Lý thuyết Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo 2024) Bài 17: Ấn Độ

Tóm tắt lý thuyết Bài 17: Ấn Độ sách Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 8.

1 381 lượt xem


Lịch Sử 8 Bài 17: Ấn Độ

A. Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 17: Ấn Độ

1. Tình hình kinh tế

- Thực dân Anh thực hiện chính sách khai thác thuộc địa Ấn Độ, biến nó thành nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp ở Anh.

- Các đồn điền chỉ trồng trà, cà phê, bông, vải, thuốc phiện, gây thiếu hụt lương thực.

- Chính sách phát triển kinh tế này dẫn đến nạn đói xảy ra trong suốt nửa sau thế kỉ XIX.

2. Tình hình chính trị, xã hội

- Chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh tại Ấn Độ gây ra đấu tranh của nhân dân với nhiều hình thức khác nhau.

- Năm 1857, cuộc khởi nghĩa Xi-pay bùng nổ và lan rộng khắp miền Bắc và miền Trung Ấn Độ.

- Từ năm 1875 đến 1885, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân Ấn Độ đã tác động đến tầng lớp trí thức và tư sản.

- Năm 1885, giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc dân Đại hội (Đảng Quốc đại).

- Trong 20 năm đầu, Đảng Quốc đại đề ra chủ trương đấu tranh ôn hoà yêu cầu thực dân Anh cải cách giáo dục, xã hội và tạo điều kiện để giai cấp tư sản được tham gia các hội đồng tự trị.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 17 (Chân trời sáng tạo): Ấn Độ (ảnh 1)

- Trong năm 1905, Đảng Quốc đại đấu tranh chống đạo luật chia cắt xứ Ben-gan và thu được thắng lợi vào năm 1911.

- Đầu thế kỉ XX, các cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục, bao gồm cuộc nổi dậy của công nhân tại Bombay năm 1908.

Sơ đồ tư duy Ấn Độ

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 17 (Chân trời sáng tạo): Ấn Độ (ảnh 1)

B. 5 câu trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 17: Ấn Độ

Câu 1: Đâu là nét chính về tình hình xã hội Ấn Độ cuối thế kỉ XIX?

A. Chính quyền thực dân Anh tìm cách khơi sâu mâu thuẫn chủng tộc, đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ

B. Chính quyền thực dân Anh tìm cách khơi sâu mâu thuẫn chủng tộc, đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ

C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền thực dân Anh ngày càng sâu sắc, nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đã nổ ra

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Câu 2: Đâu là chính sách cai trị của thực dân Anh về kinh tế ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX? 

A. Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền

B. Khai thác mỏ, phát triển công nghiệp chế biến giao thông vận tải,....

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: C

Giải thích

– Về kinh tế:

+ Cuộc khai thác Ấn Độ được thực dân Anh thực hiện diễn ra trên quy mô lớn.

+ Thực dân Anh ra sức vơ vét nguồn tài nguyên/ nguyên liệu và đàn áp, bóc lột công nhân rẻ mạt nhằm mục đích thu nhiều lợi nhuận. Ấn Độ được coi là thuộc địa quan trọng nhất trong nền công nghiệp Anh vì cung cấp số lượng lớn nguồn lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.

Câu 3: Cuộc đấu tranh chống đạo luật chia cắt xứ ben-gan nổ ra vào?

A. 1908

B. 1885

C. 1859

D. 1905

Đáp án đúng: D

Giải thích

Ngày 6 tháng 10 năm 1905, đạo luật chia cắt Ben-gan chính thức có hiệu lực, toàn thể nhân dân đã coi ngày đó là ngày quốc tang. Có hơn 10 vạn người kéo đến bờ sông Hằng cùng làm lễ tuyên thệ đồng thời hát vang bài ca “Kính chào Người – Mẹ hiền Tổ quốc” nhằm tỏ ý đoàn kết và thống nhất. Khắp nơi đều hô vang khẩu hiệu “Ấn Độ là của người Ấn Độ”.

Câu 4: Trong 20 năm đầu, Đảng Quốc đại chủ trương sử dụng biện pháp?

A. Ôn hòa để đấu tranh

B. Yêu cầu thực dân Anh thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội

C. Tạo điều kiện để giai cấp tư sản tham gia vào hội đồng tự trị

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích

Trong 20 năm đầu (từ năm 1885 đến năm 1905), Đảng Quốc Đại chủ trương sử dụng phương pháp đấu tranh ôn hòa với mục đích đòi chính phủ thực dân Anh tiến hành cải cách về giáo dục, xã hội và tạo điều kiện cho giai cấp tư sản có thể tham gia vào hội đồng tự trị. Đồng thời cũng phản đối những biện pháp đấu tranh bằng bạo lực.

Câu 5:  Trên lĩnh vực nông nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền trồng?

A. Trà, bông, vải

B. Cà Phê

C. Thuốc phiện....

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

1 381 lượt xem