Tác giả tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 9 chi tiết nhất
Tác giả tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh Ngữ văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 9. Mời các bạn đón xem:
Tác giả - Tác phẩm: Sơn Tinh, Thủy Tinh - Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo
I. Tác giả văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Nguyễn Nhược Pháp (1914 – 1938) quê ở làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội).
- Là con học giả Nguyễn Văn Vĩnh.
II. Tìm hiểu văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh
1. Thể loại
- Tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc thể loại: truyện thơ.
2. Xuất xứ
- Bài thơ Sơn Tinh, Thủy Tinh in trong tập Ngày xưa (in lần đầu năm 1935).
- Văn bản được in trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 25, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2000.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm, miêu tả.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến giời đông): khung cảnh Hùng Vương kén rể cho Mị Nương.
- Phần 2 (tiếp theo đến đầm quanh): vẻ đẹp của Sơn Tinh.
- Phần 3 (tiếp theo đến mà hoa): vẻ đẹp của Thủy Tinh.
- Phần 4 (tiếp theo đến Ô!Vì ta): cuộc giao tranh giữa hai vị thần.
- Phần 5 (đoạn còn lại): lí giải lí do hằng năm Thủy Tinh dâng nước.
5. Giá trị nội dung
- Bài thơ đã tái hiện lại cuộc giao tranh giành Mỵ Nương của Sơn Tinh và Thủy Tinh. Từ đó cho thấy tình yêu của thần cũng giống con người, cũng yêu và trải qua những ghen tuông, thất bại trong tình yêu. Và cũng qua đó lý giải hiện tượng bão lũ hàng năm của tự nhiên.
6. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn từ hấp dẫn, cách miêu tả sinh động.
- Xây dựng hình tượng nhân vật dáng dấp thần linh, với nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo.
- Cách kể chuyện qua những vần thơ đầy lôi cuốn, hấp dẫn.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh
1. Chủ đề, cảm hứng của bài thơ
- Chủ đề: chinh phục thiên tai của con người.
- Cảm hứng chủ đạo: truyện thể hiện sự quyết tâm của Sơn Tinh trong việc cưới Mị Nương. Qua đó thể hiện lòng chân thành trong tình yêu; đồng thời cũng thể hiện quyết tâm chinh phục khó khăn trong cuộc sống.
2. Nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh
a. Nhân vật Sơn Tinh
- Một người ở vùng núi Ba Vì, tuấn tú và tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh, chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Nhân dân trong vùng gọi chàng là Sơn Tinh.
- Vị thần núi Sơn Tinh thì có ba mắt. Mắt thứ ba kia như nhìn thấy mọi thứ để có thể thấy cảnh nhân dân lầm than trong dòng nước lũ và quyết tâm chiến thắng kẻ thù Thủy Tinh. Thần Sơn Tinh phi bạch hổ, oai phong lẫm liệt.
b. Nhân vật Thủy Tinh
- Thủy Tinh – một người ở mãi tận miền biển Đông tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến, hò mưa, mưa tới.
- Thủy Tinh thì mang theo dáng vẻ phong trần với râu ria quăn xanh rì. Màu xanh của biển cả nhuốm trên mình chàng. Cưỡi rồng uy nghi càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp Thủy Tinh vẽ đẹp của quyền lực, bão tố.
3. Những chi tiết kì ảo
- Sơn Tinh hiểu thần ghen, tức khắc/ Niệm chú, đất nẩy vù lên cao./ Hoa tay thần vẫy hùm, voi, báo/ Đuôi quắp, nhe nanh, giơ vuốt đồng,/ Đạp long đất núi, gầm xông xáo,/ Máu vọt phì reo muôn ngấn hồng.
- Sóng cả gầm reo lăn như chớp/ Thủy Tinh cưỡi lưng rồng hung hăng./ Cá voi quác mồm to muốn đớp,/ Cá mập quẫy đuôi, cuồng nhe răng,/ Càng cua lởm chởm bò như mác,/ Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao.
- Tác dụng: tạo ra một không gina mơ hồ, mang đến cho người đọc cảm giác phi thực, tăng thêm sự hấp dẫn và sự lôi cuốn của câu chuyện, đồng thời cũng thể hiện ý chí, sức mạnh của từng nhân vật.
