Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải Sách bài tập GDCD lớp 7 Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7 Bài 8 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:

1 108 lượt xem


Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

Bài tập 1 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy nêu các biểu hiện của bạo lực học đường, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

Lời giải:

- Biểu hiện của bạo lực học đường:

+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập; 

+ Xâm hại thân thể, sức khoẻ, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; 

+ Cô lập, xua đuổi, cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần.

- Nguyên nhân của bạo lực học đường:

+ Nguyên nhân khách quan: Tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực; Thiếu sự giáo dục gia đình và sự quan tâm của cha mẹ đến con cái,...

+ Nguyên nhân chủ quan: Sự phát triển tâm lý lứa tuổi; sự thiếu hụt kĩ năng sống,...

- Tác hại của bạo lực học đường:

+ Gây ra những tổn thương về cơ thể sức khoẻ và đặc biệt là những tổn thương về mặt tâm lí (sợ hãi, tự ti, ám ảnh, trầm cảm,...) của nạn nhân;

+ Ảnh hưởng đến xã hội, môi trường xung quanh. 

Bài tập 2 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy kể tên một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường. Em ấn tượng nhất với quy định nào? Vì sao?

Lời giải:

- Một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường:

+ Nghị định số 80/2017/NĐ-CP (ngày 17/7/2017) của Chính phủ về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường

+ Điều 22, Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012

+ Điều 12, Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

+ Khoản 2, Điều 586 Bộ luật dân sự năm 2015

- Em ấn tượng nhất với Nghị định số 80/2017/NĐ-CP vì đây là văn bản pháp luật có những quy định toàn diện về việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

Bài tập 3 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy trình bày cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.

Lời giải:

- Để ứng phó với bạo lực học đường: 

+ Trước khi xảy ra bạo lực: cần cố gắng để giải quyết mâu thuẫn hoặc nhờ người lớn can thiệp. 

+ Trong khi xảy ra bạo lực: nhanh chóng rời khỏi vị trí, tình huống nguy hiểm và kịp thời nhờ sự hỗ trợ của người khác. 

+ Sau khi xảy ra bạo lực: nhờ sự trợ giúp của gia đình, nhà trường về sức khoẻ và tâm lí nếu thấy có sự bất ổn.

Bài tập 4 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7: Để chuẩn bị cho hoạt động tuyên truyền sắp tới về phòng, chống bạo lực học đường, em có đề xuất, kiến nghị gì về vấn đề này? Giải thích vì sao em lại đưa ra đề xuất, kiến nghị ấy.

Lời giải:

- Kiến nghị:

+ Tổ chức hội thi Tìm hiểu về các biện pháp phòng/ chống bạo lực học đường

+ Thi thiết kế tranh cổ động để tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường 

- Giải thích: thông qua việc tổ chức hội thi có thể giúp các bạn học sinh trang bị thêm kiến thức về phòng, chống bạo lực học đường; đồng thời tạo sự hứng thú cho các bạn học sinh.

Bài tập 5 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy kể lại một tình huống bạo lực học đường từng chứng kiến hoặc biết đến.Tình huống ấy gợi cho em những suy nghĩ gì? Em rút ra được bài học gì qua tình huống trên?

Lời giải:

- Tình huống: Trong một buổi giao lưu bóng đá giữa lớp 7A với lớp 7B, vì không nhìn rõ tình huống chơi bóng bằng tay, trọng tài đã quyết định bàn thắng cho đội 7B. Kết quả chung cuộc là lớp 7A đã thua. Ngay sau đó, các cầu thủ và cổ động viên của lớp 7A đã chặn đường các cầu thủ đội 7B để gây gổ, đánh nhau.

- Suy nghĩ: Hành động của các cầu thủ và cổ động viên của lớp 7A là không đúng.

- Bài học: trong mọi trường hợp cần bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc; thực hiện hòa giải mâu thuẫn bằng con đường hòa bình.

Bài tập 6 trang 42 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy chọn câu trả lời đúng. 

Câu 1. Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về: thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Bạo lực học đường. 

B. Bạo lực gia đình. 

C. Bạo lực cộng đồng.

D. Bạo lực xã hội.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 2. Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây?

A. Đánh đập con cái thậm tệ. 

B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp. 

C. Phê bình học sinh trên lớp.

D. Phân biệt đối xử giữa các con. 

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 3. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Giáo viên xâm hại tình dục đối với học sinh. 

