Sách bài tập KTPL 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Bình đẳng giới

Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải Sách bài tập KTPL lớp 11 Bài 11: Bình đẳng giới sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập trong SBT Kinh tế pháp luật 11 Bài 11 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:

1 102 lượt xem


Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 11: Bình đẳng giới

I. Củng cố

Bài tập 1 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hãy đánh dấu V vào câu trả lời đúng.

Câu 1 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Bình đẳng giới là gì?

a. Là quyền bình đẳng dành riêng cho nữ giới, nữ giới được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. 

b. Là quyền bình đẳng dành riêng cho nam giới, nam giới được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng,của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. 

c. Là việc ngang bằng nhau trong mọi khía cạnh đời sống xã hội giữa nam và nữ, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. 

d. Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 2 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào bị nghiêm cấm khi thực hiện bình đẳng giới theo Hiến pháp năm 2013

a. Phân biệt nam nữ trong giáo dục. 

b. Phân biệt nam nữ trong lao động.

c. Phân biệt nam nữ trong gia đình. 

d. Phân biệt đối xử về giới.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 3 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, chủ thể nào có trách nhiệm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội?

a. Gia đình và xã hội.

b. Nhà nước và xã hội.

c. Nhà nước, xã hội và gia đình.

d. Nhà nước, gia đình và mọi cá nhân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 4 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức là nội dung của bình đẳng giới trong lĩnh vực

a. xã hội.

b. cộng đồng.

c. chính trị.

d. quản lí nhà nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 5 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo là nội dung của bình đẳng giới trong lĩnh vực

a. giáo dục.

b. đào tạo.

c. giáo dục nghề nghiệp.

d. giáo dục và đào tạo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động

a. nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

b. quy định tỉ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động; ưu tiên nữ giới trong tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

c. đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ ưu tiên nữ giới trong đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

d. người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 7 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhận định nào dưới đây thể hiện nội dung của bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình?

a. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

b. Vợ chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong chăm sóc cha mẹ, ông bà.

c. Vợ có nghĩa vụ chăm sóc con cái, chồng có nghĩa vụ tạo ra của cải nuôi sống gia đình.

d. Trong việc tạo lập tài sản, vợ, chồng sở hữu tài sản do mình tạo ra trong thời kì hôn nhân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 8 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhận định nào dưới đây sai?

a. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt.

b. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

c. Bình đẳng giới là đấu tranh cho nữ giới, chống lại đàn ông.

d. Bình đẳng giới là quyền bình đẳng giữa các giới tính.

e. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lí, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

g. Nhà nước bảo đảm tỉ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Lh. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

i. Theo quy định pháp luật, lao động nữ khu vực nông thôn không được hỗ trợ dạy nghề.

k. Tiêu chuẩn tuyển dụng giữa nam và nữ có sự khác biệt.

l. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

m. Bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống và xã hội, góp phần cải thiện đời sống.

n. Bình đẳng giới tạo cơ hội giải phóng nam giới thoát khỏi định kiến xã hội về giới.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C, I, K

Bài tập 2 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hãy cho biết lĩnh vực thực hiện bình đẳng giới được đề cập trong các thông tin dưới đây.

Thông tin

Lĩnh vực thực hiện bình đẳng giới

Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.

 

Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

 

Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

 

Bảo đảm tỉ lệ thích dáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

 

Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

 

Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

 

Lời giải:

Thông tin

Lĩnh vực thực hiện bình đẳng giới

Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.

Chính trị

Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

Giáo dục và đào tạo

Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

Lao động

Bảo đảm tỉ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

Chính trị

Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

Gia đình

Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

Gia đình

II. Luyện tập

Bài tập 1 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Nam, nữ được trả lương ngang bằng nhau trong hoạt động lao động.

b. Bình đẳng giới là nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013.

c. Nhà nước nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử về giới.

d. Thực hiện bình đẳng giới cũng là trách nhiệm của nữ giới.

e. Tỉ lệ đại biểu Quốc hội là nữ được bảo đảm theo mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

g. Quy định về tỉ lệ lao động nam, nữ được tuyển dụng là một biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.