IV. Các bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài Sơn Tinh, Thủy Tinh
Bài tham khảo 1
Thiên nhiên là người bạn đồng hành cùng con người thế nhưng nó cũng có sức hủy diệt rất lớn. Mưa gió lớn, bão bùng là kẻ thù ác liệt có thể phá hủy nhiều mùa vụ khiến cho cuộc sống của người nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Người nông dân ta xưa khi chưa có được khoa học kỹ thuật hiện đại đã lý giải hiện tượng này bằng truyện cổ tích “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” kể về cuộc tranh giành vợ giữa hai vị thần Sơn Tinh- thần núi, Thủy Tinh- thần biển. Trước sức mạnh của hai chàng trai, vua Hùng thứ mười tám không biết gả con cho ai đã đưa ra yêu cầu sính lễ nếu ai chuẩn bị xong trước sẽ gả con. Sơn Tinh đến sớm hơn, cưới được vợ về nhà thế nhưng Thủy Tinh không lấy được Mị Nương đã nổi giận đuổi đánh để giành lại. Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, làm ngập nhà cửa, ruộng đồng. Nhưng Sơn Tinh cũng không chịu thua, nước dâng tới đâu, chàng dâng núi cao tới đó. Cuối cùng Thủy Tinh thua nhưng hàng năm vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh.
Từ cuộc chiến ác liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, người nông dân đã tự lý giải nguyên nhân mưa lớn mỗi năm phá hoại mùa màng làm ngập nhà cửa, ruộng vườn trên vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc nước ta. Thủy Tinh chính là đại diện cho sức mạnh của mưa gió, bão lũ khủng khiếp mỗi năm. Sơn Tinh thể hiện sức mạnh, tinh thần kiên trì của người dân luôn cố gắng đắp đê ngăn lũ lụt, đánh lùi thiên tai. Sơn Tinh chiến thắng được Thủy Tinh hay chính là ước mơ thầm kín mà người nông dân gửi gắm qua câu chuyện cổ tích về một sức mạnh siêu nhiên có thể đánh bay được thiên tai nhằm cải thiện cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên câu chuyện cổ tích này còn mang ý nghĩa sâu sắc hơn. Đó là tiếng ca huy hoàng ca ngợi công lao to lớn của các vua Hùng đã có công xây dựng đất nước, là sự biết ơn sâu sắc được nhân dân gửi gắm.
Sau câu chuyện ta như thấy được phần nào những khó khăn của người Việt xưa, luôn phải đối diện với thiên nhiên khắc nghiệt để cầu mong một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trước khó khăn, họ không khuất phục, bằng ý chí nghị lực của mình đã luôn cố gắng khắc phục thiên tai bão lũ, đắp đê ngăn lũ, phòng ngừa thiên tai, gia cố nhà cửa.
Truyện cổ tích “Sơn Tinh, Thủy Tinh” tuy rằng chỉ là một câu chuyện do người nông dân xưa tưởng tượng ra để lý giải hiện tượng mưa lớn bão lũ hàng năm phá hủy ruộng vườn nhưng lại có nhiều ý nghĩa sâu sắc. Từ đó chúng ta cũng rút ra bài học cần phải có biện pháp phù hợp để ngăn chặn bão lũ, bảo vệ mùa màng.
Bài tham khảo 2
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có vô vàn những tác phẩm có giá trị văn hóa, truyền thống, lịch sử sâu sắc, đó là những truyền thuyết, những câu chuyện cổ những câu ca dao được lưu truyền từ đời này qua đời khác như một thứ tài sản tinh thần vô giá. Những truyền thuyết ấy đã phản ánh một cách khách quan và khái quát về vẻ đẹp cuộc sống sinh hoạt cùng những giá trị tinh thần sâu sắc, tích cực, về ước muốn những ước muốn và niềm tin cao đẹp của con người muôn đời nay. Sơn Tinh, Thủy Tinh là một trong những truyền thuyết có xuất xứ lâu đời nhất, gắn liền với tuổi thơ của nhiều độc giả thông qua lời kể của bà của mẹ. Câu chuyện thể hiện niềm khao khát chế ngự thiên nhiên của nhân dân ta, trước nỗi lo thiên tai bão lụt vẫn thường hoành hành hằng năm.
