Lý thuyết Lịch sử 7 (Cánh diều 2024) Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại

Tóm tắt lý thuyết Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại sách Lịch sử 7 Cánh diều ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 7.

1 85 lượt xem


Lịch sử lớp 7 Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại

Video giải Lịch sử 7 Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại - Cánh diều

A. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại

1. Những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu thời trung đại

a. Biến đổi về kinh tế:

- Sau các cuộc phát kiến địa lý, quý tộc và thương nhân châu Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên các nước thuộc địa và giàu lên nhanh chóng.

Lý thuyết Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại - Cánh diều (ảnh 1)

Cảnh buôn bán nô lệ da đen (minh họa)

- Ở trong nước, quý tộc và thương nhân châu Âu cướp đoạt ruộng đất, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa. Nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản.

- Tư sản mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất quy mô lớn, các công ty thương mại và những đồn điền rộng lớn.

=> Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành

b. Biến đổi về xã hội

- Các giai cấp mới được hình thành, đó là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

2. Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được gắn liền với hai giai cấp cơ bản là tư sản và vô sản.

+ Giai cấp tư sản (thương nhân, chủ xưởng, quý tộc…) thuê mướn nhân công, thu lợi nhuận.

+ Giai cấp vô sản (nông dân, thợ thủ công, nông nô) bị mất ruộng đất, phá sản, lao động làm thuê.

Lý thuyết Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại - Cánh diều (ảnh 1)

Mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản (minh họa)

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại

Câu 1. Đầu thế kỉ XVI, ở Tây Âu đã bắt đầu xuất hiện hình thức kinh doanh theo hướng

A. tự cung, tự cấp.

B. tư bản chủ nghĩa.

C. trao đổi bằng hiện vật.

D. khép kín, tự cấp, tự túc.

Đáp án đúng là: B

Đầu thế kỉ XVI, ở Tây Âu đã bắt đầu xuất hiện hình thức kinh doanh theo hướng tư bản chủ nghĩa (SGK 7 - trang 16).

Câu 2. Tầng lớp quý tộc, thương nhân châu Âu đã tích lũy số vốn ban đầu bằng thủ đoạn nào dưới đây?

A. Chia ruộng đất cho nông dân để thu địa tô.

B. Bắt nông nô thực hiện nghĩa vụ lao dịch.

C. Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

D. Bắt nông nô nộp nhiều loại tô, thuế.

Đáp án đúng là: C

Tầng lớp quý tộc, thương nhân châu Âu đã tích lũy số vốn ban đầu bằng thủ đoạn: cướp đoạt ruộng đất của nông dân (SGK 7 - trang 16)

Câu 3. Tầng lớp quý tộc, thương nhân châu Âu đã tích lũy số vốn ban đầu bằng thủ đoạn nào dưới đây?

A. Bắt nông nô nộp nhiều loại tô, thuế.

B. Chia ruộng đất cho nông dân để thu địa tô.

C. Bắt nông nô thực hiện nghĩa vụ lao dịch.

D. Cướp đoạt của cải, tài nguyên của thuộc địa.

Đáp án đúng là: D

Tầng lớp quý tộc, thương nhân châu Âu đã tích lũy số vốn ban đầu bằng thủ đoạn: cướp đoạt của cải, tài nguyên của thuộc địa (SGK 7 - trang 16)

Câu 4. Quá trình quý tộc và địa chủ Anh cướp đoạt ruộng đất của nông dân, lập đồng cỏ chăn nuôi cừu đã được Tô-mát Mo-rơ gọi là

A. “Người ăn thịt cừu”.

B. “Cừu ăn thị người”.

C. “Cướp đất - lập đồn điền”.

D. “Cướp đất - lập điền trang”.

Đáp án đúng là: B

Quá trình quý tộc và địa chủ Anh cướp đoạt ruộng đất của nông dân, lập đồng cỏ chăn nuôi cừu đã được Tô-mát Mo-rơ gọi là “Cừu ăn thị người” (SGK 7 - trang 16).

Câu 5. Giai cấp tư sản không được hình thành từ lực lượng nào dưới đây?

A. Quý tộc.

B. Thương nhân.

C. Nông dân.

D. Chủ xưởng.

Đáp án đúng là: C

Giai cấp tư sản được hình thành từ các lực lượng: lãnh chúa, thương nhân, quý tooch, chủ xưởng… (HS quan sát sơ đồ 5. Sự hình thành của hai giai cấp tư sản và vô sản - SGK 7 - trang 17).

Câu 6. Giai cấp vô sản không được hình thành từ lực lượng nào dưới đây?

