Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải Sách bài tập GDCD lớp 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7 Bài 5 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:

1 81 lượt xem


Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Bài tập 1 trang 24 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy lựa chọn đáp án đúng (có thể lựa chọn nhiều đáp án). 

Câu 1. Di sản văn hoá là: 

A. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. 

B. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. 

C. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

D. sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 2. Di sản văn hoá bao gồm:

A. di sản văn hoá tinh thần và di sản văn hoá vật thể. 

B. di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.

C. di sản văn hoá vật chất và di sản văn hoá tinh thần.

D. di sản văn hoá thể chất và di sản văn hoá tinh thần. 

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 3. Di sản văn hoá vật thể là:

A. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 

B. sản phẩm phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 

C. sản phẩm vật thể phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

D. sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. 

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 4. Di sản văn hoá vật thể bao gồm:

A. sản phẩm vật thể, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh quốc gia. 

B. sản phẩm phi vật thể, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. 

C. di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

D. di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và sản phẩm vật chất quốc gia. 

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 5. Di sản văn hoá phi vật thể là: 

A. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng. 

B. sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng.

C. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử thể hiện bản sắc của cộng đồng.

D. sản phẩm vật chất có giá trị văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng. 

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 6. Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm:

A. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, lễ hội, trang phục,... 

B. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, trang phục, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,... 

C. di tích lịch sử văn hoá, tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội,... 

D. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, trang phục,... 

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 7. Khi tìm được các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?

A. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia với cơ quan chức năng. 

B. Tự do mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. 

C. Sở hữu những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.

D. Cho, tặng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. 

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 8. Trong việc bảo vệ di sản văn hoá, những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

A. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh. 

B. Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá. 

C. Tham quan, nghiên cứu di sản. 

D. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ. 

E. Lợi dụng bảo vệ di sản văn hoá để trục lợi.

G. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,... 

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, B, D, E

Câu 9. Đối với di sản văn hoá, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?

A. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá. 

B. Sở hữu di sản văn hoá do bản thân tìm được. 

C. Tôn trọng, bảo vệ, phát huy các giá trị của di sản văn hoá. 

D. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá. 

E. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C, D, E

Câu 10. Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng nhằm những mục đích nào dưới đây?

A. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 

B. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế. 

C. Chỉ làm giàu cho các cá nhân là chủ sở hữu nó.

D. Vì lợi ích của một vài cá nhân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 2 trang 26 SBT Giáo dục công dân 7: Thực hiện các yêu cầu. 

Câu 1. Giải ô chữ bằng các gợi ý sau:

Sách bài tập GDCD 7 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Bảo tồn di sản văn hóa (ảnh 1)

Gợi ý:

1. Là tên một địa danh gồm 7 chữ cái, nơi đây từng là kinh đô của nước ta, nổi tiếng với những đền, chùa, thành quách, lăng tẩm nguy nga tráng lệ, nghiêng mình bên dòng sông Hương thơ mộng.

2. Là tên một địa danh gồm 10 chữ cái, là một cảnh quan non nước ngoạn mục trên biển, được kiến tạo bởi hơn 1600 hòn đảo đá vôi lớn nhỏ giữa làn nước xanh như ngọc, thuộc tỉnh Quảng Ninh. 

3. Là từ gồm 5 chữ cái, tên của một loại hình nghệ thuật truyền thống ở miền Bắc, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa thi ca và âm nhạc, thịnh hành từ thế kỉ XV, sử dụng chủ yếu trong cung đình, được giới quý tộc và trí thức yêu thích.

4. Là từ gồm 7 chữ cái, là tên một quần thể danh thắng hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam; gồm các di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận ở Ninh Bình.

5. Là từ gồm 5 chữ cái, là tên một thánh địa, ở đó có một quần thể tháp, đền thờ toạ lạc tại cố đô của vương quốc Cổ Chăm-pa. 

6. Là từ gồm 10 chữ cái, là tên một đô thị cổ được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) Công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1999, nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.

7. Là từ gồm 9 chữ cái, đây là tên gọi chung của 82 tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ các khoa thi từ năm 1442 - 1779 (dưới triều Lê - Mạc) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản tư liệu thế giới.

8. Là từ gồm 11 chữ cái, là tên một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng được hình thành, phát triển ở vùng văn hoá Kinh Bắc xưa, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) chính thức Công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới ngày 30/9/2009. 

9. Là từ gồm 8 chữ cái, là tên một lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm nhiều địa phương tại Hà Nội, nhằm tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

10. Là từ gồm 10 chữ cái, là tên một loại hình nghệ thuật được hình thành và phát triển ở Nam Bộ từ cuối thế kỉ XIX; bắt nguồn từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể vào năm 2013.

