50 câu Trắc nghiệm Thực hành thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính của enzyme và kiểm tra hoạt tính của enzyme amylase (có đáp án 2024) – Sinh học 10 Kết nối tri thức
Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 (có đáp án) Bài 15: Thực hành thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính của enzyme và kiểm tra hoạt tính của enzyme amylase đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 15.
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 15: Thực hành thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính của enzyme và kiểm tra hoạt tính của enzyme amylase
Câu 1: Khi hầm thịt với dứa hoặc đu đủ thường nhanh mềm hơn vì
A. trong dứa hoặc đủ đủ có enzyme phân giải tinh bột.
B. trong dứa hoặc đủ đủ có enzyme phân giải lipid.
C. trong dứa hoặc đủ đủ có enzyme phân giải nucleic acid.
D. trong dứa hoặc đủ đủ có enzyme phân giải protein.
Đáp án đúng là: A
Trong dứa hoặc đủ đủ có enzyme phân giải protein nên khi hầm thịt với dứa hoặc đu đủ thường nhanh mềm hơn.
Câu 2: Khi ăn dứa tươi, nếu ăn cả lõi sẽ bị rát lưỡi là do
A. lõi dứa chứa enzyme bromelain với hàm lượng cao.
B. lõi dứa chứa enzyme bromelain với hàm lượng thấp.
C. lõi dứa chứa protein albumin với hàm lượng cao.
D. lõi dứa chứa protein albumin với hàm lượng thấp.
Đáp án đúng là: A
Nguyên nhân khiến chúng ta bị rát lưỡi khi ăn dứa mà không gọt bỏ lõi là do bên trong lõi của quả dứa có hàm lượng enzyme bromelain – một enzyme có khả năng phân giải protein cao. Enzyme bromelain này tiếp xúc với lớp da nhạy cảm ở lưỡi và xung quanh miệng khiến các protein bị phân hủy và gây ra cảm giác đau rát.
Câu 3: Trong thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thủy phân tinh bột của enzyme amylase (SGK trang 95), có thể xuất vết lõm trên đĩa tinh bột sau khi nhỏ dung dịch ở các ống nghiệm do
A. enzyme amylase có trong dịch mầm lúa đã phân giải glucose.
B. enzyme amylase có trong dịch mầm lúa đã phân giải tinh bột.
C. enzyme amylase có trong dịch mầm lúa đã phân giải cellulose.
D. enzyme amylase có trong dịch mầm lúa đã phân giải lipid.
Đáp án đúng là: D
Enzyme amylase có tác dụng phân giải tinh bột nên có thể làm xuất hiện những vết lõm trên đĩa tinh bột.
Câu 4: Trong thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thủy phân tinh bột của enzyme amylase (SGK trang 95), yếu tố làm thay đổi hoạt tính enzyme ở ống 2 so với ống 1 là
A. nhiệt độ.
B. nồng độ enzyme.
C. nồng độ cơ chất.
D. độ pH.
Đáp án đúng là: D
Ống 1 được cho thêm nước cất (tạo môi trường trung tính) còn ống 2 được cho thêm nước vôi trong (tạo môi trường kiềm) → Yếu tố làm thay đổi hoạt tính enzyme ở ống 2 so với ống 1 là độ pH.
Câu 5:Nhai cơm lâu trong miệng thường cảm thấy ngọt vì
A. trong nước bọt có enzyme amylase phân giải tinh bột thành đường mantose.
B. trong nước bọt có enzyme amylase phân giải tinh bột thành đường glucose.
C. trong nước bọt có enzyme amylase phân giải tinh bột thành đường fructose.
D. trong nước bọt có enzyme amylase phân giải tinh bột thành đường glactose.
Đáp án đúng là: A
Nhai cơm lâu trong miệng thường cảm thấy ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzyme amylase trong nước bọt khiến một phần tinh bột bị biến đổi thành đường mantose. Đường mantose được tạo ra đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.