A. Nông dân bị mất ruộng đất.

B. Thợ thủ công bị phá sản.

C. Nô lệ bị bắt, bị bán.

D. Quý tộc và thương nhân.

Đáp án đúng là: D

Giai cấp vô sản được hình thành từ bộ phận:

+ Nông dân bị mất ruộng đất

+ Thợ thủ công bị phá sản

+ Nông nô bị mất tư liệu sản xuất

+ Nô lệ bị bắt và bị bán cho các chủ đồn điền, chủ xưởng…

Câu 7. Vào khoảng thế kỉ XU-XVI, khi nhu cầu lông cừu tăng cao, nhiều địa chủ và quý tộc Anh đã chuyển sang nuôi cừu để lấy lông nhằm thu lợi nhuận. Họ cướp ruộng đất của nông dân, lập ra các đồng cỏ chăn nuôi cừu. Vì thế người nông dân bị mất đất, thất nghiệp và phải bán sức lao động. Hiện tượng trên được Tô-mát Mo-rơ gọi là

A. Bóc lột sức lao động.

B. “cừu ăn thịt người”.

C. “Cướp đất - lập đồn điền”.

D. “buôn bán nô lệ”.

Đáp án đúng là: B

Vào khoảng thế kỉ XfU-XVI, khi nhu cầu lông cừu tăng cao, nhiều địa chủ và quý tộc Anh đã chuyển sang nuôi cừu để lấy lông nhằm thu lợi nhuận. Họ cướp ruộng đất của nông dân, lập ra các đồng cỏ chăn nuôi cừu. Vì thế người nông dân bị mất đất, thất nghiệp và phải bán sức lao động. Hiện tượng trên được Tô-mát Mo-rơ gọi là “cừu ăn thịt người” (SGK 7 - trang 16).

Câu 8. Những thay đổi về kinh tế ở Tây Âu đầu thế kỉ XVI đã tác động như thế nào đến xã hội?

A. Hình thành các giai cấp mới là: lãnh chúa và nông nô.

B. Đời sống của nông dân, thợ thủ công được cải thiện.

C. Hình thành các giai cấp mới là: tư sản và vô sản.

D. Thế lực của tăng lữ Giáo hội được củng cố.

Đáp án đúng là: C

Những thay đổi về kinh tế ở Tây Âu đầu thế kỉ XVI đã làm xã hội biến đổi theo: các giai cấp mới được hình thành là: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản (SGK 7 - trang 17).

Câu 9. Đến đầu thế kỉ XVI, có nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới xuất hiện ở Tây Âu, ngoại trừ

A. công ty độc quyền.

B. công trường thủ công.

C. công ti thương mại.

D. đồn điện, trang trại.

Đáp án đúng là: A

Đến đầu thế kỉ XVI, có nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới xuất hiện ở Tây Âu, như: công trường thủ công, công ty thương mại, đồn điền, trang trại. Hình thức công ty độc quyền xuất hiện vào khoảng cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Câu 10. Hình ảnh dưới đây gợi cho em liên tưởng đến thủ đoạn nào của giới thương nhân và quý tộc châu Âu khi tích lũy vốn ban đầu cho chủ nghĩa tư bản?

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Cánh diều Bài 5 (có đáp án): Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại

A. Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

B. Cướp bóc của cải của thuộc địa.

C. Buôn bán nô lệ da đen.

D. Bắt nông dân nộp nhiều loại thuế.

Đáp án đúng là: C

Hình ảnh trên phản ánh về thủ đoạn: buôn bán nô lệ da đen của giới thương nhân và quý tộc châu Âu.

Câu 11. Quốc gia đầu tiên thực hiện buôn bán nô lệ qua Đại Tây Dương là

A. Tây Ban Nha.

B. Anh.

C. Pháp.

D. Bồ Đào Nha.

Đáp án đúng là: D

Bồ Đào Nha là quốc gia đầu tiên thực hiện buôn bán nô lệ qua Đại Tây Dương. Năm 1526, họ đã hoàn thành chuyến chuyên chở nô lệ xuyên Đại Tây Dương đầu tiên đến Bra-xin, các quốc gia châu Âu khác cũng nhanh chóng làm theo.

Câu 12. Đến đầu thế kỉ XVI, ở Tây Âu bắt đầu

A. xuất hiện các lãnh địa phong kiến.

B. xuất hiện phong trào Văn hóa Phục hưng.

C. xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.

D. diễn ra các cuộc phát kiến địa lí tìm đường sang phương Đông.

Đáp án đúng là: C

Đến đầu thế kỉ XVI, ở Tây Âu bắt đầu xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.

Câu 13. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành gắn liền với sự xuất hiện của 2 giai cấp cơ bản là

A. tư sản và vô sản.

B. nông dân và địa chủ.

C. lãnh chúa và nông nô.

D. nông nô và nô lệ.

Đáp án đúng là: A

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành gắn liền với sự xuất hiện của 2 giai cấp cơ bản là tư sản và vô sản (SGK 7 - trang 17).

Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúngvề giai cấp tư sản?

A. Được hình thành từ lực lượng: nông dân bị mất ruộng đất.

B. Giai cấp tư sản thuê mướn, bóc lột vô sản để thu lợi nhuận.

C. Xuất thân từ lực lượng thợ thủ công bị mất tư liệu sản xuất.

D. Giai cấp tư sản trở thành lực lượng lao động làm thuê.

Đáp án đúng là: B

Giai cấp tư sản thuê mướn, bóc lột vô sản để thu lợi nhuận (SGK 7 - trang 17).

Câu 15. Những giai cấp mói được hình thành trong xã hội Tây Âu thời hậu kì trung đại là

A. tư sản và vô sản.

B. nông dân và địa chủ.

C. lãnh chúa và nông nô.

D. nông nô và nô lệ.

Đáp án đúng là: A

Những giai cấp mói được hình thành trong xã hội Tây Âu thời hậu kì trung đại là tư sản và vô sản (SGK 7 - trang 17).

1 85 lượt xem