* Ô từ khoá: Là từ gồm 10 chữ cái, là tên gọi của một công trình nổi tiếng nằm trong quần thể kiến trúc chùa Diên Hựu, có một điện thờ được đặt trên một cột trụ duy nhất, nằm ở thủ đô Hà Nội.

Lời giải:

1

         

C

Ô

Đ

Ô

H

U

Ê

 

2

   

V

I

N

H

H

A

L

O

N

G

 

3

 

C

A

T

R

U

             

4

     

T

R

A

N

G

A

N

     

5

         

M

Y

S

Ơ

N

     

6

 

P

H

Ô

C

Ô

H

Ô

I

A

N

   

7

   

B

I

A

T

I

Ê

N

S

I

   

8

   

D

A

N

C

A

Q

U

A

N

H

O

9

       

H

Ô

I

G

I

O

N

G

 

10

Đ

Ơ

N

C

A

T

A

I

T

Ư

     

=> Ô từ khóa: CHÙA MỘT CỘT

Câu 2. Em hãy kể tên các di sản văn hoá của Việt Nam.

Lời giải:

- Một số di sản văn hóa ở Việt Nam:

+ Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

+ Lễ hội bài chòi

+ Hát Xoan

+ Thành nhà Hồ

+ Hoàng thành Thăng Long

+ Dinh Độc Lập

+ Địa đạo Củ Chi

+ Nhã nhạc cung đình Huế

+ Tháp Bánh Ít

+ Hồ Gươm.

Câu 3. Em hãy phân loại và điền tên các di sản văn hoá đã tìm được ở câu 1 và câu 2 vào các ô dưới đây cho phù hợp.

Di sản văn hoá vật thể

Di sản văn hoá phi vật thể

   

Lời giải:

Di sản văn hoá vật thể

Di sản văn hoá phi vật thể

Cố đô Huế; Vịnh Hạ Long; Quần thể danh thắng Tràng An; Thánh địa Mỹ Sơn; Phố cổ Hội An; Bia Tiến sĩ; Thành nhà Hồ; Hoàng thành Thăng Long; Dinh Độc Lập; Địa đạo Củ Chi; Tháp Bánh Ít; Hồ Gươm.

Ca trù; Dân ca quan họ; Hội Gióng; Đờn ca tài tử; Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Lễ hội bài chòi; Hát Xoan; Nhã nhạc cung đình Huế

Bài tập 3 trang 28 SBT Giáo dục công dân 7: Di sản văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của con người và xã hội?

Lời giải:

- Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc; thể hiện công sức, kinh nghiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Di sản văn hóa đóng vai trò rất quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới. 

Bài tập 4 trang 28 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy liệt kê những việc học sinh cần làm để bảo tồn di sản văn hoá.

Lời giải:

- Mỗi học sinh cần:

+ Tôn trọng, tự hào, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc; 

+ Chấp hành, tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.

+ Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.

Bài tập 5 trang 28 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy đánh dấu X cho những hành vi giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá; những hành vi phá hoại di sản văn hoá vào một tương ứng.

STT

Hành vi

Giữ gìn,

bảo vệ di sản văn hoá

Phá hoại

di sản văn hóa

1

Đập phá di sản.

   

2

Tự ý di chuyển cổ vật, bảo vật quốc gia.

   

3

Phát hiện cổ vật và đem nộp cho cơ quan chức năng.

   

4

Buôn bán cổ vật không có giấy phép.

   

5

Vứt rác bừa bãi tại danh lam thắng cảnh và các khu di tích.

   

6

Giữ gìn sạch đẹp danh lam thắng cảnh và các khu di tích.

   

7

Nhắc nhở mọi người có ý thức bảo vệ di sản văn hoá.

   

8

Tham quan, tìm hiểu, giới thiệu về di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.

   

9

Phát hiện ra hành vi buôn bán trái phép cổ vật nhưng không báo cho Cơ quan chức năng.

   

10

Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật.

   

11

Giúp các Cơ quan chức năng ngăn chặn các hành vi phá hoại di sản văn hoá.

   

12

Lấn chiếm đất của khu di tích.

   

13

Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ.

   

14

Tài trợ cho việc tu bổ di tích.

   

15

Làm sai lệch di tích khi trùng tu.

   

16

Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

   

17

Đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

   

18

Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.

   

19

Học hát các làn điệu dân ca.

   

20

Tham gia lớp học làm nghề thủ công truyền thống của địa phương.

 

Lời giải:

STT

Hành vi

Giữ gìn,

bảo vệ di sản văn hoá

Phá hoại

di sản văn hóa

1

Đập phá di sản.

