sản của con người.

D. Việc sử dụng các biện pháp tránh thai.

Đáp án đúng là: A

Việc chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi là vi phạm đạo đức sinh học.

Câu 6: Sinh học nghiên cứu về

A. sự sống.

B. con người.

C. động vật.

D. thực vật.

Đáp án đúng là: A

Sinh học nghiên cứu về sự sống. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của sinh học chính là các sinh vật cùng các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

Câu 7: Lĩnh vực nghiên cứu sinh học được tìm hiểu trong lớp 10 là

A. sinh học tế bào và thế giới vi sinh vật.

B. sinh học cơ thể.

C. di truyền học, tiến hóa và sinh thái học.

D. sinh học quần thể.

Đáp án đúng là: A

Trong chương trình giáo dục phổ thông, học sinh sẽ lần lượt nghiên cứu sinh học theo các lĩnh vực phân chia dựa vào các cấp độ tổ chức của thế giới sống:

- Lớp 10: sinh học tế bào và thế giới vi sinh vật.

- Lớp 11: sinh học cơ thể.

- Lớp 12: di truyền học, tiến hóa và sinh thái học.

Câu 8: Sinh học không có vai trò nào sau đây?

A. Giảm tỉ lệ bệnh tật, gia tăng đáng kể tuổi thọ của con người.

B. Bồi đắp thái độ tôn trọng, yêu quý và giữ gìn sự đa dạng sinh giới.

C. Ổn định tình hình chính trị và hòa bình trên thế giới.

D. Cải thiện kết quả học tập của bản thân.

Đáp án đúng là: C

Vai trò của sinh học vô cùng đa dạng và to lớn như giúp giảm tỉ lệ bệnh tật, gia tăng đáng kể tuổi thọ của con người; bồi đắp thái độ tôn trọng, yêu quý và giữ gìn sự đa dạng sinh giới; cải thiện kết quả học tập của bản thân;…

Câu 9: Phát triển bền vững là sự phát triển

A. đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ.

B. đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng chỉ làm tổn hại nhỏ đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ.

C. tăng cường nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ.

D. tăng cường nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng chỉ làm tổn hại nhỏ đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ.

Đáp án đúng là: A

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.

Câu 10: Hoạt động nào sau đây có thể ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển bền vững?

A. Vứt rác bừa bãi, không đúng quy định.

B. Xả chất thải chưa qua xử lí vào môi trường.

C. Săn bắt động vật, thực vật quý hiếm.

D. Trồng và bảo vệ thảm thực vật.

Đáp án đúng là: D

Trồng và bảo vệ thảm thực vật giúp giữ gìn đa dạng sinh học; bảo vệ các tài nguyên đất, nước; điều hòa khí hậu nên sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển bền vững.

Phần 2. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1: Giới thiệu khái quát môn Sinh học

I. Giới thiệu chương trình môn sinh học

Đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học

  • Sinh học là ngành khoa học nghiên cứu về sự sống. 

  • Đối tượng nghiên cứu: là các sinh vật và các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

  • Các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học:

+ Nghiên cứu cơ bản: Vi sinh vật học, di truyền học, sinh thái học …

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Kết nối tri thức): Giới thiệu khái quát môn Sinh học (ảnh 1)

+ Nghiên cứu ứng dụng: Sinh lí học, Hóa sinh học, …

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Kết nối tri thức): Giới thiệu khái quát môn Sinh học (ảnh 2)

Mục tiêu của môn Sinh học

  • Tìm hiểu cấu trúc và sự vận hành của các cấp độ tổ chức sống

  • Điều khiển và tối ưu được nguồn tài nguyên sinh học (sinh vật) và phi sinh học (đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời…).
  • Phục vụ cho sự phát triển bền vững của xã hội
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Kết nối tri thức): Giới thiệu khái quát môn Sinh học (ảnh 3)

Vai trò của Sinh học trong cuộc sống

Sinh học có vai trò quan trọng trong sự phát triển mọi mặt của đời sống như:

  • Giúp giảm tỷ lệ bệnh tật, gia tăng đáng kể tuổi thọ của con người

  • Cải thiện môi trường chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh

  • Phát hiện giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm và các hoạt chất giúp điều trị bệnh

  • Giúp ta biết trân trọng và gìn giữ sự đa dạng của sinh giới.

II. Các ngành nghề liên quan đến sinh học

Hiểu biết về Sinh học giúp ích rất nhiều cho các nghề nghiệp sau này như: ngành Y - dược học; ngành Pháp y; ngành nông - lâm - ngư nghiệp; ngành Công nghệ thực phẩm …

III. Sinh học với sự phát triển bền vững và những vấn đề xã hội

Vai trò của sinh học trong quá triển bền vững:

Việc phổ biến các kiến thức sinh học cơ bản liên quan đến bảo vệ sự đa dạng sinh vật, khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý …

Nghiên cứu sinh học góp phần cung cấp cơ sở khoa học giúp chính phủ có những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp.

Sinh học và những vấn đề xã hội:

  • Nghiên cứu sinh học làm nảy sinh vấn đề đạo đức gọi là đạo đức sinh học. VD: những ai có quyền biết thông tin về giải trình tự gen của người bệnh 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Kết nối tri thức): Giới thiệu khái quát môn Sinh học (ảnh 4)
  • Tuy vậy, những ứng dụng của sinh học đã đem lại giá trị kinh tế vô cùng to lớn cho con người. VD: Tạo giống vật nuôi, cây trồng có năng suất cao từ phương pháp gây đột biến …
  • Nghiên cứu sinh học giúp phát triển các công nghệ mô phỏng sinh vật để tối ưu hóa máy móc.
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Kết nối tri thức): Giới thiệu khái quát môn Sinh học (ảnh 5)

 

Sơ đồ tư duy giới thiệu khái quát môn Sinh học:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Kết nối tri thức): Giới thiệu khái quát môn Sinh học (ảnh 6)
1 97 lượt xem