TOP 15 bài Nêu nhận xét về tính chất kì ảo của truyện Dế chọi (HAY NHẤT 2024)

Nêu nhận xét về tính chất kì ảo của truyện Dế chọi Ngữ văn 9 Kết nối tri thức gồm 15 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 9 hiệu quả hơn.

1 961 lượt xem


Nêu nhận xét về tính chất kì ảo của truyện Dế chọi

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) nêu nhận xét của em về tính chất kì ảo của truyện Dế chọi.

Nêu nhận xét về tính chất kì ảo của truyện Dế chọi (mẫu 1)

Dế chọi là câu chuyện mang nhiều yếu tố hoang đường, một đặc trưng nổi bật trong bút pháp nghệ thuật của “Liêu Trai chí dị”. Từ đó mà câu chuyện đã tái hiện một mảng hiện thực đen tối của xã hội, vì thế truyện có giá trị hiện thực sâu sắc. Yếu tố kì ảo đầu tiên chính là việc cô đồng đưa bức tranh cho Thành để đi tìm con dế cứu mạng gia đình, nhờ đó mà Thành như được sống lại, gia đình Thành có hi vọng được sống yên ổn. Sau đó là sự việc đau lòng đứa con của Thành nhảy xuống giếng và bị chết đuối. Tuy nhiên tác giả không chỉ để dừng lại đó mà lại sử dụng tiếp yếu tố kì ảo cho việc đứa con trai sống dậy, sau đó thằng bé hóa thân vào con dế. Nhờ đó đưa gia đình Thành một bước lên mây, có cuộc sống giàu sang quyền quý. Từ những yếu tố kì ảo xuất hiện trong văn bản, chúng ta thấy được tính chất kì ảo được tác giả sử dụng đã tạo nên tính chất li kì đầy chất quái dị nhưng không kém phần hấp dẫn. Từ đó làm nổi bật lên giá trị hiện thực về một xã hội tàn bạo, đè nén gây ra bao đau thương cho người dân hiền lành lương thiện. Đồng thời truyện cũng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, đồng cảm với số phận người dân không quyền không thế.

Nêu nhận xét về tính chất kì ảo của truyện Dế chọi (mẫu 2)

Dế chọi là câu chuyện mang đậm yếu tố kỳ ảo – một yếu tố chủ đạo trong cuốn Liêu Trai chí dị. Dế chọi đã bóc trần một mảng hiện thực đầy u ám và tăm tối, nơi con người dễ dàng bị mê muội bởi quyền lực và tiền bạc. Yếu tố kỳ ảo gắn liền với Thành – một người liêm khiết nhưng bị chế độ chèn ép, chà đạp. Hai yếu tố kỳ ảo được xuất hiện trong câu chuyện chính là khi Thành đến gặp bà đồng và khi con dế là con trai Thành hóa thân. Mặc dù sử dụng những chi tiết kỳ ảo như vậy nhưng giá trị hiện thực của Dế chọi mang lại cho người đọc vẫn không hề thay đổi mà ngược lại còn đem lại sự hấp dẫn, mới mẻ, thú vị cho người đọc. Dế chọi đã cho thấy hiện thực về một xã hội tàn bạo, đè nén gây ra bao đau thương cho người dân hiền lành lương thiện. Đồng thời thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, đồng cảm với số phận người dân không quyền không thế.

Nêu nhận xét về tính chất kì ảo của truyện Dế chọi (mẫu 3)

Tính chất kì ảo là một trong những yếu tố đã làm nên thành công của truyện Dế chọi. Truyện có hai sự việc mang tính chất kì ảo. Sự việc thứ nhất là mảnh giấy do bà đồng gù ném ra sau khi vợ Thành sắm lễ đến xin bói, những hình vẽ trên mảnh giấy kia là sự chỉ dẫn kì lạ giúp Thành bắt được con dế quý. Sự việc thứ hai: sau khi làm chết con dế quý của cha, đứa con trai 9 tuổi của Thành đã hoá thân thành con dế, tuy nhỏ, nhưng có thể thắng bất cứ con dế kì lạ nào. Để thấy được ý nghĩa, vai trò của từng yếu tố kì ảo trong truyện, cần đặt nó vào mạch chuyện. Sự kiện thứ nhất xuất hiện lúc Thành đang lâm vào thế bế tắc: không làm sao mà tìm được con dế đạt tiêu chuẩn để nộp quan, khiến Thành rơi vào khốn đốn: bị đánh đập, o ép đến mức muốn tự tử. Mảnh giấy có tính chất chỉ dẫn của bà đồng gù đã giúp Thành tìm được con dế quý. Mặc dù con dế đó không nộp được cho quan (vì bị đứa con trai làm chết), nhưng có vai trò dẫn đến sự việc có tính chất kì ảo thứ hai: đứa con trai đã hoá thành một con dế để cứu cha. Như vậy, các yếu tố kì ảo trong truyện có quan hệ liên đới, cùng tập trung tháo gỡ bế tắc của nhân vật, đẩy câu chuyện phát triển theo chủ ý sáng tạo của tác giả.

