50 câu Trắc nghiệm Lịch sử 7 (Cánh diều) Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu có đáp án

Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 (có đáp án) Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1.

1 82 lượt xem


Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

Phần 1. Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

Câu 1. Thiên Chúa giáo do ai sáng lập ra?

A. Chúa Giê-su.

B. Thánh A-la.

C. Khổng Tử.

D. Xít-đác-ta Gô-ta-ma.

Đáp án đúng là: A

Thiên Chúa giáo do Chúa Giê-su sáng lập ra vào khoảng thế kỉ I tại vùng Giu-đê.

Câu 2. Ở Tây Âu thời phong kiến, mỗi lãnh chúa phong kiến đều

A. có một lãnh địa riêng.

B. miễn giảm tô, thuế cho nông nô.

C. có một thành thị mang tên mình.

D. lao động vất cả cùng với nông nô.

Đáp án đúng là: A

Ở Tây Âu thời phong kiến, mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng, toàn quyền cai quản như một vị vua (SGK 7 - trang 6).

Câu 3. Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong xã hội phong kiến phân quyền ở Tây Âu là

A. thành thị trung đại.

B. lãnh địa phong kiến.

C. pháo đài quân sự.

D. nhà thờ giáo hội.

Đáp án đúng là: B

Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong xã hội phong kiến phân quyền ở Tây Âu là các lãnh địa phong kiến (SGK 7 - trang 6).

Câu 4. Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?

A. Trong lãnh địa, hoạt động trao đổi, buôn bán diễn ra tấp nập.

B. Là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.

C. Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

D. Nông nô là lực lượng lao động chủ yếu trong các lãnh địa.

Đáp án đúng là: A

- Đặc điểm của lãnh địa:

+ Là vùng đất do vua ban cấp cho quý tộc tăng lữ dưới sự cai quản của các lãnh chúa phong kiến.

+ Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế trong lãnh địa mang tính tự cung, tự cấp, rất ít có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.

+ Cư dân trong lãnh địa gồm: nông nô và lãnh chúa. Nông nô là lực lượng sản xuất chính, tạo ra mọi của cải vật chất trong lãnh địa; lãnh chúa không tham gia vào đời sống sản xuất, mà sống sa hoa dựa trên sự bóc lột nông nô.

Câu 5. Nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến ở châu Âu mang đặc điểm như thế nào?

A. Kinh tế hàng hóa.

B. Khép kín, tự cung, tự cấp.

C. Có sự giao lưu, buôn bán với bên ngoài.

D. Khép kín, tuyệt đối không có sự trao đổi với bên ngoài.

Đáp án đúng là: B

- Nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến mang tính chất: khép kín, tự cung, tự cấp. Điều này được thể hiện ở việc:

+ Nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra.

+ Người ta chỉ trao đổi với bên ngoài những thứ mà họ không tự làm được như: muối, sắt, lụa, hương liệu…

Câu 6. Ở Tây Âu thời trung đại, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những lực lượng nào?

A. Quý tộc người Rô-ma.

B. Nô lệ được giải phóng.

C. Quý tộc quân sự và tăng lữ.

D. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất.

Đáp án đúng là: C

- Trong xã hội phong kiến Tây Âu thời trung đại, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ bộ phận: quỹ tộc quân sự và tăng lữ được nhà vua phân phong ruộng đất (SGK 7 - trang 6)

Câu 7. Ở Tây Âu thời trung đại, nông nô được hình thành từ những lực lượng nào?

A. Tăng lữ giáo hội.

B. Quý tộc người Giéc-man.

C. Thủ lĩnh quân sự và tăng lữ giáo hội.

D. Nông dân bị mất đất và nô lệ được giải phóng.

Đáp án đúng là: D

- Trong xã hội phong kiến Tây Âu thời trung đại, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ bộ phận: nông dân bị mất đất và nô lệ được giải phóng (SGK 7 - trang 6)

Câu 8. Thế kỉ III, người Giéc-man và các bộ tộc khác từ phương Bắc đã

A. tràn xuống nhâm nhập La Mã.

B. hình thành nên các vương quốc mới ở Tây Âu.

C. tấn công, làm sụp đổ đế chế La Mã.

D. sáng tạo ra đạo Thiên Chúa.

Đáp án đúng là: A

Thế kỉ III, người Giéc-man và các bộ tộc khác từ phương Bắc đã tràn xuống nhâm nhập La Mã (SGK 7 - trang 5).

Câu 9. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là

A. địa chủ và nông dân.

B. chủ nô và nô lệ.

C. nông dân và nông nô.

D. lãnh chúa và nông nô.

Đáp án đúng là: D

- Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là lãnh chúa và nông nô.

+ Lãnh chúa phong kiến hình thành từ bộ phận: quỹ tộc quân sự và tăng lữ được nhà vua phân phong ruộng đất.

+ Nông nô hình thành từ bộ phận: nô lệ được giải phóng và nông dân mất ruộng đất.

Câu 10. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là

A. tăng lữ giáo hội.

B. nô lệ.

C. nông nô.

D. lãnh chúa.

Đáp án đúng là : C

Hoạt động kinh tế chủ yếu trong các lãnh địa là nông nghiệp mà nông nô là những người trực tiếp tham gia lao động sản xuất.

