50 câu Trắc nghiệm Lịch sử 7 (Cánh diều) Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII) có đáp án
Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 (có đáp án) Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII) đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 17.
Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)
Phần 1. Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)
Câu 1. Ai là người được vua Trần giao trọng trách chức vụ Quốc công tiết chế (tổng chỉ huy quân đội) trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (1285)?
A. Trần Thủ Độ.
B. Trần Quang Khải.
C. Trần Quốc Tuấn.
D. Trần Khánh Dư.
Đáp án đúng là: C
Trần Quốc Tuấn là người được vua Trần tin tưởng giao trọng trách Quốc công tiết chế- chỉ huy cuộc kháng chống Mông Nguyên lần 2 (1285).
Câu 2. “Đầu thần chưa rơi xuống, xin bệ hạ đừng lo” là câu nói của nhân vật lịch sử nào?
A. Trần Quốc Tuấn.
B. Trần Bình Trọng.
C. Trần Quốc Toản.
D.Trần Thủ Độ.
Đáp án đúng là: D
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất, trước thế giặc mạnh, vua Trần lo lắng hỏi ý kiến của thái sư Trần Thủ Độ. Ông đã trả lời “Đầu thần chưa rơi xuống, xin bệ hạ đừng lo”.
Câu 3. Trước nguy cơ bị quân Mông Cổ xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào?
A. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.
B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến.
C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa.
D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải.
Đáp án đúng là: A
Ngay khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, thành lập các đội dân binh, ngày đêm luyện tập võ nghệ. Điều này thể hiện quyết tâm chống giặc của vua tôi nhà Trần.
Câu 4. Kế sách đánh giặc được nhà Trần sử dụng trong cả 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên là
A. “tiên phát chế nhân”.
B. “đánh nhanh thắng nhanh”.
C. “vườn không nhà trống”.
D. “đóng cọc trên sông Bạch Đằng”.
Đáp án đúng là: C
Trong cả 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên nhà Trần đều thực hiện “vườn không nhà trống”.
Câu 5. “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào dưới đây?
A. Trần Quốc Toản.
B. Trần Thủ Độ.
C. Trần Bình Trọng.
D. Trần Quốc Tuấn.
Đáp án đúng là: D
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, trước thế giặc mạnh, vua Trần Thánh Tông vờ bảo với Trần Quốc Tuấn rằng: “Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi”. Trần Quốc Tuấn đã khẳng khái trả lời: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng” (sgk – trang 66).
Câu 6. Trận đánh nào quyết định thắng lợi của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (năm 1258)?
A. Trận Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai).
B. Trận Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam).
C. Trận Đông Bộ Đầu (Hà Nội).
D. Trận Bạch Đằng (Hải Phòng).
Đáp án đúng là: C
Cuối tháng 1/1258, khi lực lượng quân Mông Cổ đã suy yếu, quân đội nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (Hà Nội). Quân Mông Cổ thua to, phải tháo chạy khỏi thành Thăng Long (sgk – trang 64).
Câu 7. Địa danh nào gắn liền với những chiến công hiển hách của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, chống quân xâm lược Nguyên (1285)?
A. Chi Lăng, Xương Giang.
B. Tốt Động, Chúc Động.
C. Đông Bộ Đầu, Bạch Đằng.
D. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương.
Đáp án đúng là: D
Giữa năm 1285, lợi dụng lúc quân Nguyên rơi vào thế bị động nhà Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như: Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương và tiến về giải phóng Thăng Long
Câu 8. Tướng giặc nào chỉ huy quân Nguyên tiến vào xâm lược Đại Việt lần thứ ba (1287)?
A. Sầm Nghi Đống.
B. Phúc Khang An.
C. Thoát Hoan.
D.Ngột Lương Hợp Thai.
Đáp án đúng là: C
Tháng 12/1287, Thoát Hoan làm Tổng chỉ huy quân Nguyên, dẫn 30 vạn quân, theo đường bộ từ Trung Quốc tiến vào Đại Việt.
Câu 9. Vị tướng nào của Mông Cổ đã chỉ huy hơn 3 vạn quân tiến vào xâm lược Đại Việt (năm 1258)?
A. Thoát Hoan.
B. Toa Đô.
C. Ô Mã Nhi.
D. Ngột Lương Hợp Thai.
Đáp án đúng là: D
Tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai dẫn hơn 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) của Đại Việt (SGK – trang 64).
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của quân dân nhà Trần tromg ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên?
