Giải Toán 8 Trang 13 Tập 1 Cánh Diều| Giải Toán 8
Lời giải Giải Toán 8 trang 13 Tập 1 Cánh Diều chính xác nhất trong Bài 2: Các phép tính với đa thức nhiều biến sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:
Bài giải Toán 8 Bài 2: Các phép tính với đa thức nhiều biến
Luyện tập 2 trang 13 Toán 8 Tập 1: Với ba đa thức A, B, C trong Ví dụ 3, hãy tính:
a) B – C;
b) (B – C) + A.
Lời giải:
Trong Ví dụ 3 có các đa thức: A = x2 – 2xy + y2; B = 2x2 – y2; C = x2 – 3xy.
a) B – C = (2x2 – y2) – (x2 – 3xy)
= 2x2 – y2 – x2 + 3xy = (2x2 – x2) + 3xy – y2
= x2 + 3xy – y2;
b) (B – C) + A = (x2 + 3xy – y2) + (x2 – 2xy + y2)
= x2 + 3xy – y2 + x2 – 2xy + y2
= (x2 + x2) + (3xy – 2xy) + (y2 – y2)
= 2x2 + xy.
Hoạt động 3 trang 13 Toán 8 Tập 1:
a) Tính tích: 3x2 . 8x4;
b) Nêu quy tắc nhân hai đơn thức một biến.
Lời giải:
a) Ta có 3x2 . 8x4 = (3 . 8) (x2 . x4) = 24x6.
b) Quy tắc nhân hai đơn thức một biến:
Muốn nhân hai đơn thức một biến ta làm như sau:
• Nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau;
• Thu gọn đơn thức nhận được ở tích.
Luyện tập 3 trang 13 Toán 8 Tập 1: Tính tích của hai đơn thức: x3y7 và −2x5y3.
Lời giải:
Tích của hai đơn thức đã cho là:
x3y7 . (−2x5y3) = −2 (x3. x5) (y7. y3) = −2x8y10.
Hoạt động 4 trang 13 Toán 8 Tập 1:
a) Tính tích: 11x3 . (x2 – x + 1);
b) Nêu quy tắc nhân đơn thức với đa thức trong trường hợp một biến.
Lời giải:
a) Ta có: 11x3 . (x2 – x + 1) = 11x3 . x2 – 11x3 . x + 11x3 . 1
= 11x5 – 11x4 + 11x3.
b) Quy tắc nhân đơn thức với đa thức trong trường hợp một biến là:
Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức đó với từng đơn thức của đa thức rồi cộng các kết quả với nhau.