Lời giải:

a. Sai. Mặc dù bình đẳng giới khuyến khích việc trả lương ngang bằng cho nam và nữ trong hoạt động lao động, nhưng thực tế vẫn tồn tại sự phân biệt lương giữa nam và nữ trong nhiều trường hợp.

b. Đúng. Bình đẳng giới là nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, đó là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để bảo đảm bình đẳng giới tại Việt Nam.

c. Đúng. Nhà nước nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử về giới theo Hiến pháp năm 2013 và các quy định pháp luật khác.

d. Sai. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cả nam và nữ, không chỉ của nữ giới. Bình đẳng giới yêu cầu sự hợp tác và đóng góp từ cả hai giới để loại bỏ các hạn chế và định kiến về giới tính.

e. Đúng. Hiến pháp năm 2013 bảo đảm tỉ lệ đại biểu Quốc hội là nữ được bảo đảm theo mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

g. Đúng. Quy định về tỉ lệ lao động nam, nữ được tuyển dụng có thể là một biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bằng cách đảm bảo cơ hội công bằng cho nam và nữ trong lĩnh vực lao động và đối xử trên cơ sở năng lực và kỹ năng, không phân biệt giới tính.

Bài tập 2 SBT Kinh tế Pháp luật 11Hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1. Mặc dù chị A và anh B có trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp như nhau, làm cùng công việc có tính chất giống nhau, nhưng anh B lại được Công ty Y trả lương cao hơn chị A.

Việc làm của Công ty Y có vi phạm quy định về bình đẳng giới hay không? Vì sao?

Trường hợp 2. Bạn A kiến nghị nên tổ chức hình thức trường học đơn giới tính để nam và nữ học riêng biệt. Nhưng bạn B cho rằng như vậy là không đúng với xu hướng bình đẳng giới của xã hội hiện nay.

Em đánh giá như thế nào về quan điểm của bạn A và bạn B?

Lời giải:

Trường hợp 1: Việc làm của Công ty Y đã vi phạm quy định về bình đẳng giới. Chị A và anh B làm cùng công việc có tính chất giống nhau, nhưng anh B lại được trả lương cao hơn chị A. Điều này tạo ra sự chênh lệch lương giữa nam và nữ trong cùng một vị trí công việc và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, và có thể được xem là một trường hợp phân biệt đối xử về giới. Bình đẳng giới đòi hỏi trả lương dựa trên năng lực và công việc thực hiện chứ không phân biệt giới tính. 

Trường hợp 2:

- Quan điểm của bạn A: Quan điểm này tạo ra một sự chia rẽ dựa trên giới tính trong hệ thống giáo dục.

- Quan điểm của bạn B: Quan điểm này nhấn mạnh sự quan trọng của việc tạo ra môi trường giáo dục bình đẳng cho nam và nữ, khuyến khích họ học cùng nhau và hòa trộn trong môi trường giáo dục.

Bài tập 3 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hãy đọc các thông tin dưới đây và đánh dấu X vào thông tin vi phạm bình đẳng giới.

Thông tin

Vi phạm bình đẳng giới

Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam.

 

Quan niệm phụ nữ chỉ nên làm công việc nội trợ, nữ công gia chánh.

 

Quy định ưu tiên tuyển dụng đối với lao động nữ

 

Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam.

 

Hạn chế nữ giới (hoặc nam giới) tham gia các hoạt động xã hội.

 

Quan niệm đàn ông phải gánh vác gia đình thay cho phụ nữ.

 

Lời giải:

Thông tin

Vi phạm bình đẳng giới

Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam.

 

Quan niệm phụ nữ chỉ nên làm công việc nội trợ, nữ công gia chánh.

X

Quy định ưu tiên tuyển dụng đối với lao động nữ

X

Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam.

 

Hạn chế nữ giới (hoặc nam giới) tham gia các hoạt động xã hội.