A. Có sự chỉ huy của các tướng lĩnh tài ba.
B. Tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân.
C. Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
D. Triệt để áp dụng kế sách “tiên phát chế nhân”, tiến quân thần tốc.
Đáp án đúng là: D
- Trong cả 3 lần kháng chiến, quân dân nhà Trần áp dụng kế sách: vườn không nhà trống, thực hiện rút lui chiến lược để bảo toàn lực lượng, tận dụng cơ hội địch suy yếu để tiến hành phản công.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên?
A. Buộc nhà Nguyên phải thần phục, cống nạp cho Đại Việt.
B. Bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
C. Khẳng định quyết tâm, sức mạnh tinh thần của người Việt.
D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong nghệ thuật đánh giặc.
Đáp án đúng là: A
- Trong lịch sử, các triều đại phong kiến Trung Quốc chưa từng thần phục và thực hiện việc cống nạp đối với Việt Nam
Câu 12. Yếu tố tự nhiên nào đã được Trần Quốc Tuấn khai thác triệt để trong trận quyết chiến với quân Nguyên tại cửa biển Bạch Đằng (năm 1288)?
A. Sự ủng hộ của nhân dân.
B. Khí hậu khô, nắng nóng gay gắt.
C. Sự suy yếu của quân Mông Nguyên.
D. Sự lên xuống của con nước thủy triều.
Đáp án đúng là: D
- Sự lên – xuống của con nước thủy triều là yếu tố tự nhiên được Trần Quốc Tuấn khai thác triệt để trong trận Bạch Đằng năm 1288. Ông đã dựa vào yếu tố này để xây dựng trận địa cọc ngầm, dụ địch vào trận địa để tiêu diệt.
Câu 13. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của quân Mông – Nguyên trong ba lần tiến đánh Đại Việt, ngoại trừ việc
A. đường lối quân sự của Đại Việt rất độc đáo, linh hoạt.
B. lực lượng quân Nguyên – Mông ít, khí thế chiến đấu kém cỏi.
C. Đại Việt có đội ngũ tướng lĩnh giỏi với nhiều danh tướng kiệt xuất.
D. nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, đoàn kết chống ngoại xâm.
Đáp án đúng là: B
Khi tiến đánh Đại Việt, quân Mông – Nguyên huy động một lực lượng rất lớn. Ví dụ: trong cuộc xâm lược lần thứ 3, quân Mông – Nguyên huy động hơn 30 vạn quân…
Câu 14.Trận Bạch Đằng năm 938 và trận Bạch Đằng năm 1288 của Nhật Bản Việt Nam có sự khác biệt cơ bản về
A. thời điểm tổ chức trận đánh.
B. kế sách đánh giặc.
C. kết quả.
D. lực lượng tham gia.
Đáp án đúng là: A
- Điểm khác biệt cơ bản giữa Bạch Đằng năm 938 với trận Bạch Đằng năm 1288 là thời điểm tổ chức đánh giặc:
+ Trận Bạch Đằng năm 938 diễn ra khi quân Nam Hán vừa mới đặt chân đến vùng biển nước ta nhằm đánh bại ngay từ đầu của xâm lược của kẻ thù.
- Trận Bạch Đằng năm 1288 diễn ra khi quân Mông- Nguyên đã tiến vào Đại Việt.
Câu 15. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?
“Ai người anh dũng tuyệt vời,
Trong nanh vuốt giặc một lời thép gang
“Ta thà làm quỷ nước Nam,
Làm vương phương Bắc chẳng ham chút nào?”
A. Trần Thủ Độ.
B. Trần Bình Trọng.
C. Trần Quốc Tuấn.
D. Trần Nhật Duật.
Đáp án đúng là: B
Tháng 1 năm 1285, Thoát Hoan chỉ huy quân Nguyên-Mông tiến đánh nước ta. Trần Bình Trọng được giao nhiệm vụ giữ vùng Đà Mạc – Thiên Mạc. Ông và quân sĩ án ngữ ở đây, chiến đấu dũng cảm để bảo vệ đường rút lui của nhà vua và chủ tướng. Thế địch mạnh, quân ta lại ít, cuối cùng ông bị sa vào tay giặc. Tướng giặc tìm mọi cách doạ nạt, dụ dỗ buộc ông hàng phục nhưng không được. Trước khi bị giết hại ông đã để lại cho đời sau câu nói nổi tiếng : “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Khí tiết và cái chết oanh liệt của Trần Bình Trọng đã thổi thêm ngọn lửa căm thù giặc vào lòng toàn thể quân dân Đại Việt thời Trần, góp phần làm nên đại thắng quân Nguyên – Mông lẫy lừng.
Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)
1. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)
a. Âm mưu của Mông Cổ : xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tiêu diệt Nam Tống.
b. Chuẩn bị của nhà Trần:
+ Cử Trần Quốc Tuấn làm chỉ huy, đem quân phòng ngự biên giới.
