Bài tập 2 trang 51 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây là đúng hay sai. Vì sao?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích lí do)
Ý kiến |
Đúng |
Sai |
Giải thích |
a. Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, Nhà nước giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo. |
|
|
|
b. Quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. |
|
|
|
c. Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức gián tiếp thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. |
|
|
|
d. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc. |
|
|
|
e. Nguồn gốc của quyền lực nhà nước là nhân dân. |
|
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị
Câu e) Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
B. đơn vị lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
C. tổ chức lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
D. lực lượng trung thành lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị
Câu c) Quyền lực của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về ai?
A. Toàn bộ nhân dân lao động chân chính.
B. Liên minh giai cấp công - nông.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Giai cấp cầm quyền.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị
Câu b) Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
B. một nước độc lập, tự do, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
C. một nước xã hội chủ nghĩa, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
D. một nước độc lập xã hội chủ nghĩa, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị
Câu a) Hình thức chính thể của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?
A. Cộng hoà nghị viện nhân dân.
B. Cộng hoà hỗn hợp.
C. Cộng hoà dân chủ nhân dân
D. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị
Bài tập 4 trang 49 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy liệt kê các việc nên làm và không nên làm để thực hiện trách nhiệm của công dân, gia đình, xã hội trong việc tuân thủ và thực hiện Hiến pháp theo bảng sau:
Đối tượng |
Việc nên làm |
Việc không nên làm |
Công dân |
|
|
Gia đình |
|
|
Xã hội |
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 3 trang 48 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin sau để hoàn thành bảng về mục đích ra đời, nội dung cơ bản, những điểm mới của Hiến pháp năm 2013.
Ngày 28 - 11 - 2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua bản Hiến pháp năm 2013. Bản Hiến pháp này thể chế hoá đường lối, chính sách lớn của Đảng; ghi nhận những thành tựu của hơn 25 năm đổi mới. Hiến pháp đã quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá - xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân.
Ngoài lời nói đầu, Hiến pháp năm 2013 có 11 chương với 120 điều (giảm 1 chương, 27 điều; giữ nguyên 7 điều, làm mới 12 điều, sửa đổi 101 điều so với Hiến pháp năm 1992). Thứ tự trình bày các vấn đề cơ bản của Hiến pháp năm 2013 cũng có sự thay đổi nhất định so với Hiến pháp năm 1992: Đưa chương Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ chương V lên chương II thể hiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng cao vị trí con người trong định hướng phát triển của đất nước; Sắp xếp các nội dung về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ thành một chương; Thay đổi tên chương “Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân” thành “Chính quyền địa phương”; Bổ sung chương quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước.
Mục đích ra đời của Hiến pháp năm 2013 |
Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013 |
Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 |
|
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 2 trang 47 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết các nội dung sau thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
a. Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm'.
b. Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ'.
c. Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động năm 2019.
d. Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 1 trang 47 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Hiến pháp là luật cơ bản của Quốc hội.
b. Hiến pháp cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển của đất nước.
c. Việc lấy ý kiến của nhân dân khi sửa đổi Hiến pháp là không cần thiết vì chỉ có Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến.
d. Mọi văn bản quy phạm pháp luật ban hành không phù hợp với Hiến pháp đều bị huỷ bỏ.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 5 trang 46 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
- Trường hợp a. N (16 tuổi) mượn xe máy của anh trai có dung tích xi-lanh trên 50 cm3 để đi học. Trên đường đến trường, N bị chú cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe vì rẽ phải không bật đèn xi nhan. Khi kiểm tra giấy tờ, chú cảnh sát nói N còn mắc thêm lỗi là chưa đủ tuổi sử dụng xe máy nên đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với N.
1/ Em có đồng tình với việc làm của N không? Vì sao?
2/ Việc chú cảnh sát giao thông xử phạt N là hình thức nào của thực hiện pháp luật?
3/ Hình thức thực hiện pháp luật đó được sử dụng trong những trường hợp nào? Nêu ví dụ minh hoạ.
