50 câu Trắc nghiệm Lịch sử 7 (Cánh diều) Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400) có đáp án
Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 (có đáp án) Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400) đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 16.
Nội dung bài viết
Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)
Phần 1. Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)
Câu 1. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?
“Muốn cho dân mạnh nước giàu
Tâu vua xin chém bảy đầu mọt dân
Mũ cao, áo rộng không cần,
Lui về ẩn chốn sơn lâm một mình”
A. Lê Văn Hưu.
B. Nguyễn Hiền.
C. Mạc Đĩnh Chi.
D. Chu Văn An.
Đáp án đúng là: D
Câu đố trên có chứa dữ liệu về thầy Chu Văn An
+ Dưới thời Trần Dụ Tông, triều chính, đất nước rối ren. Vua ham mê tửu sắc, trong triều nhóm quyền gian liên kết hoành hành, bên ngoài giặc giã dấy lên cướp bóc, người dân đói khổ. Nhìn chính sự bê bối, nhà giáo Chu Văn An phẫn nộ. Ông đã viết Thất trảm sớ dâng vua đề xuất chém 7 tên quyền thần gian nịnh. Tấu sớ của Chu Văn An bị vua Trần Dụ Tông phớt lờ, không trả lời.
+ Theo Đại Việt sử ký, sau khi dâng Thất trảm sớ lên vua nhưng không được trả lời, Chu Văn An treo mũ quan, tới núi Chí Linh (Hải Dương) mở trường dạy học.
Người thày có ảnh hưởng lớn trong xã hội thời Trần là Chu Văn An.
Câu 2. “Đại Việt sử kí” do ai biên soạn?
A. Lê Văn Hưu.
B. Trần Quốc Tuấn.
C. Trương Hán Siêu.
D. Phạm Sư Mạnh.
Đáp án đúng là: A
Về sử học, tiêu biểu là bộ Đại Việt sử kí do Lê Văn Hưu biên soạn – được coi là bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt.
Câu 3. Trong tác phẩm “Lịch sử nước nhà” (1941), Hồ Chí Minh đã viết về nhà Trần
“Đời Trần văn giỏi võ nhiều
Ngoài dân thịnh vượng, trong triều hiền minh”
Hai câu thơ trên thể hiện điều gì về nhà Trần?
A. Nhà Trần có nhiều vị quan tài giỏi.
B. Nền kinh tế dưới thời Trần rất phát triển.
C. Xã hội thời Trần tương đối ổn định.
D. Tất cả các nội dung trên đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phản ánh đầy đủ về đời sống chính trị - kinh tế - xã hội của Đại Việt dưới thời Trần:
+ Bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức chặt chẽ, với nhiều vị quan tài giỏi
+ Kinh tế phát triển
+ Xã hội tương đối ổn định.
Câu 4. Điểm độc đáo trong bộ máy cai trị của nhà Trần là gì?
A. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên.
B. Thiết lập chế độ Thái thượng hoàng.
C. Chia cả nước thành 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu.
D. Đặt lệ: không lập hoàng hậu, không lấy Trạng nguyên.
Đáp án đúng là: B
Điểm độc đáo trong bộ máy cai trị của nhà Trần là thiết lập chế độ Thái Thượng Hoàng (vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng quản lí đất nước).
Câu 5. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách phát triển nông nghiệp dưới thời Trần?
A. Đẩy mạnh việc làm thủy lợi.
B. Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê sản xuất.
C. Cấm giết mổ, trộm cắp trâu bò để bảo vệ sức kéo.
D. Nghiêm cấm nhân dân khai khẩn đất hoang.
Đáp án đúng là: D
Nhà Trần khuyến khích nhân dân khai khẩn đất hoang để mở rộng diện tích sản xuất.
Câu 6. Bộ luật thành văn được biên soạn dưới thời Trần có tên là
A. Hình thư.
B. Quốc triều hình luật.
C. Luật Hồng Đức.
D. Hoàng Việt luật lệ.
Đáp án đúng là: B
Thời Trần, Nhà nước chú trọng sửa sang luật pháp, năm 1341, vua Trần Dụ Tông cho biên soạn bộ Quốc triều hình luật (còn gọi là Hình thư).
