50 câu Trắc nghiệm Lịch sử 7 (Cánh diều) Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939-1009) có đáp án

Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 (có đáp án) Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939-1009) đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 13.

1 75 lượt xem


Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939-1009)

Phần 1. Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939-1009)

Câu 1. Địa phương nào dưới đây là kinh đô của nước Đại Cồ Việt?

A. Cổ Loa (Hà Nội).

B. Hoa Lư (Ninh Bình).

C. Phong Châu (Phú Thọ).

D. Thuận Thành (Bắc Ninh).

Đáp án đúng là: B

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng) lấy niên hiệu là Thái Bình, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình).

Câu 2. Sau khi thống nhất các sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân suy tôn là

A. Vạn Thắng Vương.

B. Bắc Bình Vương.

C. Bình Định Vương.

D. Bố Cái Đại Vương.

Đáp án đúng là: A

Sau khi thống nhất các sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh được suy tôn làm Vạn Thắng Vương (SGK 7 – trang 41).

Câu 3. Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào?

A. Đất nước rơi vào tình trạng “loạn 12 sứ quân”.

B. Nhà Tống đang lăm le xâm phạm bờ cõi.

C. Đất nước thái bình, nhân dân ấm no.

D. Đại Cồ Việt bị nhà Tống đô hộ.

Đáp án đúng là: B

Năm 979, trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, các tướng lĩnh đã suy tôn Lê Hoàn lên làm vua, nhà Tiền Lê được thành lập.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ nhất ý thức độc lập, tự chủ của Ngô Quyền?

A. Lên ngôi vua, thực hiện thần phục nhà Tống.

B. Xưng là Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.

C. Bãi bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập một chính quyền mới.

D. Chủ động thiết lập quan hệ bang giao với nhà Nam Hán.

Đáp án đúng là: C

Nội dung thể hiện rõ nhất ý thức độc lập, tự chủ của Ngô Quyền: Bãi bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập một chính quyền mới ở trung ương.

Câu 5. Tôn giáo nào được truyền bá rộng rãi ở nước ta dưới thời Ngô - Đinh – Tiền Lê?

A. Hồi giáo.

B. Phật giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Ấn Độ giáo.

Đáp án đúng là: B

Phật giáo được truyền bá rộng rãi ở nước ta dưới thời Ngô - Đinh – Tiền Lê (SGK 7 – trang 44).

Câu 6. Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền đã chọn địa điểm nào làm kinh đô cho nhà nước độc lập?

A. Hoa Lư.

B. Phong Châu.

C. Đại La.

D. Cổ Loa.

Đáp án đúng là: D

Sau khi đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, năm 939, Ngô Quyền xưng vương, chọn Cổ Loa (thuộc Đông anh, Hà Nội) làm kinh đô.

Câu 7. Việc xưng vương của Ngô Quyền và những chính sách của nhà Ngô đã mở ra thời kì

A. đấu tranh chống Bắc thuộc.

B. cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

C. độc lập, tự chủ.

D. đấu tranh giành độc lập, tự chủ.

Đáp án đúng là: C

Việc xưng vương của Ngô Quyền và những chính sách của nhà Ngô đã mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của đất nước (SGK 7 – trang 41).

Câu 8. Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến như thế nào?

A. Đinh Bộ Lĩnh rời đô về thành Đại La.

B. Nhà Nam Hán đem quân xâm lược trở lại.

C. Đất nước lâm vào tình trạng phân tán, cát cứ.

D. Ngô Xương Văn nhường ngôi cho Dương Tam Kha.

Đáp án đúng là: C

Sau khi Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền, tự xưng là Bình Vương. Đến năm 965, chính quyền Trung ương gần như tê liệt, các thế lực hào trưởng địa phương nổi dậy khắp nơi, đất nước lâm vào tình trạng phân tán, cát cứ, còn gọi là “loạn 12 sứ quân”.

Câu 9. Quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt nào ở Việt Nam gắn liền với sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thời Đinh, Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý?

A. Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).

B. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

C. Quần thể danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh).

D. Khu di tích Cổ Loa (Hà Nội).

Đáp án đúng là: A

Cố đô Hoa Lư là quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt, gắn liền với sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thời Đinh, Tiền Lê, và khởi đầu nhà Lý (SGK 7 – trang 41)

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê?

A. Buộc nhà Tống thần phục và thực hiện triều cống đối với Đại Cồ Việt.

B. Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.

C. Quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập.

D. Thể hiện khả năng bảo vệ độc lập của quân dân Đại Cồ Việt.

Đáp án đúng là: A

- Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê:

+ Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.

+ Quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập.

+ Thể hiện khả năng bảo vệ độc lập của quân dân Đại Cồ Việt.

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê?

A. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành.

B. Dưới vua là Lục bộ (Lễ, Lại, Hộ, Binh, Hình, Công).

C. Chính quyền ở địa phương được chia thành các: lộ, phủ, châu.

D. Bộ máy quan lại gồm: ban văn, ban võ và tăng quan, đạo quan.

Đáp án đúng là: B

Dưới thời Tiền Lê, bộ máy chính quyền còn tương đối đơn gian; trong bộ máy nhà nước chưa lập có lục bộ (Lễ, Lại, Hộ, Binh, Hình, Công).

Câu 12. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?

“Vua nào thuở bé chăn trâu

Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành

Sứ quân dẹp loạn phân tranh

Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền?”