+ Ban lệnh cả nước sắm sửa vũ khí.
+ Tống giam sứ giả Mông Cổ
c. Diễn biến:
- Tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai dẫn 3 vạn quân Mông Cổ tiến đánh vào Bình Lệ Nguyên.
- Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy chiến đấu, và chủ động rút lui.
- Ngày 21/1/1258, nhà Trần cho quân rút lui khỏi kinh thành Thăng Long để bảo toàn lực lượng, thực hiện chủ trương “ vườn không nhà trống”.
- Quân Tống kéo vào thành Thăng Long trống vắng không một bóng người và lương thực.
- Ngày 29/1/1258, nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu, quân Mông Cổ thua to phải tháo chạy khỏi thành Thăng Long.
- Trên đường rút chạy, quân Tống bị quân đội nhà Trần truy kích.
d. Kết quả: chưa đầy một tháng cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
2. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285)
a. Âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt của nhà Nguyên
- Năm 1279, Mông Cổ tiêu diệt Nam Tống thống Trị hoàn toàn Trung Quốc.
- Nhà Nguyên âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt làm cầu nối thôn tính các nước phía Nam Trung Quốc.
- Quân Tống đánh Cham-pa làm bàn đạp tấn công phía Nam Đại Việt, phối hợp với cánh quân từ Trung Quốc đánh vào phía Bắc nhưng thất bại.
=> Kế hoạch dùng Cham-pa làm bàn đạp tấn công Đại Việt của nhà Nguyên bước đầu phá sản.
- Năm 1283, Hốt Tất Liệt quyết định tấn công Đại Việt.
b. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến
- Vua Trần triệu tập hội nghị Bình Than bàn kế đánh giặc
- Trần Quốc Tuấn được cử làm Quốc công tiết chế, chỉ huy cuộc kháng chiến.
- Tổ chức cuộc tập trận và duyệt binh, quân lính thích chữ “ Sát thát” lên cánh tay.
c. Diễn biến
- Tháng 1/1285, quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào xâm lược Đại Việt. Toa Đô dẫn 10 vạn quân từ Cham-pa ra Thanh Hóa.
- Đầu tháng 2/1285, quân ta rút về Vạn Kiếp, sau đó rút về Thăng Long và Thiên Trường (Nam Định) để củng cố lực lượng.
- Tháng 3, 4/1285, nhân dân thực hiện chính sách “vườn không nhà trống, quân Nguyên gặp khó khăn.
- Giữa năm 1285, quân Trần phản công và giành thắng lợi ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, Thăng Long… Toa Đô tử trận. Đước sạch bóng quân thù.
d. Kết quả
- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
- Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
3. Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 – 1288)
a. Âm mưu của nhà Nguyên: tạm hoãn cuộc xâm lược Nhật Bản, tập trung lực lượng quyết tâm đánh bại Đại Việt lần thứ ba.
b. Chuẩn bị của nhà Trần
- Tuyển thêm binh bính, chấn chỉnh lực lượng
- Trần Quốc Tuấn tiếp tục chỉ huy
- Tổ chức cuộc diễn tập lớn.
c. Diễn biến
- Cuối tháng 12 – 1287, quân Nguyên tiến vào nước ta theo hai đường:
+ Quân bộ: do Thoát Hoan chỉ huy teođường bộ từ Trung Quốc tiến vào Đại Việt.
+ Quân thủy do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào vùng biển Đông Bắc nước ta; theo sau là đoàn thuyền lương do Trương Văn Hổ chỉ huy.
- Tháng 1/1288, nhà Trần thực hiện kế “Vườn không nhà trống”.
- Tháng 2/1288, Trần Khánh Dư cho quân mai phục đoàn thuyền Trương Văn Hổ và tiêu diệt.
- Tháng 3/1288, nhà Trần tổ chức phản công và giành thắng lợi sông Bạch Đằng.
d. Kết quả: Thắng lợi.
4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
a. Nguyên nhân thắng lợi
- Truyền thống yêu nước và tình thần đấu tranh anh dung nhân dân ta.
- Nhân dân ta có tinh thần đoàn kết
- Nhà Trần có nhiều vua tài, tướng giỏi, có tài chỉ huy quân sự đặc biệt là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo biết tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu của giặc.
b. Ý nghĩa lịch sử
- Bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.
- Khẳng định sự quyết tâm, sức mạnh quật cường của dân tộc
- Suy yếu đế quốc Mông- Nguyên ngăn chặn cuộc xâm lược đối với Nhật bản và các nước khác.
- Để lại bài học quý giá, củng kết khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.