- Trường hợp b. Anh K và chị H đến Uỷ ban nhân dân phường nộp hồ sơ đăng kí kết hôn. Năm ngày sau, tại trụ sở uỷ ban, đại diện Uỷ ban nhân dân phường trao cho anh chị Giấy chứng nhận kết hôn và chính thức công nhận anh chị là vợ chồng hợp pháp.
1/ Hãy nêu điểm giống nhau giữa hành vi của anh K, chị H và Uỷ ban nhân dân phường khi thực hiện các thủ tục đăng kí kết hôn.
2/ Nêu điểm khác nhau (về chủ thể và hình thức thực hiện pháp luật) của anh K, chị H và Uỷ ban nhân dân phường khi thực hiện thủ tục đăng kí kết hôn.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 13: Thực hiện pháp luật
Bài tập 4 trang 45 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hãy phân biệt hình thức sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật về bản chất, chủ thể thực hiện, hình thức thể hiện và tính bắt buộc.
Tiêu chí phân biệt |
Sử dụng pháp luật |
Áp dụng pháp luật |
Bản chất |
|
|
Chủ thể thực hiện |
|
|
Hình thức thực hiện |
|
|
Tính bắt buộc |
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 13: Thực hiện pháp luật
Bài tập 3 trang 44 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hãy nêu nội dung của các hình thức thực hiện pháp luật và lấy ví dụ minh hoạ.
Hình thức thực hiện |
Nội dung |
Ví dụ |
Sử dụng pháp luật |
|
|
Thi hành pháp luật |
|
|
Tuân thủ pháp luật |
|
|
Áp dụng pháp luật |
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 13: Thực hiện pháp luật
Bài tập 2 trang 44 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết những chủ thể dưới đây thực hiện đúng hay thực hiện không đúng pháp luật. Vì sao?
a. Thanh tra thuế ra quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp X vì chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
b. Ông B khiếu nại quyết định thu hồi đất trái pháp luật do Uỷ ban nhân dân huyện A áp dụng đối với gia đình mình.
c. Anh D mở công ty kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh các mặt hàng có tên trong giấy phép đăng kí kinh doanh.
d. Người sử dụng lao động đơn phương ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động trước thời hạn mà không có lí do cụ thể.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 13: Thực hiện pháp luật
Bài tập 1 trang 43 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xác định hình thức thực hiện pháp luật trong các trường hợp dưới đây:
a. Cứ sáng chủ nhật hằng tuần, nhân dân ở tổ dân phố K lại tập trung làm vệ sinh đường phố. Việc làm của nhân dân ở tổ dân phố K là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?
b. Cơ sở sản xuất bún G xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân xung quanh. Cảnh sát môi trường đã lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính. Việc xử phạt của cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?
c. Phát hiện một hộ gia đình trồng cây thuốc phiện, chị D đã tố cáo với cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. Việc làm của chị D là hình thức thực hiện pháp luật nào?
d. Một số học sinh nam lớp 12 Trường Trung học phổ thông H xin nghỉ một buổi học để đi đăng kí nghĩa vụ quân sự ở địa phương. Việc làm này là hình thức thực hiện pháp luật nào?
e. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh S ban hành quyết định điều chuyển cán bộ từ phòng A sang phòng B. Giám đốc đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
g. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, V ở nhà làm nghề truyền thống dệt vải của gia đình. V đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
h. Học xong Trung học phổ thông, G đã gửi hồ sơ đến sở Kế hoạch và Đầu tư đăng kí kinh doanh thức ăn nhanh. G đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
i. Toà án nhân dân thành phố D vừa tuyên án Trần Xuân I với mức án 2 năm tù giam về tội buôn bán động vật hoang dã trái phép. Đây là hình thức thực hiện pháp luật nào?