A. Lê Hoàn.

B. Đinh Bộ Lĩnh.

C. Ngô Quyền.

D. Lê Long Đĩnh.

Đáp án đúng là: B

Câu đố trên có chứa dữ liệu đề cập đến Đinh Bộ Lĩnh (dùng cờ lau đẻ chơi trò đánh trận giả; dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước).

Câu 13. Trong cuộc kháng chiến chống Tỗng (981), quân dân Tiền Lê đã học tập kế sách đánh giặc nào của Ngô Quyền?

A. Tiên phát chế nhân.

B. Đánh nhanh thắng nhanh.

C. Vườn không nhà trống.

D. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.

Đáp án đúng là: D

Năm 981, nhà Tống xuất quân xâm lược Đại Cồ Việt. Lê Hoàn đã kế thừa kế sách đánh giặc của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938), đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền của địch.

Câu 14. Cuộc kháng chiến chống Tỗng (năm 981) của quân dân Tiền Lê đã

A. thất bại, Đại Cồ Việt rơi vào ách cai trị của nhà Tống.

B. thắng lợi, nền độc lập, tự chủ của Đại Cồ Việt được bảo vệ vững chắc.

C. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ cho nhân dân Việt Nam.

D. chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.

Đáp án đúng là: B

Cuộc kháng chiến chống Tỗng (năm 981) của quân dân Tiền Lê đã thắng lợi, nền độc lập, tự chủ của Đại Cồ Việt được bảo vệ vững chắc.

Câu 15. Kế sách cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc?

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43).

B. khởi nghĩa Lý Bí (542 - 603).

C. Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (931).

D. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).

Đáp án đúng là: D

Năm 981, nhà Tống xuất quân xâm lược Đại Cồ Việt. Lê Hoàn đã kế thừa kế sách đánh giặc của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938), đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền của địch.

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939-1009)

1. Những nét chính về thời Ngô

Sau khi đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, năm 939, Ngô Quyền xưng vương, chọ Cổ Loa làm kinh đô

Bộ máy nhà nước

Trung ương: Vua đứng đầu có quyền lực tối cao; đặt các chức quan văn, quan võ.

Địa phương: Cử tướng có công trấn giữ và quản lí các châu.

- Việc xưng vương của Ngô Quyền và những chính sách của nhà Ngô đã mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của đất nước.

2. Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh

- Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền, các phe phái nổi lên khắp nơi → Đất nước không ổn định.

- Năm 965, Ngô Xương Văn chết, các thế lực cát cứ nổi lên, đất nước rơi vào tỉnh trạng chia cắt gọi là “cục diện 12 sứ quân”.

Lý thuyết Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939-1009) - Cánh diều (ảnh 1)

- Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm và Phạm Bạch Hổ tiến đánh các sứ quân khác.

- Kết quả:

+ Cuối năm 967, đất nước được thống nhất.

+ Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình).

Lý thuyết Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939-1009) - Cánh diều (ảnh 1)

Đền thờ Đinh Tiên Hoàng (Ninh Bình)

3. Tổ chức chính quyền thời Đinh, Tiền Lê

* Tổ chức chính quyền nhà Đinh

- Duy trì như thời nhà Ngô.

- Năm 971, Đinh Tiên Hoàng có quy định cụ thể các cấp bậc văn võ và tăng đạo.

* Sự thành lập nhà Lê:

- Hoàn cảnh:

+ Cuối năm 979, Đinh Bộ Lĩnh bị ám hại, nội bộ triều đình rối loạn. Lê Hoàn được cử làm phụ chính.

+ Nhà Tống âm mưu xâm lược.

=> Trước nguy cơ xâm lược Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua để chỉ huy cuộc kháng chiến, lập nên nhà Lê sử cũ gọi là Tiền Lê.

Tổ chức bộ máy nhà nước:

+ Bộ máy nhà nước từ trung đến địa phương được hoàn thiện, củng cố.

Năm 1002, Lê Đại hành đã đổi 10 đạo thành lộ phủ, châu

4. Đời sống xã hội và văn hóa

- Xã hội tồn tại hai giai cấp chủ yếu là: giai cấp thống trị, giai cấp bị trị

+ Giai cấp thống trị gồm: vua, quan, địa chủ, quý tộc, một bộ phận nhà sư, đạo sĩ

+ Giai cấp bị trị gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì.

- Văn hóa

+ Giáo dục chưa phát triển.

+ Nho giáo bắt đầu xâm nhập, chưa có nhiều ảnh hưởng trong xã hội.

+ Đạo Phật được truyền bá rộng rãi.

+ Văn hóa dân gian như: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh vật,... phát triển.

Lý thuyết Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939-1009) - Cánh diều (ảnh 1)

Chùa Nhất Trụ ở Hoa Lư (Ninh Bình)

5. Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Tiền Lê (năm 981)

* Hoàn cảnh: Nhân cơ hội Đinh Tiền Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, nội bộ triều đình nhà Đinh có mâu thuẫn, quân Tống đã đem quân tiến đánh Đại Cồ Việt.

* Diễn biến:

- Đầu năm 981, Quân Tống tiến đánh nước ta theo hai đường:

+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn.

+ Quân thủy: theo đường sông Bạch Đằng.

- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến.

Lý thuyết Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939-1009) - Cánh diều (ảnh 1)

Lược đồ: Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Tiền Lê năm 981

* Kết quả:

- Quân Tống đại bại, nhiều tướng giặt bị giết và bắt sống.

- Cuộc kháng chiến chống Tông thắng lợi, nền độc lập dân tộc được giữ vững.

* Ý nghĩa:

- Biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân ta.

- Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc.

1 75 lượt xem