X

Quan niệm đàn ông phải gánh vác gia đình thay cho phụ nữ.

X

Bài tập 4 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Bình đẳng giới có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người và xã hội? Hãy cho biết quan điểm của em về vấn đề này.

Lời giải:

- Bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống, góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội, hướng tới xã hội công bằng - dân chủ - văn minh.

- Em tin rằng bình đẳng giới là một giá trị quan trọng và cần thiết trong mọi xã hội. Nó không chỉ là quyền lợi của một giới tính, mà là quyền của tất cả mọi người để tham gia vào cuộc sống và xã hội một cách bình đẳng và tự do. Bằng cách thúc đẩy bình đẳng giới, chúng ta có thể xây dựng một xã hội tốt hơn, công bằng hơn và giàu có hơn trong mọi khía cạnh.

III. Vận dụng

Bài tập 1 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hãy xây dựng kịch bản một câu chuyện về bình đẳng giới (trong lĩnh vực chính trị, giáo dục lao động hoặc gia đình) và biểu diễn trước lớp.

Lời giải:

(*) Tham khảo: TIỂU PHẨM:  MẸ ĐÃ HIỂU RỒI!

Thưa cùng Quý vị!

“Trọng nam, khinh nữ” là một tư tưởng phân biệt đối xử theo giới tính, trong đó coi nam giới quan trọng hơn phụ nữ. Mặc dù hiện nay, quyền của phụ nữ được công nhận nhưng không ít người vẫn còn mang nặng tư tưởng này và thể hiện ở những mức độ khác nhau.

Việt Nam là đất nước chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng phong kiến và Nho giáo. Không ít người vẫn quan niệm: Nếu gia đình không có con trai nối dõi sẽ bị xem là “tuyệt tự” và khi bố, mẹ hoặc ông, bà mất đi sẽ không có người thờ cúng. Và bởi vậy, nhiều gia đình vẫn phải cố đẻ cho được con trai. 

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vị trí vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta. Người luôn căn dặn các cấp uỷ Đảng, cơ quan, đơn vị phải quan tâm chăm lo cho phụ nữ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ nữ, vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Luật Bình đẳng giới được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007 đã thể chế hoá quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về “Nam, nữ bình quyền”, giải phóng phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Tiểu phẩm pháp luật dưới đây với tên gọi “Mẹ đã hiểu rồi!” thể hiện những quan niệm tích cực và là tấm gương phản chiếu cho những ai còn mang nặng tư tưởng “trọng nam khinh nữ”.

I. Nhân vật:

- Bà Hòa

- Bình: con trai bà Hòa

- Thảo: vợ anh Bình

II. Nội dung tiểu phẩm:

Hôm nay, bà Hòa từ Tiên Lãng lên thành phố thăm vợ chồng con trai. Ai cũng nói nhà bà có phúc. Anh Bình là con trai bà học hành giỏi giang, sau khi tốt nghiệp đại học thi được vào một cơ quan nhà nước danh tiếng ở thành phố. Con dâu bà - chị Thảo - làm giáo viên, lại rất lễ phép, hiểu thảo với bố, mẹ chồng. Cư xử đối nội, đối ngoại của chị Thảo chưa bao giờ phải để ông, bà phải phiền lòng. Chỉ có một chuyện vẫn chưa được vui là vợ chồng anh Bình, chị Thảo sinh được hai cô con gái, chưa có cháu đích tôn cho ông bà. Hai đứa cháu gái xinh xắn, ngoan ngoãn ông bà rất quý nhưng ngặt nỗi cả mấy đời, gia đình chồng bà đều là “độc đinh”, đến đời anh Bình vẫn thế. Ông, bà Hòa đã đôi lần nhắc khéo vợ, chồng anh Bình cố sinh thêm đứa con trai để làm tròn trách nhiệm với tổ tiên, dòng họ nhưng chỉ thấy hai người cứ “dạ, vâng” mà thôi.