k. Anh C chở S đi học bằng xe máy. Đến ngã tư, khi có tín hiệu đèn đỏ, thấy đường vắng S bảo anh vượt đèn đỏ để đến trường cho nhanh nhưng anh C không nghe mà dừng lại chờ đèn bật xanh mới đi. Anh C đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 13: Thực hiện pháp luật
Bài tập 4 trang 42 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. V và K là bạn học cùng lớp 10 đang tranh luận về hệ thống pháp luật Việt Nam. V: Có nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhỉ. Cơ quan được quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cũng nhiều, có cả cơ quan trung ương và cơ quan địa phương. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã cũng được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
K: Ừ, nhiều thật, nhưng tớ không đồng ý với cậu, theo tớ chỉ có Cơ quan trung ương mới được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
1/ Theo em, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã có được ban hành văn bản quy phạm pháp luật không? Vì sao?
2/ Hãy kể tên các cơ quan được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
Bài tập 3 trang 41 SBT Kinh tế pháp luật 10: Những văn bản dưới đây là văn bản quy phạm pháp luật hay văn bản áp dụng pháp luật? (Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Văn bản pháp luật |
VB quy phạm Pháp luật |
VB áp dụng pháp luật |
a. Hiến pháp luật, nghị quyết của Quốc hội. |
|
|
b. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. |
|
|
c. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. |
|
|
d. Bản án của Toà án. |
|
|
e. Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước. |
|
|
g. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. |
|
|
h. Nghị định của Chính phủ. |
|
|
i. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. |
|
|
k. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao. |
|
|
l. Quyết định điều chuyển cán bộ, viên chức. |
|
|
m. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. |
|
|
n. Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. |
|
|
o. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang bộ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. |
|
|
p. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Uỷ ban nhân dân. |
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
Bài tập 2 trang 40 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết văn bản nào sau đây thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam.
a. Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ.
b. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 14 - 6 - 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục năm 2019.
c. Kế hoạch liên tịch số 9337/KHLT/BGDĐT-BCA-BGTVT-TWĐTN-ĐTHVN ngày 04 - 9 - 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Công an - Bộ Giao thông vận tải - Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Đài Truyền hình Việt Nam về tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, xử lí các vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên.
d. Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.
e. Luật Giáo dục năm 2019.
g. Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ưu đãi người có công với cách mạng.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
Câu e) Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của văn bản áp dụng pháp luật?
A. Do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền áp dụng pháp luật, ban hành theo thủ tục, trình tự luật định.
B. Mang tính cá biệt, chỉ hướng tới một cá nhân, cơ quan, tổ chức cụ thể.
C. Được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn.
D. Được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước và dựa trên Cơ sở pháp lý là văn bản quy phạm pháp luật.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
Câu d) Tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội là
A. chế định luật.
B. hệ thống pháp luật.
C. quy phạm pháp luật.
D. ngành luật.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
Câu c) Các quy phạm pháp luật có đặc điểm chung giống nhau để điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng là
A. quy phạm pháp luật.
B. chế định pháp luật.
C. ngành luật.
D. hệ thống pháp luật.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
Câu b) Trong các yếu tố cấu thành hệ thống pháp luật Việt Nam, yếu tố được xem là đơn vị cơ bản (nhỏ nhất) trong hệ thống pháp luật là
A. ngành luật.
B. hệ thống pháp luật.
C. quy phạm pháp luật.
D. chế định luật.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
Bài tập 6 trang 38 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lí tình các huống sau:
- Tình huống a. Anh H và chị Y yêu nhau đã hơn một năm. Đến nay, cả hai đã có công việc ổn định và muốn kết hôn với nhau. Tuy nhiên, khi về ra mắt họ hàng nhà anh H. thì các cô, chú trong họ đến phản đối với lí do hai anh chị có quan hệ họ hàng trong phạm vi bốn đời.
1/ Theo em, lí do phản đối của các cô, chú trong họ nhà anh H có đúng không? Vì sao?
2/ Anh H và chị Y nên làm gì để thuyết phục được các cô, chú trong họ?
3/ Em hãy nêu vai trò của pháp luật trong trường hợp này.
