Lý thuyết KHTN 7 ( Kết nối tri thức 2024 ) Bài 12: Sóng âm

Tóm tắt lý thuyết Bài 12: Sóng âm sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 7.

1 84 lượt xem


Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 12: Sóng âm

A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 12: Sóng âm

I. Dao động và sóng

1. Dao động

Các chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng được gọi là dao động.

2. Sóng

Sóng là sự lan truyền dao động trong môi trường.

II. Nguồn âm

Nguồn âm là nguồn phát ra âm, các nguồn âm đều dao động.

III. Sóng âm

- Sóng âm là sự lan truyền dao động của nguồn âm trong môi trường.

- Sóng âm được tạo ra khi có một vật dao động làm cho các phần tử vật chất trong môi trường đó dao động theo. Lớp phần tử vật chất này dao động kéo theo lớp phần tử vật chất khác dao động kế tiếp. Cứ thế các dao động được truyền trong môi trường vật chất truyền tới tai ta, làm cho màng nhĩ dao động. Do đó ta nghe thấy âm phát ra từ nguồn âm.

IV. Các môi trường truyền âm

- Môi trường truyền được sóng âm gọi là môi trường truyền âm.

- Ta nghe được âm thanh trong các môi trường chất rắn, chất lỏng và chất khí. Không nghe được âm thanh trong môi trường chân không.

Sơ đồ tư duy bài học

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 12: Sóng âm

Câu 1. Chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng được gọi là gì?

A. Chuyển động.

B. Dao động.

C. Sóng.

D. Chuyển động lặp lại.

Đáp án đúng là: B

Chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng được gọi là dao động.

Câu 2. Tại sao sóng âm không thể truyền qua môi trường chân không?

A. Vì chân không là môi trường không có khối lượng.

B. Vì chân không là môi trường không có màu sắc.

C. Vì chân không là môi trường không có hạt vật chất nào.

D. Vì không thể đặt nguồn âm trong môi trường chân không.

Đáp án đúng là: C

Sóng âm có thể truyền qua các môi trường chất rắn, chất lỏng, chất khí.

Chân không là môi trường không có hạt vật chất nào khi các vật phát âm dao động không có hạt vật chất nào dao động theo và do đó âm không được truyền đi.

Câu 3. Khi bay, một số loài côn trùng như ruồi, muỗi, ong … tạo ra những tiếng vo ve. Câu giải thích nào sau đây là hợp lý?

A. Do chúng vừa bay vừa kêu.

B. Do chúng có bộ phận phát ra âm thanh đặc biệt.

C. Do hơi thở của chúng mạnh đến mức phát âm thanh.

D. Do những đôi cánh nhỏ của chúng vẫy rất nhanh tạo ra dao động và phát ra âm thanh.

Đáp án đúng là: D

Khi bay, một số loài côn trùng như ruồi, muỗi, ong … tạo ra những tiếng vo ve do những đôi cánh nhỏ của chúng vẫy rất nhanh tạo ra dao động và phát ra âm thanh.

 Câu 4. Trong lớp học, học sinh nghe được lời giảng của thầy giáo thông qua môi trường truyền âm nào sau đây?

A. Không khí.

B. Chất rắn.

C. Chất lỏng.

D. Chân không.

Đáp án đúng là: A

Trong lớp học, học sinh nghe được lời giảng của thầy giáo thông qua môi trường truyền âm là không khí.

Câu 5. Trong các trường hợp sau đây vật nào đang dao động? Chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Cành cây đu đưa trong gió nhẹ.

B. Gió nhẹ quả lắc đồng hồ đang chạy.

C. Mặt trống rung lên khi người ta gõ vào nó.

D. Các vật nêu trên đều đang dao động.

Đáp án đúng là: D

Dao động là sự chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng.

A – Có sự dao động.

B – Có sự dao động.

C – Có sự dao động.

Câu 6. Sự truyền sóng âm trong không khí là gì?

A. Sóng âm trong không khí là sự chuyển động của mọi vật trong môi trường không khí.

B. Sóng âm trong không khí được lan truyền bởi sự dao động của các lớp không khí.

C. Sóng âm trong không khí là sự truyền năng lượng của các phần tử không khí đứng yên.

D. Cả ba đáp án trên.

Đáp án đúng là: B

Sóng âm trong không khí được lan truyền bởi sự dao động của các lớp không khí.

 Câu 7. Trong các chuyển động sau đây chuyển động nào không được coi là dao động?

A. Xe ô tô đang chạy thẳng trên đường.

B. Một người ngồi trên võng đu đưa.

C. Chuyển động của quả lắc treo trên trần tàu hỏa đang chạy.

D. Chuyển động của hai nhánh âm thoa khi ta gõ vào nó.

Đáp án đúng là: A

Dao động là sự chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng.

A – Chuyển động của ô tô là chuyển động thẳng không có sự dao động.

B, C, D – có sự dao động.

Câu 8. Đâu là hình ảnh của sóng?

A.

Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sóng âm (ảnh 1)

B.

Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sóng âm (ảnh 2)

C.

Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sóng âm (ảnh 3)

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án đúng là: C

A – Không có sự lan truyền dao động.

B – Không có sự lan truyền dao động.

C – Có sự lan truyền dao động.

Câu 9. Sóng âm có thể truyền qua các môi trường nào?

A. Chất rắn, chất lỏng, chất khí.

B. Chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không.

C. Chất rắn, chất khí, chân không.

D. Chất lỏng, chất khí, chân không.

Đáp án đúng là: A

Sóng âm có thể truyền qua các môi trường chất rắn, chất lỏng, chất khí.

Câu 10. Khái niệm nào về sóng là đúng?

A. Sóng là sự lan truyền âm thanh.

B. Sóng là sự lặp lại của một dao động.

C. Sóng là sự lan truyền dao động trong môi trường.

D. Sóng là sự lan truyền chuyển động cơ trong môi trường.

Đáp án đúng là: C

Sóng là sự lan truyền dao động trong môi trường.

1 84 lượt xem