Giải Lịch sử và Địa lí lớp 4 trang 77, 78, 79 Bài 23: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên - Kết nối tri thức
Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 23: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập Lịch sử và Địa lí 4 Bài dễ dàng. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Giải Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 23: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên
Câu hỏi trang 97 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Từ bao đời nay, cồng chiêng đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào Tây Nguyên. Em biết dân tộc nào ở Tây Nguyên gắn bó với cồng chiêng? Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên có điểm gì đặc biệt?
Lời giải:
- Các dân tộc ở Tây Nguyên gắn bó với cồng chiêng là: Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mnông…
- Điểm đặc biệt của lễ hội cồng chiêng:
+ Được tổ chức luân phiên hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
+ Trong lễ hội, nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình diễn cồng chiêng, biểu diễn không gian văn hóa của tỉnh mình.
Khám phá (trang 97, 98)
1. Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
Câu hỏi trang 97 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy:
- Kể tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
- Cho biết cồng chiêng được sử dụng trong những dịp nào của đồng bào Tây Nguyên?
Lời giải:
- Những dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là: Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mnông,…
- Cồng chiêng thường được sử dụng trong các nghi lễ, ngày hội và sinh hoạt cộng đồng của đồng bào Tây Nguyên, như: lễ Mừng lúa mới, lễ Thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ Trưởng thành.....
2. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên
Câu hỏi trang 98 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy mô tả những nét chính về lễ hội Cồng chiêng.
Lời giải:
- Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức luân phiên hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
- Trong lễ hội:
+ Nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình diễn cồng chiêng, biểu diễn không gian văn hóa của tỉnh mình.
+ Nhiều lễ hội dân gian đặc sắc gắn với diễn tấu cồng chiêng được phục dựng như: lễ Ăn cơm mới của dân tộc Ê Đê, lễ Sạ lúa của dân tộc Chu Ru, lễ Cầu an của dân tộc Ba Na,...
+ Nhiều cuộc thi cũng được tổ chức như: tạc tượng gỗ, dệt thổ cẩm, diễn xướng sử thi,...
Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 99
Luyện tập 1 trang 99 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Lập và hoàn thiện bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về một số chính trong lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.
Lời giải:
TT |
Hoạt động chính |
1 |
Nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình diễn cồng chiêng, biểu diễn không gian văn hóa của tỉnh mình. |
2 |
Phục dựng nhiều lễ hội dân gian đặc sắc gắn với diễn tấu cồng chiêng như: lễ Ăn cơm mới của dân tộc Ê Đê, lễ Sạ lúa của dân tộc Chu Ru… |
3 |
Tổ chức nhiều cuộc thi, như: tạc tượng gỗ, dệt thổ cẩm, diễn xướng sử thi,... |
Luyện tập 2 trang 99 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Em ấn tượng nhất với hoạt động nào trong lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên? Vì sao?
Lời giải:
(*) Tham khảo:
- Trong lễ hội Cồng chiêng, em ấn tượng nhất với hoạt động: phục dựng các lễ hội dân gian gắn với diễn tấu cồng chiêng và các cuộc thi như: tạc tượng gỗ, dệt thổ cẩm, diễn xướng sử thi,...
- Vì: thông qua lễ hội và các cuộc thi này, em sẽ có thêm nhiều hiểu biết về lịch sử và đặc trưng văn hóa của vùng đất và con người ở Tây Nguyên.
Vận dụng trang 99 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Tìm hiểu thông tin và cho biết ngoài các dân tộc ở Tây Nguyên còn có dân tộc nào trên đất nước Việt Nam cũng sử dụng cồng chiêng?
Lời giải:
- Ở Việt Nam, ngoài các dân tộc ở Tây Nguyên, còn có một số dân tộc cũng sử dụng cồng chiêng, như: người Mường, người Thái; người Thổ,.....