Lý thuyết Lịch sử 7 (Cánh diều 2024) Bài 3: Phong trào văn hóa phục hưng

Tóm tắt lý thuyết Bài 3: Phong trào văn hóa phục hưng sách Lịch sử 7 Cánh diều ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 7.

1 101 lượt xem


Lịch sử lớp 7 Bài 3: Phong trào văn hóa phục hưng

Video giải Lịch sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng - Cánh diều

A. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa phục hưng

1. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI

- Kinh tế:

 + Sau các cuộc phát kiến địa lý, quý tộc và thương nhân châu Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên các nước thuộc địa và giàu có

 + Tư sản mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất quy mô lớn, các công ty thương mại và những đồn điền rộng lớn.

- Xã hội:

+ Giai cấp tư sản đang lên có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị chính trị, xã hội tương xứng. Họ đấu tranh chống lại tư tưởng lỗi thời của giai cấp phong kiến cùng giáo lí khắt khe của Giáo hội Thiên Chúa đương thời.

+ Giai cấp tư sản chủ trương khôi phục, làm sống lại những tinh hoa của nền văn hóa Hi Lạp – La Mã trước đây;  đồng thời hình thành một nền văn hoá mới tiến bộ.

2. Thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hoá Phục hưng

- Phong trào Văn hoá Phục hưng diễn ra trên nhiều lĩnh vực, như văn học, nghệ  thuật, khoa học,... và đạt được nhiều thành tựu to lớn, đặc sắc.

+ Văn học: có những tác phẩm kịch, tiểu thuyết, thơ nổi tiếng như Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia…

Lý thuyết Bài 3: Phong trào văn hóa phục hưng - Cánh diều (ảnh 1)

Vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét (tranh minh họa)

+ Nghệ thuật về hội hoạ, kiến trúc và điêu khắc tác phẩm như Nàng Mô-na Li-sa, bữa ăn tối cuối cùng

Lý thuyết Bài 3: Phong trào văn hóa phục hưng - Cánh diều (ảnh 1)

Bữa ăn tối cuối cùng

+ Kiến trúc, điêu khắc: nhiều công trình có giá trị cao về kiến trúc, điêu khắc ra đời, như: lâu đài Sam-bộ (Pháp), nhà thờ Xanh Pi-tơ (Va-ti-căng),...

Lý thuyết Bài 3: Phong trào văn hóa phục hưng - Cánh diều (ảnh 1)

Lâu đài Sam-bô (Pháp)

+ Khoa học tự nhiên: lĩnh vực toán học, thiên văn học, tiêu biểu là Cô-péc-ních, Bru-nô và Ga-li-lê với Thuyết Nhật tâm.

Lý thuyết Bài 3: Phong trào văn hóa phục hưng - Cánh diều (ảnh 1)

Nhà khoa học N. Cô-péc-ních

3. Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hoá Phục hưng đối với xã hội Tây Âu

- Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo và đả phá trật tự xã hội phong kiến.

- Đề cao giá trị và vẻ đẹp của con người cùng quyền tự do cá nhân.

- Mở đường cho sự phát triển của văn hoá châu Âu cũng như văn hoá nhân loại.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa phục hưng

Câu 1. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà soạn kịch Sếch-xpia là

A. Đôn-ki-hô-tê.

B. Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

C. Bữa tối cuối cùng.

D. Nàng Mô-na Li-sa.

Đáp án đúng là: B

Một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà soạn kịch Sếch-xpia là Rô-mê-ô và Giu-li-ét (SGK 7 - trang 12).

Câu 2. Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta gọi là

A. “Những người vĩ đại”.

B. “Những nhà khai sáng”.

C. “Những người xuất chúng”.

D. “Những người khổng lồ”.

Đáp án đúng là: D

Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta gọi là: những người khổng lồ.

Câu 3. Một trong những danh họa nổi tiếng thời Phục hưng là

A. Sếch-xpia.

B. Ga-li-lê.

C. Xéc-van-téc.

D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.

Đáp án đúng là: D

- Lê-ô-na đơ Vanh-xi là họa sĩ và kĩ sư nổi tiếng thời kì Phục hưng với những bức họa nổi tiếng như: nàng Mô-na Li-sa, Ma-đô-na bên cửa sổ,..

- Sếch-xpia là nhà soạn kịch; Xéc-van-téc là nhà văn; Ga-li-lê là nhà khoa học nổi tiếng thời Phục hưng.

Câu 4. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của danh họa Lê-ô-na đờ Vanh-xi là bức tranh

A. Nàng Mô-na Li-sa.

B. Sự sáng tạo của A-đam.

C. Trường học A-ten.

D. Đánh nhau với cối xay gió.

Đáp án đúng là: A

Một trong những tác phẩm nổi tiếng của danh họa Lê-ô-na đờ Vanh-xi là bức tranh Nàng Mô-na Li-sa (SGK 7 - trang 12).

Câu 5. Phong trào Văn hóa Phục hưng được khởi nguồn từ quốc gia nào?

A. Đức.

B. Thụy Sĩ.

C. Italia.

D. Pháp.

Đáp án đúng là: C

Phong trào văn hóa Phục Hưng diễn ra đầu tiên tại Italia, s au đó nhanh chóng lan rộng khắp Tây Âu (SGK Lịch Sử 7 trang 11)

Câu 6. Bức họa Nàng Mô-na Li-sa được Lê-ô-na đờ Vanh-xi vẽ bằng chất liệu gì?