 

X

2

Tự ý di chuyển cổ vật, bảo vật quốc gia.

 

X

3

Phát hiện cổ vật và đem nộp cho cơ quan chức năng.

X

 

4

Buôn bán cổ vật không có giấy phép.

 

X

5

Vứt rác bừa bãi tại danh lam thắng cảnh và các khu di tích.

 

X

6

Giữ gìn sạch đẹp danh lam thắng cảnh và các khu di tích.

X

 

7

Nhắc nhở mọi người có ý thức bảo vệ di sản văn hoá.

X

 

8

Tham quan, tìm hiểu, giới thiệu về di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.

X

 

9

Phát hiện ra hành vi buôn bán trái phép cổ vật nhưng không báo cho Cơ quan chức năng.

 

X

10

Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật.

X

 

11

Giúp các Cơ quan chức năng ngăn chặn các hành vi phá hoại di sản văn hoá.

X

 

12

Lấn chiếm đất của khu di tích.

 

X

13

Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ.

 

X

14

Tài trợ cho việc tu bổ di tích.

X

 

15

Làm sai lệch di tích khi trùng tu.

 

X

16

Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

 

X

17

Đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

 

X

18

Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.

 

X

19

Học hát các làn điệu dân ca.

X

 

20

Tham gia lớp học làm nghề thủ công truyền thống của địa phương.

X

 
 

Bài tập 6 trang 29 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy nhận diện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1. Khi đào móng làm nhà, ông H phát hiện ra một cặp bình cổ bằng đồng rất đẹp. Ông rất vui, ngay lập tức gọi điện tìm người để bán cặp bình đó.

Trường hợp 2. Nhà bà N nằm ngay sát khu di tích lịch sử. Vợ chồng bà đang xây nhà và tường rào. Trong quá trình xây tường bao, ông bà đã xây lấn 50 cm đất sang đất của khu di tích.

Trường hợp 3. Một nhóm người đang tìm cách đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

Trường hợp 4. Khi đi tham quan, một số bạn học sinh đã khắc tên mình lên bia đá trên lưng rùa ở chùa Thiên Mụ.

Trường hợp 5. Khi đi tham quan vịnh Hạ Long, ngồi trên du thuyền, một số bạn học sinh sau khi uống nước xong vứt vỏ chai xuống vịnh.

Lời giải:

- Trường hợp 1. Hành vi vi phạm: phát hiện cổ vật nhưng không trình báo, giao nộp cho cơ quan chức năng; buôn bán trái phép cổ vật.

- Trường hợp 2. Hành vi vi phạm: lấn chiếm đất của khu du tích

- Trường hợp 3. Hành vi vi phạm: đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật ra nước ngoài.

- Trường hợp 4. Hành vi vi phạm: phá hoại di sản văn hóa

- Trường hợp 5. Hành vi vi phạm: vứt rác bừa bãi tại danh lam thắng cảnh, di tích.

Bài tập 7 trang 30 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy xây dựng thành tình huống và đưa ra phương án xử lí cho những hành vi vi phạm luật về bảo tồn di sản văn hoá nêu ở bài tập 6.

Lời giải:

- Phương án xử lí trường hợp 1: Khuyên ông H nên trình báo và giao nộp cổ vật đến cơ quan chức năng.

- Phương án xử lí trường hợp 2: Trình báo sự việc tới cơ quan chức năng để kịp thời có phương án xử lí, khắc phục.

- Phương án xử lí trường hợp 3: Trình báo sự việc tới cơ quan chức năng để kịp thời có phương án xử lí vụ việc.

- Phương án xử lí trường hợp 4: khuyên các bạn không nên khắc tên mình lên bia đá trên lưng rùa ở chùa Thiên Mụ vì đây là hành vi phá hoại di tích.

- Phương án xử lí trường hợp 5: báo ngay cho nhân viên phục vụ trên du thuyền, để các cô chú nhân viên giúp việc trục vớt những vỏ chai nhựa mà các bạn vừa vứt xuống vịnh; đồng thời, khuyên các bạn không nên tái diễn hành động trên, vì đó là hành vi phá hoại cảnh quan của danh lam thắng cảnh.

Bài tập 8 trang 30 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy thiết kế một sản phẩm nhằm giới thiệu về một di sản văn hoá của địa phương như: viết bài, làm báo ảnh,... và đưa ra một vài phương án nhằm bảo tồn, phát huy di sản văn hoá ấy.

Lời giải:

(*) Sản phẩm tham khảo: Giới thiệu Dân ca quan họ

Sách bài tập GDCD 7 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Bảo tồn di sản văn hóa (ảnh 2)

1 81 lượt xem