Câu 7. Quân đội nhà Trần được phiên chế thành những bộ phận nào?
A. Cấm quân và bộ binh.
B. Bộ binh và thủy binh.
C. Cấm quân và biên quân, lộ quân.
D. Quân trung ương và quân địa phương.
Đáp án đúng là: C
Quân đội nhà Trần có cấm quân (giữ kinh thành), biên quân (giữ biên ải), lộ quân (đóng đô ở các lộ), được xây dựng theo chính sách “ngụ binh ư nông” (SGK – trang 58)
Câu 8. Nhà Trần tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. 1226 – 1400.
B. 1225 – 1400.
C. 1226 – 1410.
D. 1225 – 1401.
Đáp án đúng là: A
Nhà Trần tồn tại trong khoảng thời gian 1226 – 1400.
Câu 9. Thời Trần bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ
A. quân chủ trung ương tập quyền.
B. phong kiến phân quyền.
C. quân chủ lập hiến.
D. dân chủ đại nghị.
Đáp án đúng là: A
Thời Trần bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền (SGK 7 – trang 58)
Câu 10. Năm 1230, nhà Trần ban hành bộ
A. Quốc triều hình luật.
B. Quốc triều thông chế.
C. Hoàng Việt luật lệ.
D. Hoàng triều luật lệ.
Đáp án đúng là: B
Năm 1230, nhà Trần ban hành bộ Quốc triều thông chế (SGK 7 – trang 58).
Câu 11. Dưới thời Trần, kinh thành Thăng Long được chia thành
A. 36 phường.
B. 63 phường.
C. 61 phường.
D.16 phường.
Đáp án đúng là: C
Dưới thời Trần, kinh thành Thăng Long được chia thành 61 phường (SGK 7 – trang 59).
Câu 12. Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội thời Trần là
A. nông dân.
B. thợ thủ công.
C. thương nhân.
D. nô tì.
Đáp án đúng là: D
Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội thời Trần là nô tì. Nô tì phục vụ chủ yếu trong các gia đình quý tộc, quan lại, địa chủ, một bộ phận nô tì của nhà nước.
Câu 13. Dưới thời Trần chức quan trông coi, đốc thúc việc sửa, đắp đê gọi là
A. Hà đê sứ.
B. Đồn điền sứ.
C. Đắp đê sứ.
D. Khuyến nông sứ.
Đáp án đúng là: A
Dưới thời Trần chức quan trông coi, đốc thúc việc sửa, đắp đê gọi là Hà đê sứ (SGK 7 – trang 58).
Câu 14. Vị vua nào dưới thời Trần khi lên làm Thái thượng hoàng đã xuất gia đầu Phật và lập ra dòng Thiên Trúc Lâm Đại Việt ?
A.Trần Thái Tông.
B.Trần Thánh Tông.
C.Trần Nhân Tông.
D. Trần Anh Tông.
Đáp án đúng là: C
Vua Trần Nhân Tông sau 15 năm ở ngôi (1278 – 1293) đã lên núi Yên Tử (Quảng Ninh) để tu hành, trở thành vị tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm Đại Việt.
Câu 15. Quân đội Đại Việt dưới thời nhà Lý và nhà Trần đều được xây dựng theo
A. chủ trương “cốt đông, không cốt tinh nhuệ”.
B. chính sách “nghĩa vụ quân sự bắt buộc”.
C. chủ trương “tinh nhuệ, hiện đại hóa”.
D. chính sách “ngụ binh ư nông”.
Đáp án đúng là: D
Cả nhà Lý và Trần đều thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông), cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động
Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)
1. Sự thành lập của nhà Trần
- Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, việc lớn trong triều đều do họ Trần quyết định.
- Tháng 12/1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần cảnh, nhà Lý sụp đổ, nhà Trần thành lập.
Cổng Đền Trần (Nam Định)
2. Tình hình chính trị.
- Bộ máy nhà nước:
+ Được tổ chức theo chế độ phong kiến tập quyền, gồm 3 cấp:triều đình (do vua đứng đầu); các đơn vị hành chính trung gian và cấp hành chính cơ sở.
