Lý thuyết Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo 2024) Bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

Tóm tắt lý thuyết Bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc sách Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 8.

1 399 lượt xem


Lịch Sử 8 Bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

A. Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

1. Những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc

- Việc sử dụng nguồn năng lượng mới và những tiến bộ kĩ thuật dẫn đến hình thành các ngành công nghiệp trên quy mô lớn.

+ Các công ty độc quyền bắt đầu xuất hiện và kiểm soát toàn bộ ngành công nghiệp từ sản xuất đến dịch vụ. Các tổ chức độc quyền tiêu biểu: các-ten ở Đức, xanh-đi-ca ở Pháp, tơ-rớt ở Mỹ.

+ Tập trung sản xuất và nguồn vốn dẫn đến sự hình thành tầng lớp tư bản tài chính. Tầng lớp này tập trung vào hoạt động xuất khẩu tư bản và thâu tóm cổ phiếu.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc (ảnh 1)

- Xuất khẩu tư bản mang lại nguồn lợi quá lớn, thúc đẩy các nước tư bản tranh giành thuộc địa.

- Các dấu hiệu này đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc.

2. Những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

a) Những chuyển biến lớn về kinh tế

- Tốc độ phát triển công nghiệp Anh, Pháp chậm lại sau năm 1870, trong khi Đức và Mỹ liên tục phát triển.

- Các công ty độc quyền kiểm soát lĩnh vực kinh tế chủ chốt.

- Công nghiệp Mỹ vươn lên dẫn đầu thế giới, Đức giữ vị trí thứ hai vào thập niên 90.

- Anh và Pháp mất vị thế bá chủ về sản xuất công nghiệp, nhưng vẫn là hai nước xuất khẩu tư bản nhiều nhất vì có hệ thống thuộc địa rộng lớn.

b) Những chuyển biến trong chính sách đối nội, đối ngoại

* Chính sách đối nội

- Anh và Đức là hai quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến. Quyền lực tại Anh thuộc về Nghị viện do hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền. Tuy nhiên, ở Đức, nhà nước trao quyền lực cho Hoàng đế và Thủ tướng, hạn chế vai trò của Quốc hội.

- Nền Cộng hoà thứ ba được thành lập tại Pháp sau chiến tranh Pháp – Phổ. Tuy nhiên, trong vòng 40 năm, Pháp đã có 50 lần thay đổi chính phủ, gây không ổn định chính trị. Chính quyền các nước Anh, Pháp, Đức hướng đến bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản và đàn áp phong trào công nhân.

- Tại Mỹ, sau nội chiến, hai đảng Cộng hoà và Dân chủ thay nhau cầm quyền. Chính sách đối nội tập trung vào hàn gắn vết thương chiến tranh, hoà hợp quốc gia và tái thiết đất nước, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế đối với người Mỹ gốc Phi và phụ nữ.

* Chính sách đối ngoại

- Các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ tăng cường xâm lược và mở rộng hệ thống thuộc địa.

- Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, Pháp đứng thứ hai.

- Mỹ thiết lập ảnh hưởng và quyền kiểm soát trên vùng biển Ca-ri-bê, Phi-líp-pin và tuyên bố chính sách 'mở cửa'.

- Đức tăng cường chạy đua vũ trang, công khai đòi dùng vũ lực chia lại thuộc địa trên thế giới.

Sơ đồ tư duy Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc (ảnh 1)

B. 5 câu trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 9: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

Câu 1: Những chuyển biến về kinh tế của đế quốc Đức trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là?

A. Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa

B. Đức vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ) về công nghiệp

C. Quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công ti độc quyền.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích

- Trong giới tư bản chủ nghĩa, Đức phát triển rất nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa. Sau vài thập niên đã dẫn đầu châu Âu, về sản xuất công nghiệp chỉ đứng thứ hai thế giới sau Mĩ). Sự phát triển nhanh chóng của Đức từ quyền lợi giành được sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ và ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào trong quá trình sản xuất.

- Đến cuối thế kỉ XIX, quá trình tập trung sản xuất và tư bản đã diễn ra mãnh mẽ ở Đức vì vậy kéo tới sự hình thành các công ti độc quyền về than đá, luyện kim, điện, hóa chất... làm chi phối nền kinh tế Đức. 

Câu 2: Sự cạnh tranh gay gắt trong 30 năm cuối của thế kỉ XIX dẫn tới điều gì?

A. Quá trình tập trung sản xuất và tư bản, dần hình thành các công ti độc quyền lớn

B. Các công ti độc quyền đã lũng đoạn thị trường và nền kinh tế, chi phối đời sống chính trị và xã hội ở mỗi nước.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: C

Câu 3: Hoàn cảnh Đế quốc Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là?

A. Dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp

B. Nhiều công ty độc quyền khổng lồ đồng thời là những đế chế tài chính lớn

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Được mệnh danh là “Đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”

Đáp án đúng: C

Giải thích 

- Từ năm 1870 công nghiệp Mĩ có sự phát triển và vươn lên mạnh mẽ, chiếm vị trí số 1 thế giới. Dẫn đầu về sản xuất công nghiệp

- Công nghiệp phát triển mạnh kéo đến sự tập trung tư bản => nhiều công ty độc quyền từ đây cũng lần lượt ra đời 

Câu 4: Những chuyển biến về chính sách đối nội của đế quốc Anh trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là?

A. Là nước quân chủ lập hiến

B. Hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau nắm quyền

C. Bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Anh theo thể chế quân chủ lập hiến, tại Anh Nghị viện do hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau nắm quyền thống trị, quyền lợi của giai cấp tư sản được bảo vệ. 

Câu 5: Chính sách đối ngoại của Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là?

A. Pháp đẩy mạnh xâm lược, bóc lột thuộc địa

B. Có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai thế giới

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Phát triển các công ty độc quyền

Đáp án đúng: C

1 399 lượt xem