Giải Lịch sử và Địa lí lớp 4 trang 24,25,27 Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ - Kết nối tri thức
Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập Lịch sử và Địa lí 4 Bài 5 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Giải Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu hỏi trang 24 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hãy nêu những hiểu biết của em về con người và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Lời giải:
- Chia sẻ hiểu biết của em:
+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi sinh sống của một số dân tộc như: Mường, Thái, Dao, Mông, Tày, Nùng, Kinh,... Mỗi dân tộc có tiếng nói, tập quán sinh hoạt và trang phục truyền thống riêng, tạo nên sự đa dạng về văn hoá của vùng.
+ Hoạt động kinh tế của yếu của cư dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: trồng lúa trên ruộng bậc thang; trồng cây ăn quả, cây dược liệu; khai thác khoáng sản và phát triển du lịch.
Khám phá (trang 24, 25)
Câu hỏi 1 trang 24 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, em hãy kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Lời giải:
- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi sinh sống của một số dân tộc như: Mường, Thái, Dao, Mông, Tày, Nùng, Kinh,…
Câu hỏi 2 trang 24 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy:
- Cho biết những tỉnh nào có mật độ dân số dưới 100 người/km.
- Cho biết những tỉnh nào có mật độ dân số trên 400 người/km.
- Nhận xét về sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Lời giải:
- Những tỉnh có mật độ dân số dưới 100 người/km2 là: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La; Cao Bằng; Bắc Cạn; Lạng Sơn.
- Những tỉnh có mật độ dân số trên 400 người/km2 là: Phú Thọ, Bắc Giang.
- Nhận xét:
+ Dân cư trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phân bố không đồng đều giữa các tỉnh; giữa khu vực miền núi và khu vực trung du.
+ Nhìn chung, khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích rộng nhưng ít dân nên đây là vùng dân cư thưa thớt.
2. Một số cách thức khai thác tự nhiên
a) Làm ruộng bậc thang
Câu hỏi trang 25 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 4, em hãy cho biết vai trò của ruộng bậc thang đối với đời sống và sản xuất của người dân khu vực miền núi Bắc Bộ.
Lời giải:
- Vai trò của ruộng bậc thang đối với đời sống và sản xuất của người dân khu vực miền núi Bắc Bộ:
+ Giảm thiểu tình trạng xói mòn, sạt lở đất;
+ Thuận tiện cho việc tưới tiêu;
+ Tiết kiệm diện tích đất trồng, phù hợp với địa hình đồi núi.
+ Giúp người dân đảm bảo lương thực và hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy.
+ Vẻ đẹp của các khu ruộng bậc thang đã thu hút nhiều du khách, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch cho vùng.
b) Xây dựng các công trình thuỷ điện
Câu hỏi trang 25 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6, em hãy kể tên và xác định trên lược đồ một số nhà máy thuỷ điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Lời giải:
- Một số nhà máy thuỷ điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
+ Nhà máy thủy điện Lai Châu.
+ Nhà máy thủy điện Sơn La.
+ Nhà máy thủy điện Thác Bà.
+ Nhà máy thủy điện Hòa Bình.
+ Nhà máy thủy điện Tuyên Quang.
c) Khai thác khoáng sản
Câu hỏi trang 25 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 6, em hãy:
- Xác định trên lược đồ một số mỏ khoáng sản ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Kể tên một số sản phẩm có nguồn gốc từ khoáng sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Lời giải:
- Một số mỏ khoáng sản ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
+ Mỏ khai thác than đá ở Quảng Ninh.
+ Mỏ khai thác sắt, than đá ở Thái Nguyên.
+ Mỏ khai thác sắt, A-pa-tít ở Lào Cai.
+ Mỏ khai thác Bô-xít ở Cao Bằng.
- Một số sản phẩm có nguồn gốc từ khoáng sản là:
+ Phân lân (có nguồn gốc từ A-pa-tít).
+ Vật liệu xây dựng (có nguồn gốc từ đá vôi)
Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 27
Lời giải:
Vận dụng (trang 27)