Câu 6:Khi tiến hành thí nghiệm kiểm tra hoạt tính của enzyme phân hủy protein, nếu không sử dụng mẫu vật là dứa, ta có thể thay thế bằng
A. đu đủ.
B. táo.
C. lê.
D. dưa hấu.
Đáp án đúng là: A
Khi tiến hành thí nghiệm kiểm tra hoạt tính của enzyme phân hủy protein, nếu không sử dụng mẫu vật là dứa, ta có thể thay thế bằngđu đủ vì trong đủ đủ cũng có enzyme phân hủy protein là papain.
Câu 7: Trong thí nghiệm kiểm tra hoạt tính của enzyme phân hủy protein (SGK trang 94), yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme là
A. ánh sáng và độ ẩm.
B. độ ẩm và nhiệt độ.
C. nhiệt độ và ánh sáng.
D. độ pH và nhiệt độ.
Đáp án đúng là: D
Các ống 1 và 2 có độ pH khác nhau (ống 1 được cho thêm nước cất – độ pH trung tính, ống 2 được cho thêm nước vôi trong – pH kiềm); các ống 1, 2, 3, 4 khác nhau về nhiệt độ (ống 1, 2 ở nhiệt độ phòng, ống 3 ở nhiệt độ cao, ống 4 ở nhiệt độ thấp) → Trong thí nghiệm kiểm tra hoạt tính của enzyme phân hủy protein (SGK trang 94), yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme là nhiệt độ và độ pH.
Câu 8: Dung dịch protein albumin từ đục chuyển sang trong sau khi thêm nước ép lõi dứa vì
A. enzyme phân giải protein có trong nước ép dứa phân giải albumin thành các chất tan trong nước.
B. enzyme phân giải protein có trong nước ép dứa phân giải albumin thành các chất có màu trong suốt như nước.
C. enzyme phân giải protein có trong nước ép dứa phân giải albumin thành các chất có kích thước vô cùng nhỏ.
D. enzyme phân giải protein có trong nước ép dứa phân giải albumin thành các chất khí bay hơi vào không khí.
Đáp án đúng là: A
Khi cho nước ép dứa, enzyme phân giải protein có trong nước ép dứa phân giải protein albumin thành amino acid hoặc oligo peptide tan trong nước làm nước trong trở lại.
Câu 9: Trong thí nghiệm kiểm tra hoạt tính của enzyme phân hủy protein (SGK trang 94), thời gian dung dịch protein albumin từ đục chuyển sang trong càng nhanh thì
A. hoạt tính của enzyme phân hủy protein càng yếu.
B. hoạt tính của enzyme phân hủy protein càng mạnh.
C. nồng độ của enzyme phân hủy protein càng cao.
D. nồng độ của enzyme phân hủy protein càng thấp.
Đáp án đúng là: B
Lượng dịch nước ép từ dứa hay đu đủ lấy vào là như nhau → Nồng độ của enzyme phân hủy protein trong mỗi ống là tương đương nhau (loại C, D). Như vậy, trong thí nghiệm kiểm tra hoạt tính của enzyme phân hủy protein (SGK trang 94), thời gian dung dịch protein albumin từ đục chuyển sang trong càng nhanh thì hoạt tính của enzyme phân hủy protein càng mạnh.
Câu 10: Trong thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thủy phân tinh bột của enzyme amylase (SGK trang 95), việc tách lấy dịch mầm lúa nhằm
A. thu tinh bột.
B. thu protein.
C. thu enzyme phân giải protein.
D. thu enzyme phân giải tinh bột.
Đáp án đúng là: D
Trong lúa đang nảy mầm có hàm lượng enzyme amylase có tác dụng phân giải tinh bột cao → Trong thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thủy phân tinh bột của enzyme amylase, việc tách lấy dịch mầm lúa nhằm thu enzyme phân giải tinh bột.