Nêu nhận xét về tính chất kì ảo của truyện Dế chọi (mẫu 4)

Câu chuyện mang yếu tố hoang đường, kì ảo đúng với chất trong thiên truyện Liêu Trai chí dị. Truyện mang giá trị hiện thực sâu sắc, câu chuyện đi sâu tái hiện hiện thực thời kì xã hội đen tối. “Dế chọi” đã phản ánh bộ mặt của tầng lớp quan lại, vui lòng vua ham chơi, ham thú vui mà dẫn đến những thảm cảnh của dân chúng bằng ngôn từ dễ hiểu, gần gũi và dễ đọc. Ý nghĩa được truyền tải và bộc bạch rõ ràng theo trình tự thắt nút - cao trào - mở nút hoàn chỉnh mà không có xung đột mạnh, giúp cho người đọc có thể tiếp cận và thấy được rõ bối cảnh và cuộc sống của thời kỳ. Chi tiết kỳ ảo giúp phê phán, lên án hội tham quan vì vinh hoa phú quý mà chà đạp lên con người. Một hiện thực tàn khốc của một thời kỳ đã được nêu ra một cách trần trụi và rõ nét. Giúp người đọc có thể thấy rõ bộ mặt quan xưa, xã hội thời kỳ xưa. Để từ đó thêm trân trọng cuộc sống của hiện tại.

Nêu nhận xét về tính chất kì ảo của truyện Dế chọi (mẫu 5)

Truyện dế chọi là một câu chuyện mang đến cho người đọc những yếu tố hoang đường, kì ảo nhưng không kém phần li kì, hấp dẫn. Những hình ảnh thể hiện tính chất kì ảo trong truyện: cô đồng đưa bức tranh để Thành đi tìm con dế cứu mạng gia đình, con của Thành nhảy xuống giếng bị chết được và sống dậy, hóa thân thành con dế giúp gia đình có cuộc sống giàu sang, phú quý. Từ những yếu tố kì ảo, hoang đường đó đã làm nổi bật lên giá trị hiện thực, phản ánh một xã hội tàn bạo gây ra những mất mát, đau thương cho người dân chỉ vì thú vui của vua, quan phong kiến. Đồng thời, yếu tố kì ảo cũng làm sáng lên giá trị nhân đạo sâu sắc, đồng cảm với số phận của người dân hiền lành, chất phác.

Nêu nhận xét về tính chất kì ảo của truyện Dế chọi (mẫu 6)

Truyện Dế chọi thành công nhờ sử dụng các yếu tố có tính chất kì ảo. Xuyên suốt mạch truyện có hai sự việc mang tính chất kì ảo. Sự việc thứ nhất là mảnh giấy do bà đồng gù ném ra sau khi vợ Thành sắm lễ đến xin bói, những hình vẽ trên mảnh giấy đã đưa ra chỉ giúp Thành bắt tìm con dế quý. Sự việc thứ hai là sau khi vô tình làm chết con dế quý của cha, hồn đứa con trai 9 tuổi của Thành đã hóa thân thành con dế nhỏ có thể đánh đâu thắng đó. Những yếu tố kì ảo trong truyện đều được tác giả đặt đúng sự kiện để phát huy vai trò đặc biệt. Lần thứ nhất xuất hiện lúc Thành đang lâm vào thế bế tắc khi không tìm được con dế đạt tiêu chuẩn để nộp cho quan. Mảnh giấy của bà đồng gù đã giúp Thành bắt được con dế quý. Tính chất kì ảo xuất hiện lần thứ hai qua sự việc đứa con trai hóa thành một con dế để cứu cha. Mối quan hệ liên đới của các yếu tố kì ảo giúp tháo gỡ bế tắc của nhân vật và đẩy câu chuyện phát triển theo chủ ý sáng tạo của tác giả.

Nêu nhận xét về tính chất kì ảo của truyện Dế chọi (mẫu 7)

đang cập nhật

1 961 lượt xem