Thông thường, cứ đôi, ba tuần, bà nhớ con, nhớ cháu lại lên thành phố thăm và ở lại chơi vài hôm. Nhưng từ khi dịch bệnh Covid- 19 diễn biến phức tạp, đi lại khó khăn, bà cũng hạn chế hơn. Hôm nay, bà Hòa lên thăm cháu, cũng được chồng giao cho “nhiệm vụ” nói chuyện cụ thể với vợ, chồng anh Bình việc này. Chiều tối, nhân lúc con trai chưa đi làm về, chị Thảo đang nấu cơm, bà Hòa thủ thỉ nói chuyện với con dâu.

Bà Hòa: Con à, con có nhớ bà Thúy hàng xóm nhà bố, mẹ không? Hôm qua, mẹ mới sang nhà thăm con dâu bà ấy mới sinh đứa con trai kháu khỉnh lắm!

Thảo: Vâng, con có nhớ mẹ ạ. Thằng bé thích lắm hả mẹ?

Bà Hòa: Thích lắm con ạ! Mà Thảo ơi mẹ bảo này, nhà mình con Na đã học lớp 2, con Nấm cũng gần 4 tuổi. Hai vợ chồng con tính xem, sang năm cố gắng sinh thêm lấy thằng cu. Bố, mẹ cũng có tuổi rồi. Bố con mong được bế cháu đích tôn lắm.

Thảo (mắt thoáng buồn, đến ngồi cạnh bà Hòa): Mẹ ơi, bố, mẹ vẫn trách con sinh con một bề phải không ạ?

Bà Hòa: Không! Không! Bố mẹ đâu trách gì con. Mấy năm con về làm dâu, con luôn hiếu thảo, lễ phép. Bố mẹ quý mến và coi con như con gái. Ý bố mẹ là, nhà mình neo người, thằng Bình chồng con là con một, đất đai ở quê thì rộng mênh mông. Bố, mẹ mong càng đông con, đông cháu càng thêm vui. Hai vợ, chồng con công việc đã ổn định, kinh tế cũng vững rồi. Hai chị em con Na, con Nấm đều đã lớn. Sinh thêm đứa nữa cũng không phải vấn đề. Ông trời thương cho con trai thì tốt, mà nếu là con gái cũng không sao. Càng nhiều con, càng nhiều lộc con ạ!

Thảo: Mẹ ơi, con hiểu tấm lòng và mong muốn của bố, mẹ nhưng hai vợ, chồng con đều làm cơ quan nhà nước…

Bà Hòa: Làm nhà nước thì cũng tốt mà không thì ra ngoài làm có sao đâu, bố, mẹ già rồi chỉ mong có thêm đứa cháu đích tôn...

Thảo: Chúng con hiểu biết quy định của pháp luật mà lại vi phạm thì không được mẹ ạ.

Bà Hòa: Sao lại vi phạm? Vi phạm cái gì hả con? Mình chỉ sinh con đẻ cái, chứ có làm gì sai trái đâu, có làm hại đến ai đâu?

Thảo: Vâng mẹ ạ, mình không làm hại đến ai nhưng khi kết hôn, vợ, chồng con đã thống nhất dù con gái hay trai cũng chỉ sinh hai con thôi. Bây giờ chúng con có con Na, con Nấm rồi nên không sinh thêm nữa. Chúng con chỉ muốn tập trung nuôi dạy các cháu nên người. Chất lượng dân số bây giờ còn quan trọng hơn cả số lượng đấy. Các văn bản pháp luật của nhà nước đã quy định rất cụ thể về việc này rồi mẹ ạ.

Bà Hòa: Pháp luật quy định sao hả con?

Thảo: Mẹ ạ, trong Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định: “Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú”; “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”...; Rồi Luật Bình đẳng giới còn quy định chi tiết hơn nữa về việc bình đẳng giữa nam và nữ đó mẹ ạ!

Bà Hòa: Bình đẳng giới cũng được quy định thành luật hả con? Vậy thế nào là bình đẳng giới?