B. Giáo viên lăng mạ học sinh trên lớp. 

C. Giáo viên doạ nạt khiến học sinh căng thẳng.

D. Giáo viên nhắc nhở, phê bình học sinh trên lớp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân của bạo lực học đường?

A. Do thiếu thốn tình cảm. 

B. Do sự tác động của các trò chơi bạo lực. 

C. Do thiếu sự giáo dục từ phía gia đình.

D. Do thiếu hụt kĩ năng sống.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của bạo lực học đường?

A. Sự sợ hãi của nạn nhân. 

B. Sự ám ảnh của nạn nhân. 

C. Sự nổi loạn của nạn nhân.

D. Sự trầm cảm của nạn nhân. 

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 6. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Cứ để bạo lực học đường diễn ra bình thường. 

B. Tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn với nhau. 

C. Giữ kín chuyện để không ai biết. 

D. Liên hệ với người lớn để có sự hỗ trợ phù hợp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

 
Câu 7. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây?

A. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn. 

B. Rời khỏi vị trí nguy hiểm. 

C. Kêu cứu để thu hút sự chú ý. 

D. Yêu cầu sự trợ giúp về mặt y tế hoặc tâm lí.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài tập 7 trang 43 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy nêu cách ứng xử trong các tình huống sau:

Trường hợp 1. Do xích mích cá nhân, T rủ một số bạn chặn đường để đánh, doạ nạt H. Em tình cờ đi ngang qua và biết được sự việc đó.

Trường hợp 2. Do không kiềm chế được cảm xúc, giáo viên đã có lời xúc phạm học sinh trên lớp.

Lời giải:

- Xử lí trường hợp 1:

+ Nhanh chóng báo cho thầy cô giáo hoặc người lớn tin cậy để nhờ sự trợ giúp từ họ

+ Bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, không reo hò, cổ vũ các hành vi bạo lực học đường.

+ Nhanh chóng rời khỏi vị trí sắp xảy ra bạo lực.

- Xử lí trường hợp 2:

+ Động viên, an nủi bạn học sinh

+ Tìm cách gặp riêng cô giáo để góp ý với cô, mong cô xin lỗi bạn học sinh.

Bài tập 8 trang 43 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy thảo luận với bạn để cùng thiết kế một cuốn cẩm nang giúp học sinh phòng, tránh tình huống bạo lực học đường thường gặp trong nhà trường.

Lời giải:

(*) Tham khảo

Sách bài tập GDCD 7 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Tự hào về truyền thống quê hương (ảnh 1)

 

Bài tập 9 trang 43 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy viết một lá thư gửi cho những người gây ra bạo lực học đường để bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về những hành vi ấy và đưa ra lời khuyên cho họ.

Lời giải:

Hà Nội, ngày…. Tháng…. Năm…..

A thân mến!

Mình được biết, do có nhũng hiểu lầm xích mích cá nhân, nên cậu đã rủ P và K chặn đường để đánh và dọa nạt bạn H. Mâu thuẫn cụ thể giữa cậu và H bắt nguồn từ nguyên nhân nào, chắc cậu và H là những người hiểu rõ nhất và cũng chỉ có 2 cậu mới có thể hóa giải xích mích đó. Nhưng mình cảm thấy, cách giải quyết mâu thuẫn của cậu là không phù hợp. Cậu biết không, hành động chặn đường H để đánh và dọa nạt H chính là hành vi bạo lực học đường. Hành vi này sẽ để lại những hậu quả rất nghiêm trọng cho H, khiến H có thể rơi vào trạng thái hoảng sợ, ám ảnh và bị tổn thương về thể chất. Không những vậy, chính bản thân cậu cũng phải gánh chịu hậu quả từ hành vi bạo lực học đường (vì cậu đã vi phạm pháp luật).

Mình viết thư này, mong cậu nhìn nhận rõ hơn về hành động của bản thân và mong cậu thay đổi, không sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn nữa!

Chúng ta hãy xây dựng tình bạn trong sáng để tuổi học trò mãi là những kỉ niệm đẹp nhé A!

Kí tên

…….

Bài tập 10 trang 44 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy thảo luận với các bạn cùng lớp để thực hiện dự án: “Văn minh học đường”.

Lời giải:

(*) Gợi ý: thảo luận với các bạn về vấn đề: văn hóa ứng xử trong môi trường học đường.

1 108 lượt xem