Lý thuyết Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo 2024) Bài 5: Quá trình khai thác vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Tóm tắt lý thuyết Bài 5: Quá trình khai thác vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII sách Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 8.

1 89 lượt xem


Lịch Sử 8 Bài 5: Quá trình khai thác vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

A. Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 5: Quá trình khai thác vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

1. Khái quát quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

- Vào đầu thế kỉ XVI, xứ Thuận Hoá và Quảng Nam dân cư vẫn còn thưa thớt. Nhưng sau khi Nguyễn Hoàng trở thành trấn thủ Thuận Hoá và Quảng Nam, khu vực này trở nên yên bình và phát triển kinh tế.

- Năm 1597, Lương Văn Chánh được Nguyễn Hoàng sai đi đưa dân từ Tuy Viễn đến Phú Yên để lập làng mạc và khai hoang đất bỏ hoang của người Chăm.

- Người Việt tiếp tục di cư về phía nam từ cuối thế kỉ XVI, đặc biệt sau cuộc hôn nhân giữa Ngọc Vạn và vua Cam-pu-chia vào năm 1620. Năm 1693, Chiêm Thành sáp nhập thành một trấn của Đàng Trong và năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Quá trình khai thác vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (ảnh 1)

- Vào giữa thế kỉ XVIII, nhiều thôn ấp mới và trung tâm giao thương phát triển đã xuất hiện ở vùng phương Nam, như Nông Nại Đại Phố, Gia Định, Bến Nghé, Hà Tiên.

2. Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn và ý nghĩa lịch sử

a) Xác nhận và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa

- Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có nhiều tên khác nhau trong bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam: Bãi Cát Vàng, Vạn Lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa,...

- Bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư biên soạn vào thế kỉ XVII ghi rõ hai quần đảo này thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi).

- Chúa Nguyễn Phúc Nguyên thành lập hải đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải để thực thi chủ quyền của nhà nước Đại Việt đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

- Hải đội Hoàng Sa canh giữ và khai thác các đảo ở Biển Đông, từ phía tây nam đảo Hải Nam xuống vùng đảo Trường Sa, tới tận vùng đảo Côn Lôn.

- Hải đội Hoàng Sa có quyền thu gom hàng hoá của các tàu nước ngoài bị đắm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để nộp cho triều đình.

b) Ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền trên hai quần đảo của chúa Nguyễn

- Chúa Nguyễn ở Đàng Trong là chính quyền đầu tiên xác định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

- Hải đội Hoàng Sa thực hiện thường xuyên hoạt động từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm.

- Chính quyền chúa Nguyễn kiểm soát và thực thi chủ quyền liên tục từ thế kỉ XVII, tiếp nối bởi nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn.

- Nhờ hoạt động của hải đội Hoàng Sa, 'Bãi Cát Vàng' trở thành vùng biển đảo không thể tách rời với đời sống của cư dân ven biển miền Trung Việt Nam từ thế kỉ XVII.

Sơ đồ tư duy Quá trình khai thác vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Quá trình khai thác vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (ảnh 1)

B. 10 câu trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 5: Quá trình khai thác vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Câu :1 Đội Hoàng Sa và Bắc Hải có nhiệm vụ gì?

A. Thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm

B. Thu lượm các hải sản quý

C. Từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo

D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích:

Đội Hoàng Sa và Bắc Hải có nhiệm vụ thu gom hàng hóa từ những con tàu bị đắm (vàng bạc, súng, đồ đồng, gươm, thiếc, chì...), thu lượm các hải sản quý (hải sâm, ốc,vỏ đồi mồi,...); Từng bước xác lập, kiểm soát, bảo vệ chủ quyền đối với 2 quần đảo.

Câu 2: Đâu không phải là địa danh thuộc phủ Gia Định?

A. Đồng Nai

B. Bình Dương

C. Đà Nẵng

D. Thành phố Hồ Chí Minh

Đáp án đúng: C

Giải thích:

Phủ Gia Định bao gồm hai dinh: 

+ Dinh Trấn Biên thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước. 

+ Dinh Phiên Trấn thuộc thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh.

Câu 3: Lập các trạm thu thuế ở Bến Nghé vào năm nào?

A. 1611

B. 1653

C. 1693

D.1623

Đáp án đúng: D

Giải thích

Năm 1623, nhận được sự đồng ý của vua Cao Miên, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho lập hai trạm thu thuế ở Bến Nghé và Sài Gòn với mục đích thu thuế của lưu dân người Việt trong vùng.

Câu 4: Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội nào?

A. Hoàng Sa

B. Bắc Hải

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án đúng: C

Câu 5: Dinh Thái Khang là chỉ địa danh nào hiện nay?

A. Khánh Hòa

B. Phú Yên

C. Đồng Nai

D. Bình Dương

Đáp án đúng: A

Câu 6:  Đội Hoàng Sa và Bắc Hải là hai tổ chức dân binh độc đáo vừa có chức năng kinh tế  vừa có chức năng gì?

A. Tuần tra biển, đảo

B. Cai trị biển đảo

C. Kiểm soát, quản lí biển, đảo

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: C

Câu 7: Năm 1757, vùng đất nào được khai phá?

A. Sóc Trăng, Bạc Liêu

B. Ninh Thuận và Bình Thuận

C. Phủ Phú Yên

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: A

Câu 8: Sau khi Nguyễn Kim qua đời, vua Lê trao lại binh quyền cho ai?

A. Nguyễn Huệ

B. Nguyễn Trãi

C. Trịnh Kiểm

D. Nguyễn Hoàng

Đáp án đúng: C

Giải thích:

Trước khi qua đời, Nguyễn Kim đã giao lại toàn bộ binh quyền Nhà Lê cho Trịnh Kiểm

Câu 9: Kế nghiệp Nguyễn Hoàng, các chúa Nguyễn tiếp tục:

A. Xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến ở Đàng Trong

B. Củng cố việc phòng thủ đất Thuận – Quảng

C. Vừa thực hiện chính sách khai hoang, đẩy mạnh việc khai phá các vùng đất mới.

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án đúng: D

Giải thích: 

Kế nghiệp Nguyễn Hoàng, các chúa Nguyễn tiếp tục: Xây dựng và củng cố lại bộ máy chính quyền phong kiến ở Đàng Trong; Tăng cường phòng thủ vùng đất Thuận – Quảng; Thực hiện chính sách khai hoang và đẩy mạnh khai phá các vùng đất mới.

Câu 10: Bãi Cát Vàng là chỉ:

A. Quần đảo Hoàng Sa

B. Quần đảo Trường Sa

C. Quần đảo Tây Sa

D. Quần đảo Phú Quốc

Đáp án đúng: A

1 89 lượt xem