Thảo: Vâng mẹ ạ! Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội thông qua từ năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007 đó mẹ. Luật Bình đẳng giới của nước ta quy định: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới bao gồm: Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới; Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới; Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới; Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật; Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.

Bà Hòa: “Bình đẳng giới” nhưcon vừa nói được nhà nước ta quy định trong những lĩnh vực nào hả con?

Thảo: Thưa mẹ, pháp luật nước ta quy định bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế, lao động đến lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao và cả bình đẳng giới trong gia đình đó mẹ.

Bà Hòa: Con nói cho mẹ nghe rõ hơn về bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình là như thế nào?

Thảo: Vâng, tại Điều 18 Luật Bình đẳng giới có quy định:

Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

Ngoài các quy định mang tính nguyên tắc, Luật Bình đẳng giới còn quy định các biện pháp cụ thể để thúc đẩy bình đẳng giới trong từng lĩnh vực đó mẹ ạ.

Bà Hòa: Mẹ không biết những quy định pháp luật như con vừa nói. Mẹ cứ nghĩ đơn giản rằng, so với thời của bố mẹ trước đây, giờ các con có điều kiện hơn nhiều nên đẻ thêm đứa con nữa vẫn có thể nuôi dạy tốt mà.

Thảo: Nhưng mẹ ơi, chúng con đã có hai con là đủ tiêu chuẩn rồi. Sinh thêm nữa là vi phạm. Chỉ có một số trường hợp đặc biệt thì được sinh con thứ ba thôi, mà vợ, chồng con lại không rơi vào số đó.

Bà Hòa: Vậy những trường hợp nào được sinh con thứ ba vậy con? Con nói cho mẹ biết xem có thể vận dụng vào nhà mình được không?

Thảo: Mẹ ơi, tại Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số có nêu những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con, đó là: Trường hợp cả hai vợ chồng hoặc có vợ hoặc chồng là người dân tộc thiếu số ít dân, tức là dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân; sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên; đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên; tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi; nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận; Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

Bà Hòa: Theo quy định trên thì đúng là các con không thuộc trường hợp được sinh con thứ ba rồi. Nhưng mà mẹ thấy thực tế có mấy người bị xử phạt vì sinh con thứ ba đâu? Mà mẹ nghĩ, nếu vợ, chồng con mà sinh được thằng cu thì bao nhiêu tiền phạt cũng chẳng thành vấn đề con ạ.

Thảo: Nhưng chúng con là Đảng viên nên cũng cần gương mẫu mẹ ạ, chứ để đến lúc bị kỷ luật thì không hay chút nào.

Bà Hòa: Thế bị kỷ luật thì như thế nào, nói mẹ nghe xem nào?

Thảo: Chúng con đều là công chức, viên chức nên theo quy định hiện hành có thể bị xử lý kỷ luật mẹ ạ. Điều 6 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ có quy định: Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.

Khoản 9 Điều 8 Nghị định này quy định kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng trong trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức.

Nếu bị khiển trách thì không được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn hay xét thi đua, khen thưởng gì đâu mẹ ạ!

Bà Hòa: Pháp luật quy định vậy hả con? Mà khiển trách là hình thức kỷ luật có nặng không con?

Thảo: Khiển trách là hình thức nhẹ nhất đấy mẹ! Bây giờ các cháu cũng cứng cáp rồi, bọn con muốn có thời gian để phấn đấu cho sự nghiệp, cho công việc tốt hơn. Chúng con là Đảng viên mà không gương mẫu thì còn nói ai nghe nữa ạ!

Bà Hòa (ậm ừ): Thế thì cũng ảnh hưởng nhiều đấy. Mẹ cứ ngỡ mọi thứ đơn giản thì tính…

Bà Hòa và chị Thảo đang nói chuyện thì anh Bình đi làm về.

Bình: Con chào mẹ! Hai mẹ con lại tranh thủ lúc con không có nhà nói xấu gì con phải không?

