Tác giả tác phẩm Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 9 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn Ngữ văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 74 lượt xem


Tác giả - Tác phẩm: Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo

I. Tìm hiểu văn bản Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn

Cột cờ Thủ Ngữ – Wikipedia tiếng Việt

1. Thể loại

- Tác phẩm Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn thể loại: văn bản thông tin.

2. Xuất xứ

- In trong tạp chí Thế giới di sản, 6/2023.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: thuyết minh.

4. Bố cục đoạn trích

- Phần mở đầu: giới thiệu khái quát về cột cờ Thủ Đức

- Phần nội dung: trình bày những thông tin cụ thể, những khía cạnh khác nhau của cột cờ Thủ Đức.

- Phần kết thúc: nhận xét khái quát về cột cờ Thủ Đức.

5. Giá trị nội dung

- Văn bản Cột cờ Thủ Đức- di tích cổ bên sông Sài Gòn viết về cột cờ Thủ Đức với tư cách là một trong những công trình cổ nhất của Sài Gòn. Thông qua văn bản bạn đọc được cung cấp một số thông tin cơ bản về cột cờ Thủ Đức như năm xây dựng, nguồn gốc tên gọi, quá trình tồn tại, các sự kiện lớn gắn với địa điểm này… Từ những thông tin ấy, bạn đọc không chỉ hiểu biết hơn về một di tích cổ tại Sài Gòn mà còn có được những cảm nhận sâu sắc, đặc biệt đối với di tích này.

6. Giá trị nghệ thuật

- Lập luận logic, dẫn chứng thuyết phục.

II. Tìm hiểu chi tiết văn bản Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn

1. Cách triển khai thông tin trong văn bản

Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo

- Mục đích của văn bản này chính là cung cấp những thông tin cơ bản như thời điểm ra đời, nguồn gốc tên gọi, đặc điểm kiến trúc, chức năng, bề dày lịch sử … của di tích cổ- cột cờ Thủ Đức.

- Những đặc điểm của văn bản giúp em nhận ra mục đích của văn bản là:

+ Cấu trúc của văn bản đảm bảo đảu 3 phần: mở đầu- giới thiệu khái quát về cột cờ Thủ Đức; nội dung- trình bày những thông tin cụ thể, những khía cạnh khác nhau của cột cờ Thủ Đức; kết thúc: nhận xét khái quát về cột cờ Thủ Đức.

+ Hình thức: Tên đề mục các phần tương đương với những khía cạnh khác nhau của đối tượng được in đậm; sử dụng nhiều hình ảnh minh họa cho đối tượng.

+ Cách trình bày thông tin: theo trình tự thời gian (ứng với các mốc sự kiện, các năm)

- Phần văn bản: “Cách mạng tháng Tám thành công… sự hi sinh anh dũng vì Tổ quốc của những người Việt Nam” sử dụng cách trình bày thông tin theo trình tự thời gian kết hợp với yếu tố tự sự, biểu cảm có tác dụng tái hiện lại sự kiện theo một trình tự tuyến tính, đồng thời tác động mạnh mẽ vào cảm xúc của người đọc.

- Những thông tin cơ bản và chi tiết của phần văn bản: “Sau khi chiếm được Nam Kỳ, vào năm 1862, người Pháp tiến hành xây dựng khu thương cảng Sài Gòn… và đến năm 2011 thì được trùng tu với hình dáng kiến trúc như chúng ta đang thấy hiện nay” là:

+ “Tháng 10/1865… một cột tín hiệu Mát đề Xích-nhô… tòa nhà trụ sở của hãng.”

+ “Cột tín hiệu này được xây dựng … làm tín hiệu cho các tàu thuyền.”

+ “Ban đầu, cột tín hiệu này được làm đơn giản… đến năm 2011 thì được trùng tu với hình dáng kiến trúc như chúng ta đang thấy hiện nay.”

- Những chi tiết trong trên không chỉ khái quát được thời điểm ra đời, lí giải tên gọi của di tích cổ cột cờ Thủ Đức mà còn diễn giải được một quá trình thay đổi về diện mạo của khu di tích này.

1 74 lượt xem