Lý thuyết Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo 2024) Bài 16: Nhật Bản

Tóm tắt lý thuyết Bài 16: Nhật Bản sách Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 8.

1 372 lượt xem


Lịch Sử 8 Bài 16: Nhật Bản

A. Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 16: Nhật Bản

1. Cuộc Duy tân Minh Trị

- Sau năm 1853, chính quyền Mạc phủ Tô-ku-ga-oa suy yếu và tháng 4-1868, quyền lực của Mạc phủ chấm dứt, trao lại cho Thiên hoàng.

- Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị duy tân đất nước và thành công. Nhật Bản phát triển vượt bậc, trở thành nước tư bản công nghiệp, có vị thế bình đẳng với các nước Âu-Mỹ và thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Nhật Bản (ảnh 1)

2. Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX 

- Cuối thế kỉ XIX, Mít-su-bi-si và Mít-xưi là hai công ty độc quyền lớn ở Nhật Bản, giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và chính trị.

- Bước sang thế kỉ XX, Nhật Bản đẩy mạnh chính sách xâm lược và chiến tranh với Trung Quốc, Nga, chiếm đóng nhiều thuộc địa như Đài Loan, bán đảo Liêu Đông, cảng Lữ Thuận, Nam Xa-kha-lin, Triều Tiên và Sơn Đông.

- Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một đế quốc hùng mạnh ở châu Á.

Sơ đồ tư duy Nhật Bản

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Nhật Bản (ảnh 1)

B. 5 câu trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 16: Nhật Bản

Câu 1: Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện nhiều cải cách tiến bộ trên các lĩnh vực nào?

A. Kinh tế, chính trị, văn hóa

B. Kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự

C. Kinh tế, chính trị, xã hội

D. Văn hóa, giáo dục, quân sự

Đáp án đúng: B

Câu 2: Mục đích của cuộc Duy tân Minh Trị là gì?

A. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu

B. Bảo vệ nền độc lập dân tộc trước sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước thực dân, đế quốc phương Tây

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: C

Giải thích

Mục đích của cuộc cách mạng Duy tân Minh Trị nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp phong kiến lạc hậu, thiết lập nền chuyên chính mới- nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Đồng thời bảo vệ đất nước trước sự nhòm ngó của các nước đế quốc thực dân.

Câu 3: Trong cải cách giáo dục, nội dung được tăng cường trong chương trình giảng dạy ở Nhật Bản là?

A. Giáo lý của các tôn giáo

B. Pháp luật

C. Quan điểm của Nho giáo

D. khoa học và kỹ thuật

Đáp án đúng: D

Giải thích

Chính phủ Nhật Bản đã tăng cường thi hành chính sách cải cách về giáo dục, trong đó đặc biệt chú trọng các nội dung khoa học và kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, những học sinh giỏi sẽ được cử đi du học ở phương Tây

Câu 4: Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản phát triển thành một nước?

A. Tư bản công nghiệp

B. Phong kiến nửa thuộc địa

C. Thuộc địa nửa phong kiến

D. Quân chủ chuyên chế

Đáp án đúng: A

Giải thích

Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sau một loạt các cải cách toàn diện và đồng bộ, Nhật Bản đã phát triển trở thành một nước tư bản công nghiệp.

Câu 5: Năm 1914, Nhật Bản dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình ở?

A. Trung Quốc

B. Triều Tiên

C. Đông Nam Á

D. Việt Nam

Đáp án đúng: A

1 372 lượt xem