+ Bộ máy nhà nước ngày càng được củng cố, kiện toàn.
+ Thực hiện chế độ Thái thượng Hoàng (vua nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái Thượng Hoàng, cùng quản lí đất nước)
- Quân đội:
+ Nhà Trần có cấm quân, biên quân, lộ quân
+ Tổ chức theo chính sách “ Ngụ binh ư nông”
+ Quân đội rèn luyện thường xuyên, theo chủ trương “ Quân cốt tinh nhuệ, không cốt đông
- Pháp luật
+ Năm 1230, nhà Trần ban hành Quốc triều thông chế.
+ Năm 1341, vua Trần Dụ Tông biên sọa bộ Quốc triều hình luật (Hình thư), về cơ bản giống thời Lý nhưng được bổ sung thêm.
3. Tình hình kinh tế
Nhà Trần thực hiện nhiều biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế.
- Nông nghiệp:
+ Kêu gọi nhân dân phiêu tán về sẳn xuất.
+ Khuyến khích khai khẩn đất hoang, chú trọng thủy lợi.
+ Cấm giết mổ trâu bò để bảo vệ sức kéo.
- Thủ công nghiệp:
+ Các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt, chế tạo vũ khí.
+ Thủ công nghiệp trong nhân dân có nhiều nghành nghề như làm giấy, đúc đồng, khắc ván in,..
- Thương nghiệp:
+ Xây dựng nhiều chợ làng, xã.
+ Kinh thành Thăng Long có 61 phố phường.
+ Ngoại thương phát triển.
+ Mở rộng trao đổi, buôn bán với nước ngoài, nhiều trung tân buôn bán nổi tiếng: Thăng Long, Vân Đồn...
4. Tình hình xã hội
- Xã hội phân hoá sâu sắc
+ Tầng lớp thống trị, gồm: quý tộc, quan lại và địa chủ sở hữu nhiều rộng đất và nô tì.
+ Tầng lớp bị trị, gồm: nông dân, thở thủ công, thương nhân. Một bộ phận nông dân bị mất ruộng đất trở thành tá điền. Tầng lớp thất nhất trong xã hội là nô tì phục vụ quý tộc.
- Mâu thuẫn nông dân nghèo, nô tì với địa chủ, quý tộc ngày càng sâu sắc, khởi nghĩa bùng nổ ở nhiều nơi
5. Tình hình văn hóa
* Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng
- Tôn giáo:
+ Đạo phật: duy trì và phát triển, chùa được xây dựng nhiều nơi.
+ Nho giáo: đề cao hơn trước. Nho học trở thành nôi dung thi cử
- Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân và phát triển hơn trước: thờ tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc, người có công.
- Sinh hoạt văn hóa dân gian phát triển với các hình thức như: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng múa rối, đấu vật, đua thuyền
* Văn học, giáo dục và khoa học, kĩ thuật
- Văn học gồm chữ Hán và chữ Nôm.
+ Văn học chữ Hán: phát triển mạnh mẽ, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc như Hịch tướng sĩ, Phò tá về kinh...
Tác phẩm Hịch tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo (minh họa)
+ Văn học chữ Nôm: bước đầu phát triển, xuất hiện một số nhà thơ nổi tiếng: Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sỹ Cố, Hồ Quý Ly.
- Giáo dục:
+ Mở trường học nhiều nơi.
+ Tổ chức thi thường xuyên.
- Sử học: Năm 1272, “Đại Việt sử kí” 30 quyển của Lê Văn Hưu được biên soạn.
- Y học, thiên văn học có nhiều thành tựu quang trọng.
- Kĩ thuật: Thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng chế tạo ra súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn.
Nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc.
- Kiến trúc:
+ Nhiều công tình có giá trị ra đời: tháp phổ Minh, chùa thành Tây Đô.
+ Một số công trình được tu sửa lại có quy mô hơn như Hoàng thành Thăng Long, tháp Bình Sơn,..
- Điêu khắc:
+ Điêu khắc tượng đá phát triển.
+ Nghệ thuật chạm khắc rồng độc đáo.