- Tình huống b. Vợ chồng cô G, chú K đã sống với nhau được 12 năm. Tuy nhiên, chú K là người nóng tính, hay chửi bới, đánh vợ nhưng cô G vẫn nhẫn nhịn, chịu đựng. Do không đồng ý việc cô G mua cho con gái chiếc máy tính để học tập, chú K đã đẩy cô G bị ngã chảy máu đầu. Biết chuyện, bác hàng xóm đã khuyên cô G báo công an xã để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1/ Nếu là cô G, em có làm theo lời khuyên của bác H không? Vì sao?
2/ Em hãy nêu vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội đối với mỗi công dân.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật
Bài tập 5 trang 38 SBT Kinh tế pháp luật 10: Bày tỏ ý kiến:
- Trường hợp a. Nhóm của T đang thảo luận về vai trò của pháp luật. T cho rằng pháp luật làm cho con người mất tự do, bị hạn chế nhiều điều. Do vậy, Nhà nước không nên quản lí bằng pháp luật, chỉ cần quản lí bằng đạo đức là đủ.
Em đồng tình với ý kiến của T không? Vì sao?
- Trường hợp b. M cho rằng pháp luật chỉ là phương tiện để bảo vệ Nhà nước và giai cấp thống trị trong xã hội và pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. Pháp luật không phải là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình vì pháp luật không phải do công dân xây dựng và ban hành.
Em đồng tình với ý kiến của M không? Vì sao?
- Trường hợp c. K và N tranh luận về việc lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức. K cho rằng đó là hành vi vi phạm pháp luật, N lại cho rằng đó vừa là hành vi vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật.
Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật
Bài tập 4 trang 37 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xác định vai trò của pháp luật trong các trường hợp dưới đây:
a. Uỷ ban nhân dân phường K ban hành quyết định cưỡng chế buộc gia đình ông T phải tháo dỡ công trình xây dựng sai so với thiết kế đã được phê duyệt trong giấy phép xây dựng.
b. Gia đình chị H và gia đình anh Y có tranh chấp về đất đai. Chị shàng xóm hiểu biết về pháp luật nên đã giải thích cặn kẽ về vấn đề này cho gia đình anh Y hiểu. Do vậy, tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị H với gia đình anh Y đã được giải quyết ổn thoả.
c. Trên cơ sở quy định chung của pháp luật về quyền tự do kinh doanh, chị D đã đăng kí mở nhà hàng phục vụ ăn uống và được chấp thuận.
d. Chị H và anh P yêu nhau và muốn kết hôn, nhưng mẹ của chị H lại phản đối (do nhà anh P nghèo) và đã làm nhiều cách để cản trở việc kết hôn của chị. Thuyết phục mẹ không được, chị H đã viện dẫn điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, theo đó “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” thì mẹ chị đã đồng ý để hai anh chị kết hôn với nhau.
e. Công ty sản xuất nước giải khát P đang kinh doanh có hiệu quả thì bị báo D đăng tin không đúng sự thật rằng nước giải khát của Công ty P có chứa đường hoá học, gây hại cho người tiêu dùng. Trên cơ sở quy định của pháp luật, Công ty P đã đề nghị báo D đính chính thông tin sai lệch này.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật
Bài tập 3 trang 36 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy nêu ví dụ về các đặc điểm của pháp luật.
Đặc điểm |
Ví dụ |
Tính quy phạm phổ biến |
………………………………………………………….. ………………………………………………………….. |
Tính quyền lực, bắt luộc chung |
…………………………………………………………... …………………………………………………………... |
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức |
…………………………………………………………… …………………………………………………………… |
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật
Bài tập 2 trang 36 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết nội dung nào sau đây là quy định pháp luật. Vì sao?
a. Người lao động có các quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử,... (điểm a khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019).
b. Đoàn viên có nhiệm vụ: luôn luôn phấn đấu vì lí tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Khoản 1 Điều 2 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thông qua ngày 13 - 12 - 2017).
