Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Con suối bản tôi
Bản tôi chạy dọc hai bên bờ suối, trên hai sườn núi tương đối bằng phẳng. Con suối khá to từ những dãy núi xa lắc xa lơ chảy về.
Con suối chảy qua bản tôi bốn mùa nước xanh trong. Những ngày lũ, suối cũng chỉ đục vài ba ngày. Để tiện đi lại, người bản tôi bắc khá nhiều cầu qua suối. Cầu ghép bằng đôi thân cây to hoặc một thân cây cổ thụ. Gần đây, chiếc cầu bằng xi măng cốt thép đã được bắc qua con suối quê tôi. Mặt cầu rộng rãi. Trẻ nhỏ thường tụ tập hai bên thành cầu nhìn xuống nước xem những con cả lườn đỏ, cả lưng xanh,... lên thác, ngửa bụng trắng xoá. Cá bơi lượn lấp loáng, như hàng trăm, hàng nghìn ngôi sao rơi xuống lòng suối. Chỉ có đoạn suối qua bản tôi là còn nhiều cá như vậy, vì các già bảo giữ cá để làm đẹp cho bản và để mọi người có thể câu lấy vài con mà ăn.
Đoạn suối chảy qua bản tôi có hai cái thác, nước chảy khá xiết. Nước gặp những tảng đá ngầm chồm lên thành những con sóng bạc đầu. Hết đoạn thác dài chừng trăm mét lại đến vực. Vực khá sâu, nước lũng thũng như kẻ nhàn rỗi dạo xuôi dòng. Con suối đơn sơ, bình dị ấy đã đem lại cho bản tôi vẻ thanh bình, trù phú với bao nhiêu điều hữu ích.
VI HỒNG – HỒ THUỶ GIANG
Bài văn có mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn.
Bài 11: Cuộc sống muôn màu Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Bài đọc 1: Quang cảnh làng mạc ngày mùa
* Nội dung bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa: Bài đọc viết về quang cảnh của một làng quê vào những ngày mùa gặt lúa với bức tranh thiên nhiên sống động nhiều màu sắc.
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau.
Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm [...]. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối lốm đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xả xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng.
Không còn có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay.
Đọc hiểu
Bài đọc tả cảnh gì, vào mùa nào trong năm?
Bài 11: Cuộc sống muôn màu Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Hãy kẻ vào vở theo mẫu sau và điền thông tin về đặc điểm của các bài thơ đã học trong bài Gõ cửa trái tim:
Nhan đề bài thơ |
Nội dung chính |
Đặc điểm nghệ thuật |
||
Hình ảnh |
Biện pháp tu từ |
Yếu tố tự sự, miêu tả |
||
Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 56 lớp 6 (Kết nối tri thức)
Trong tiếng Việt, ngoài 'bọn tớ' còn một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như chúng ta, chúng tôi, bọn mình, chúng tớ... Có thể dùng một từ nào trong số đó để thay cho bọn tớ trong bản dịch không? Vì sao?
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47 lớp 6 (Kết nối tri thức)
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ
Con lăn lăn lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ
Và không ai trên thế giới này biết mẹ con ta ở chốn nào
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 47 lớp 6 (Kết nối tri thức)