Câu 11.Cư dân chủ yếu trong các thành thị Tây Âu thời trung đại là

A. thương nhân.

B. thợ thủ công.

C. nông nô và lãnh chúa.

D. thợ thủ công và thương nhân.

Đáp án đúng là: D

Cư dân chủ yếu trong các thành thị Tây Âu thời trung đại là thợ thủ công và thương nhân (SGK 7 - trang 7).

Câu 12. Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô?

A. Là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa.

B. Thuê ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô.

C. Ngoài địa tô, nông nô phải nộp nhiều loại thuế khác cho lãnh chúa.

D. Nông nô bị đối xử tàn tệ và không có quyền xây dựng gia đình riêng.

Đáp án đúng là: D

Nông nô vẫn có quyền kết hôn và có gia đình riêng nhưng phải nộp thuế cưới xin cho lãnh chúa.

Câu 13. Từ thế kỉ XI, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện chủ yếu là do

A. hoạt động trao đổi giữa các lãnh địa phát triển.

B. sự phát triển của hoạt động sản xuất.

C. chính sách khuyến khích buôn bán của các lãnh chúa.

D. sự phát triển của hoạt động thương mại Đông - Tây.

Đáp án đúng là: B

Từ thế kỉ XI, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện chủ yếu là do sự phát triển của hoạt động sản xuất.

+ Sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa.

+ Trong thủ công nghiệp, quá trình chuyên môn hóa diễn ra tương đối mạnh mẽ.

=> Một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa, họ đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hàng hóa. Từ đó, các thành thị ra đời.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về Thiên Chúa giáo?

A. Có sự kế thừa giáo lí cơ bản và tín điều của đạo Do Thái.

B. Do Xít-đác-ta Gô-ta-ma sáng lập ra vào khoảng thế kỉ I.

C. Thời Trung đại, Thiên Chúa giáo là hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến.

D. Khi mới ra đời, Thiên Chúa giáo bị chính quyền La Mã ngăn cấm.

Đáp án đúng là: B

Thiên Chúa giáo do chúa Giê-su sáng lập ra vào khoảng thế kỉ I.

Câu 15. Sự ra đời của các thành thị trung đại đã có nhiều tác động tích cực tới sự phát triển của các nước Tây Âu, ngoại trừ việc

A. tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.

B. mang lại không khí tự do, mở mang tri thức.

C. phá vỡ nền kinh tế tự nhiên trong các lãnh địa.

D. củng cố chế độ phong kiến phân quyền.

Đáp án đúng là: D

Sự ra đời của các thành thị trung đại góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, đưa đến sự hình thành của chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu thời trung đại.

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến châu Âu

 Từ thế kỉ III, người Giéc-man xâm nhập, tiêu diệt đế quốc La Mã.

- Năm 476, thành lập nhiều vương quốc mới như: Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt, vương quốc của người Ănglô-Xắc-xông.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu - Cánh diều (ảnh 1)

Lược đồ các vương quốc ở Tây Âu thế V - VI

- Xã hội: chia làm 2 giai cấp

+ Lãnh chúa phong kiến: hình thành tự bộ phận tướng lĩnh quân sự và tăng lữ được phân phong ruộng đất.

+ Nông nô được hình thành từ bộ phận: nô lệ được giải phóng và nông dân không có rộng đất. Nông nô phải phụ thuộc vào các lãnh chúa.

=> Thế kỉ VIII, Chế độ phong kiến châu Âu được hình thành

2. Đặc điểm lãnh địa và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu

-  Khoảng thế kỉ VIII, các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu được hình thành

- Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phản quyền ở Tây Âu.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu - Cánh diều (ảnh 1)

Lãnh địa phong kiến

- Đời sống trong các lãnh địa:

+ Lãnh chúa đời sống xã hoa, không phải lao động.

+ Nông nô phải lao động khổ cực là lao động chính, chịu nhiều thứ thuế khác nhau, bị đối xử tàn nhẫn và lệ thuộc vào lãnh chúa.

* Đặc điểm

- Kinh tế: nền kinh tế khép kín, tự cung tự cấp.

- Xã hội: quan hệ bóc lột giữa lãnh chúa với nông nộ.

3. Thành thị Tây Âu thời trung đại

- Cuối thế kỉ XI, thành thị trung đại ra đời.

- Nguyên nhân ra đời:

+ Sản xuất phát triển, hàng hóa dư thừa → nảy sinh như cầu trao đổi buôn bán.

+ Thợ thủ công đem hàng hóa đến những nơi đông đúc để buôn bán và lập xưởng sản xuất.

- Vai trò: Thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển.

+ Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền.

Tạo tiền đề cho sự hình thành các trường đại học lớn ở Tây Âu, như Bô-lô-nha (I-ta-li-a)…

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu - Cánh diều (ảnh 1)

Hoạt động trao đổi buôn bán của thành thị trung đại

4. Sự ra đời của Thiên Chúa giáo

- Thiên Chúa giáo do Giê-su sáng lập vào thế kỉ I tại Giu-đê (vùng Giê-ru-sa-lem | hiện nay).

- Thiên Chúa giáo trở thành tư tưởng thống trị của giai cấp phong kiến chi phối rất lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở Tây Âu.

1 82 lượt xem