c. Khi giao dịch với khách hàng phải ân cần, niềm nở và lịch thiệp; thể hiện được tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong công việc để khách hàng yên tâm, hài lòng khi đến giao dịch tại công ty (Điều 3 Nội quy Công ty Y).
d. Điều kiện tham dự Đại hội Cổ đông: cá nhân, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông là tổ chức, cá nhân có tên trong danh sách cổ đông tại ngày chốt quyền tham dự Đại hội có quyền trực tiếp tham dự Đại hội hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho người khác dự họp theo quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật (Điều 3 Quy chế tổ chức Đại hội Cổ đông thường niên Công ty Cổ phần X).
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật
Câu c) Công ty I và Công ty V cùng vi phạm các quy định về xả thải chưa qua xử lí ra môi trường dẫn đến ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực sản xuất. Cả hai công ty đều bị xử phạt hành chính, điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính nghiêm minh của pháp luật.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính giáo dục của pháp luật.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật
Câu b) Pháp luật có đặc điểm gì?
A. Tính đa dạng, linh hoạt.
B. Thay đổi theo sự phát triển kinh tế.
C. Tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Chịu sự tác động của dư luận xã hội.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật
Câu a) Pháp luật là
A. nghị định do các cấp ban hành và thực hiện.
B. những điều luật cụ thể trong đời sống.
C. hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
D. hệ thống các quy tắc xử sự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của địa phương.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật
Bài tập 5 trang 34 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em có lời khuyên gì dành cho các nhân vật trong những trường hợp dưới đây?
- Trường hợp a. Tuần qua, do có một vài khoản chi đột xuất vượt quá mức quy định 100.000 đồng nên T dự định sẽ nhịn ăn sáng trong một tuần để bù lại.
- Trường hợp b. Do đặt ra kế hoạch có một khoản tiền 200 000 đồng để thực hiện chuyến đi chơi cuối tuần cùng các bạn trong lớp nên D dự định sẽ nghỉ học hai buổi để phụ giúp việc bán hàng cho bác B đầu ngõ để lấy tiền công.
- Trường hợp c. Anh X cho rằng để cải thiện cuộc sống thì cứ ăn tiêu thoải mái, hết tiền thì mới lo kiếm tiền.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 4 trang 33 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống dưới đây:
- Tình huống a. X và V là đôi bạn thân. Thấy X hay quan tâm đến việc tính toán chi tiêu tiết kiệm để có tiền mua sách vở, quà sinh nhật tặng người thân, đóng học phí lớp bồi dưỡng Tin học, V góp ý với bạn: “Sao lúc nào cậu cũng bận tâm lo tiết kiệm tiền vậy? Mình là học sinh thì chỉ nên tập trung vào việc học tập'. Nếu là X, em sẽ giải thích với V như thế nào?
- Tình huống b. Bố đi làm xa, mẹ phải về quê chăm sóc bà đang bệnh nặng nên T được mẹ giao nhiệm vụ lo liệu việc nhà và chăm sóc em gái đang học lớp 3. Được mẹ cho 700 000 đồng để chi tiêu trong một tuần, T nghĩ chắc lúc mẹ về cũng chưa tiêu hết. Ngày đầu, hai anh em không nấu cơm, ra quán ăn và mua thêm mấy món ăn vặt khoái khẩu nên tiêu hết 200 000 đồng. T chợt thấy lo lắng, nếu cứ chi tiêu thế này thì chỉ 3 - 4 ngày là hết số tiền mẹ cho. Nếu là T, em có kế hoạch chi tiêu như thế nào trong những ngày tiếp theo?