Bối cảnh của truyền thuyết là vào thời Hùng Vương thứ 18, ông chỉ có một cô con gái là công chúa Mị Nương. Vì tình cảm yêu thương con gái và nỗi lòng của cha mẹ nên vua Hùng muốn chọn cho con người chồng tốt nhất thiên hạ. Chính vì thế mới có cuộc kén rể, đọ tài đọ sức giữa hai chàng trai có xuất thân và sức mạnh phi thường. Người thứ nhất là thần núi Tản Viên, thường gọi là Sơn Tinh với khả năng 'vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi'. Còn chàng trai còn lại cũng chẳng kém cạnh, bởi chàng xuất thân là chúa vùng nước thẳm 'gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về'. Xét tổng thể, cả hai chàng trai đều làm vừa lòng vua Hùng, khiến ông rất khó chọn lựa, chính vì thế mới có chuyện thách cưới của vua Hùng.
Lễ vật thách cưới mà vua Hùng đưa ra cũng chẳng phải là những thứ tầm thường dễ kiếm, nào là 'một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao'. Tuy nói là lễ vật đưa ra công bằng cho cả hai chàng trai, nhưng nếu xét thật kỹ thì thật ra vua Hùng dường như có ý thiên vị cho Sơn Tinh hơn cả. Nói vậy bởi những sính lễ mà vua Hùng đưa ra, phần lớn đều chỉ có ở trên cạn, mà Sơn Tinh lại là thần núi, tìm kiếm những vật ấy thì có khó gì, ngược lại Thủy Tinh là thần nước thẳm, quanh năm chẳng mấy khi lên cạn thì làm sao chỉ trong vòng một đêm mà tìm thấy sính lễ. Hơn thế nữa, vua Hùng vốn cai trị cả một nước, nhưng thường xuyên quanh năm phải đau đầu vì chuyện thiên tai bão lũ, mưa gió bão bùng, thế nên sâu trong nội tâm hẳn ông cũng không mấy hài lòng với người tên Thủy Tinh chăng?
Cuối cùng, Sơn Tinh lấy được công chúa Mị Nương dường như đã là chuyện chắc chắn. Tuy nhiên, việc đến sau và không lấy được công chúa đã gây nên sự phẫn nộ trong lòng Thủy Tinh, bởi thứ nhất là sự ghen tức với Thủy Tinh, thứ hai là vì phần sính lễ gây khó dễ kia. Chính vì vậy, Thủy Tinh đã đuổi theo đánh Sơn Tinh nhằm cướp lại công chúa Mị Nương. Thủy Tinh 'hô mưa gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn', 'nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước'. Khả năng thần thông của Thủy Tinh đã đem đến một đợt thiên tai ngập lụt khủng khiếp, vốn là nỗi sợ ngàn đời của nhân dân ta. Tuy hiểm họa khôn lường như thế nhưng Sơn Tinh chẳng hề nao núng, chàng 'bốc từng quả đồi dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ', 'Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu'. Vì ngang tài ngang sức, nên cả hai đánh nhau ròng rã mấy tháng trời mà vẫn bất phân thắng bại, tuy nhiên theo lẽ thường, kẻ gây hấn trước mà mãi không thắng được, thường rất nhanh nản chí, đuối sức. Thủy Tinh dần dà mệt mỏi đành rút quân, Sơn Tinh giành chiến thắng vẻ vàng bởi ý chí kiên cường chống lại cái ác, cái phi lý. Nhưng với lòng thù hận sâu sắc vì thua cuộc, vì không có được Mị Nương vẫn khiến Thủy Tinh ghi thù, nên năm nào cũng gây ra bão lũ làm khổ nhân dân suốt mấy tháng trời, tuy nhiên cũng chưa bao giờ Thủy Tinh thắng được Sơn Tinh mà năm nào cũng phải ngậm ngùi rút quân về. Đây được cho là sự giải cho việc thiên tai bão lũ cứ liên tục xuất hiện hàng năm, rồi lại thoái lui là vậy.
Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh có nhiều nét nghệ thuật đặc sắc, xây dựng cốt truyện ly kỳ, hấp dẫn, có nhiều yếu tố kỳ ảo. Nhân vật được thần thánh hóa, có sức mạnh phi thường, tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ tượng trưng cho hai thế lực là sức mạnh của con và sức mạnh của thiên nhiên. Kết thúc truyện hợp lý, giải thích được lý do cho những đợt thiên tai hằng năm trên đất nước ta. Đồng thời cũng thể hiện một niềm tin, niềm khao khát chế ngự và chiến thắng thiên nhiên của ông cha ta từ xưa đến nay.