Bà Hòa: Ai nói xấu gì anh. Mẹ con tôi đang có chuyện cần bàn.

Bình: Hai mẹ con tâm sự gì đấy? Sao chẳng bao giờ con thấy mẹ tâm sự với con nhỉ? Nhiều lúc con tự hỏi không biết con là con trai mẹ hay Thảo là con gái mẹ nữa…

Bà Hòa: Cái thằng này hay nhỉ, lớn rồi mà như trẻ con ấy. Thảo vừa là con dâu, vừa là con gái của tôi. Anh đừng hòng mà chia rẽ tình cảm mẹ con tôi nhé!

Bình (cười): Là con nói đùa vậy thôi, chứ mẹ chồng với con dâu hợp nhau thế thì con là người vui nhất, hạnh phúc nhất. Mà hai mẹ con tâm sự gì bí mật mà không thể cho con biết được vậy?

Bà Hòa: À! Chả là lần này lên thăm vợ chồng anh, mẹ được bố anh “ủy quyền”, định bảo vợ chồng anh...

Bình: Thôi, thôi, con hiểu rồi! Lại cái chuyện “nếp”, “tẻ” ấy hả mẹ? Con đã nói nhiều lần rồi mà. Chúng con không quan trọng sinh con trai hay con gái. Mẹ thấy đó, hai đứa cháu gái của mẹ vừa xinh xắn, ngoan ngoãn lại thông minh, lanh lợi. Mà chúng con sống hạnh phúc bên nhau chẳng phải là mong mỏi của bố mẹ khi về già đó hay sao. Con Na mới dự thi và được giải thưởng Cuộc thi “Cây đàn tuổi thơ” đó mẹ!

Bà Hòa (cười): Mẹ biết rồi, biết rồi. Nãy giờ anh chưa đi làm về, mẹ đã được con Thảo phân tích cho tường tận, cặn kẽ, mẹ đã hiểu ra rồi!

Bình: Mẹ ơi, nếu tư tưởng mẹ đã “thông” rồi thì mẹ nói với bố giúp con. Chúng con là công chức, viên chức nhà nước, phải nghiêm chỉnh tuân thủ và chấp hành pháp luật mẹ ạ. Nếu mình vi phạm không chỉ mình bị kỷ luật mà còn ảnh hưởng đến cơ quan, tập thể nữa. Mà quan trọng hơn, bây giờ thời đại mới rồi, con trai cũng như con gái nên cần từ bỏ tư tưởng lạc hậu trước đây về “trọng nam khinh nữ”. Đấy, mẹ xem, con gái mà giỏi giang như Thảo nhà mình thì còn bằng mấy con trai ấy mẹ!

Thảo (quay sang bà Hòa, cười ngượng nghịu): Ai lại nịnh vợ lộ liễu thế chứ mẹ nhỉ!

Bình: Anh có nịnh đâu. Anh nói sự thật mà.

Bà Hòa: Mẹ thấy thằng Bình nói cũng đúng đấy. Cũng không nịnh quá lời đâu. Được rồi, để mẹ về đả thông tư tưởng cho bố con. Các con cứ yên tâm nhé!

Ba mẹ con cùng chuẩn bị bữa ăn tối trong căn nhà ríu ran tiếng cười vui hạnh phúc!

Bài tập 2 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hãy tìm hiểu trên mạng xã hội và tóm tắt lại một câu chuyện (khoảng 100 chữ) về việc vi phạm quyền bình đẳng giới.

Lời giải:

Một câu chuyện về vi phạm quyền bình đẳng giới gần đây là sự việc công ty A bị tố cáo không thăng cấp nữ nhân viên mặc dù họ có kỹ năng và kinh nghiệm tương đương với nam. Sự việc này đã gây xôn xao trên mạng xã hội và thúc đẩy cuộc thảo luận về sự công bằng và bình đẳng giới trong môi trường làm việc.

1 102 lượt xem