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 3 trang 33 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy thực hiện nhiệm vụ sau:
a. Nêu 3 thói quen đúng về cách sử dụng tiền hợp lí.
b. Nêu 3 vật dụng mà em muốn có để lên kế hoạch tiết kiệm.
c. Nêu 3 cách có thể giúp em kiếm tiền.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 2 trang 32 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em có nhận xét gì về suy nghĩ, việc làm của các nhân vật trong những trường hợp dưới đây?
a. X thường nói về kế hoạch tài chính với mục tiêu dài hạn có được nhiều tiền để mua sắm những thứ đắt tiền nhưng không có kế hoạch ngắn hạn nào để thực hiện mục tiêu dài hạn.
b. Y thường nghĩ nhiều đến kế hoạch kiếm tiền tăng thêm thu nhập mà không quan tâm đến việc tiết kiệm.
c. M chưa bao giờ có kế hoạch tài chính trung hạn hay dài hạn mà chỉ lập kế hoạch tài chính ngắn hạn.
d. N có thói quen chỉ mua sắm những mặt hàng đang được giảm giá, khuyến mại để tiết kiệm chi tiêu.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 1 trang 32 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết những ý kiến dưới đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Lập kế hoạch tài chính cá nhân chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm.
b. Tăng thu nhập là nội dung quan trọng trong kế hoạch tài chính cá nhân.
c. Lập kế hoạch tài chính cá nhân để có phương án dự phòng tốt cho tương lai.
d. Lập kế hoạch tài chính cá nhân để có biện pháp bảo vệ tài chính của cá nhân.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài tập 4 trang 31 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy tư vấn cho các nhân vật trong những tình huống dưới đây:
- Tình huống a. Thấy chị D là nhân viên của một doanh nghiệp nhà nước, được ngân hàng cho vay tín chấp 80 triệu đồng để sửa nhà, bác Y hàng xóm làm nội trợ ở nhà cũng muốn được vay tín chấp như vậy để mua xe máy cho con.
- Tình huống b. Cô N vay trả góp một khoản tiền lớn trong thời gian 10 năm để mua nhà. Sau 5 năm, Cô kiếm được tiền đủ để trả hết nợ vay của ngân hàng nhưng thời hạn trả góp còn 5 năm nữa. Cô băn khoăn chưa biết nên quyết định thế nào.
- Tình huống c. Doanh nghiệp tư nhân của ông A chuyên sử dụng tín dụng thương mại của doanh nghiệp X, tuy nhiên hiện tại có một số nguyên liệu ông A cần nhưng doanh nghiệp X không có. Ông A băn khoăn nên mua trực tiếp tất cả các nguyên liệu bằng tiền mặt ở một cơ sở khác cho tiện hay vẫn tiếp tục sử dụng tín dụng thương mại của doanh nghiệp X.
- Tình huống d. Cô D có 100 triệu đồng đang định đến gửi tiết kiệm ở một ngân hàng thương mại. Có người khuyên nên đầu tư mua trái phiếu chính phủ khiến cô bắn khoăn không biết nên quyết định thế nào.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 3 trang 30 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy nhận xét việc thực hiện các dịch vụ tín dụng của các tổ chức tín dụng trong những trường hợp dưới đây:
a. Khi quyết định cho vay để mua trả góp, ngân hàng C coi giấy tờ công nhận quyền sở hữu sản phẩm mua trả góp của người vay là vật thế chấp.
b. Việc học sinh, sinh viên vay vốn theo chương trình hỗ trợ học sinh, sinh viên khó khăn phải được thực hiện thông qua đại diện gia đình các em.
c. Khi xem xét việc cho vay vốn để thành lập doanh nghiệp nhỏ, công ty tài chính quan tâm đến số vốn đóng góp của chủ doanh nghiệp.
d. Việc đánh giá điểm tín nhiệm tín dụng của người sử dụng tín dụng chỉ được thực hiện ở một số ngân hàng lớn.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 2 trang 30 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Dịch vụ tín dụng ít cần đến thủ tục giấy tờ là dịch vụ tiện lợi nhất.
b. Dịch vụ cho vay trả góp thực chất là dịch vụ cho vay thế chấp.
c. Mua trái phiếu chính phủ là kênh đầu tư an toàn.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 9: Dịch vụ tín dụng