A. Sơn dầu.

B. Mực tàu.

C. Màu nước.

D. Chì.

Đáp án đúng là: A

Bức họa Nàng Mô-na Li-sa được Lê-ô-na đờ Vanh-xi vẽ bằng chất liệu sơn dầu trên một tấm gỗ dương (SGK lịch sử 7 trang 12)

Câu 7. Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng?

A. Thúc đẩy quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến.

B. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế ở châu Âu.

C. Mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại.

D. Là cuộc cách mạng lớn về tư tưởng ở thời trung đại.

Đáp án đúng là: B

- Phong trào Văn hóa Phục hưng tấn công mạnh mẽ vào chế độ phong kiến nhưng chưa thể lật đổ được chế độ phong kiến. Phải đến sự bùng nổ của các cuộc các mạng tư sản chế độ phong kiến mới chính thức bị lật đổ.

Câu 8. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Xéc-van-téc là

A. Đôn-ki-hô-tê.

B. Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

C. Bữa tối cuối cùng.

D. Nàng Mô-na Li-sa.

Đáp án đúng là: A

Một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà nhà văn Xéc-van-téc là tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê (SGK 7 - trang 12).

Câu 9. Ý không phản ánh đúng nguyên nhân xuất hiện của phong trào Văn hóa Phục hưng là

A. Giáo lí Thiên Chúa giáo kìm hãm sự phát triển của văn hóa, khoa học.

B. Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế xong lại chưa có địa vị xã hội tương ứng.

C. Con người bước đầu có những nhận thức khoa học về bản chất của thế giới.

D. Sự xuất hiện trào lưu Triết học Ánh sáng đã tạo tiền đề cho phong trào.

Đáp án đúng là: D

- Phong trào văn hóa Phục hưng diễn ra trong các thế kỉ XIV - XVII, trong khi đó, trào lưu Triết học Ánh sáng diễn ra vào thế kỉ XVIII.

Câu 10. Trong tác phẩm của mình, các nhà văn hóa thời Phục hưng đã đề cao

A. giáo lí của Thiên Chúa giáo.

B. giá trị và vẻ đẹp của con người.

C. trật tự và lễ giáo phong kiến.

D. quá trình cướp bóc và buôn bán nô lệ.

Đáp án đúng là: B

Trong tác phẩm của mình, các nhà văn hóa thời Phục hưng đã đề cao giá trị và vẻ đẹp của con người (SGK 7 - trang 12). 

Câu 11. Mục đích chính của giai cấp tư sản Tây Âu khi khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng là để

A. khôi phục tinh hoa văn hóa của Hi Lạp, Rôma cổ đại.

B. lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền dân chủ tư sản.

C. cải biến Ki-tô giáo cho phù hợp với đặc điểm giai cấp mình.

D. xây dựng nền văn hóa mới của mình, chống lại quan điểm Ki-tố giáo.

Đáp án đúng là: D

Mục đích chính của giai cấp tư sản Tây Âu khi khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng là để xây dựng nền văn hóa mới của mình, chống lại quan điểm Kitô giáo.

Câu 12. Nhà thiên văn học nào lần đầu tiên đã đưa ra thuyết nhật tâm để phản bác thuyết địa tâm của giáo hội Kitô?

A. Đan-tê.

B. Xéc-van-téc.

C. N. Cô-péc-ních.

D. Mi-ken-lăng-giơ.

Đáp án đúng là: C

N. Cô-péc-ních là nhà thiên văn học tiên đã đưa ra thuyết nhật tâm (Mặt Trời là trung tâm vũ trụ) để phản bác thuyết địa tâm (Trái Đất là trung tâm vũ trụ) của giáo hội Kitô

Câu 13. Phong trào Văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên ở thành phố nào?

A. Thành phố Phờ-lo-ren (Italia).

B. Thành phố Luân Đôn (Anh).

C. Thành phố Pa-ri (Pháp).

D. Thành phố Am-xtéc-đam (Hà Lan).

Đáp án đúng là: A

Phong trào Văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên ở thành phố Phờ-lo-ren (Italia) - SGK Lịch Sử 7 trang 11

Câu 14. Nhà khoa học nào là tác giả của câu nói nổi tiếng “Dù sao Trái Đất vấn quay”?

A. Ga-li-lê.

B. Bru-nô.

C. N. Cô-péc-ních.

D. Kê-plơ.

Đáp án đúng là: A

Ga-li-lê là tác giả của câu nói nổi tiếng “Dù sao Trái Đất vấn quay”

Câu 15. Trong các thế kỉ XIV - XVII, giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại giáo lí của tôn giáo nào?

A. Hồi giáo.

B. Thiên Chúa giáo.

C. Phật giáo.

D. Ấn Độ giáo.

Đáp án đúng là: B

Thời kì trung đại, giai cấp phong kiến Tây Âu sử dụng kinh thánh của Thiên Chúa giáo làm cơ sở tư tưởng chính thống. Đến cuối thời trung đại, giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng ngăn cản, chống lại sự phát triển của văn hóa, khoa học. Giáo hội Thiên chúa giáo là một thế lực cản trở giai cấp tư sản đang lên, do đó, giai cấp tư sản đấu tranh chống lại giáo lí của Thiên Chúa giáo.

1 101 lượt xem