Mở đầu trang 5 Hóa học 12: Triglyceride (chất béo) thuộc loại ester, là một loại lipid có trong cơ thể người. Nếu hàm lượng triglyceride trong máu cao hơn mức bình thường có thể dẫn đến tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, đột quy,...
Ester là gì? Lipid là gì? Chúng có những tính chất cơ bản và ứng dụng nào?
Giải Hóa học 12 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Ester – Lipid
Câu hỏi 3 trang 50 Hóa học 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thuỷ phân hoàn toàn polypeptide thu được các phân tử a-amino acid.
B. Protein tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu xanh lam.
C. Protein có thể bị đông tụ dưới tác dụng của nhiệt, acid hoặc base.
D. Protein tác dụng với dung dịch nitric acid đặc tạo thành sản phẩm rắn có màu vàng.
Giải Hóa học 12 (Kết nối tri thức) Bài 11: Ôn tập chương 3
Câu hỏi 2 trang 50 Hóa học 12: Cho các phát biểu sau:
(1) Dung dịch ethylamine và dung dịch aniline đều làm xanh giấy quỳ tím.
(2) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch methylamine vào dung dịch copper(II) sulfate, ban đầu thấy xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt, sau đó kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(3) Cho dung dịch methylamine vào ống nghiệm đựng dung dịch iron(III) chloride thấy xuất hiện kết tủa nâu đỏ.
(4) Nhỏ vài giọt dung dịch aniline vào ống nghiệm đựng nước bromine thấy xuất hiện kết tủa trắng.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Giải Hóa học 12 (Kết nối tri thức) Bài 11: Ôn tập chương 3
Thí nghiệm trang 47 Hóa học 12: Thí nghiệm: Phản ứng đồng tụ và phản ứng màu của protein
- Chuẩn bị
+ Hoá chất: dung dịch HNO3 đặc, dung dịch lòng trắng trứng.
+ Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn.
- Tiến hành:
+ Cho vào hai ống nghiệm (1) và (2), mỗi ống 2 mL dung dịch lòng trắng trứng.
+ Đun nóng ống nghiệm (1) trên ngọn lửa đèn cồn trong 2 – 3 phút.
+ Thêm vài giọt dung dịch HNO3 đặc vào ống nghiệm (2).
Quan sát hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm, giải thích.
Giải Hóa học 12 (Kết nối tri thức) Bài 10: Protein và enzyme
Hoạt động trang 46 Hóa học 12: Insulin, một loại hormone thuộc loại protein, được sản sinh bởi tuyến tụy, có chức năng điều hoà quá trình chuyển hoá glucose trong cơ thể. Insulin thúc đẩy sự hấp thu glucose của các tế bào và dự trữ glucose dư thừa trong gan và cơ.
Insulin có cấu tạo được mô tả trong Hình 10.1. Hãy nhận xét về thành phần cấu tạo và phân tử khối của insulin.
Giải Hóa học 12 (Kết nối tri thức) Bài 10: Protein và enzyme
Mở đầu trang 46 Hóa học 12: Các protein khác nhau đảm nhận nhiều vai trò thiết yếu khác nhau với sự sống như xây dựng tế bào, xúc tác cho các quá trình sinh hoá, điều hoà quá trình trao đổi chất, vận chuyển chất, kháng thể,... Vậy, protein có đặc điểm cấu tạo và tính chất đặc trưng là gì?
Giải Hóa học 12 (Kết nối tri thức) Bài 10: Protein và enzyme
Thí nghiệm trang 45 Hóa học 12: Thí nghiệm: Phản ứng màu biuret của peptide
- Chuẩn bị:
+ Hoá chất: dung dịch lòng trắng trứng (polypeptide), dung dịch CuSO4 2%, dung dịch NaOH 30%.
+ Dụng cụ: ống nghiệm.
- Tiến hành:
+ Cho khoảng 1 mL dung dịch NaOH 30% vào ống nghiệm. Nhỏ thêm 2 – 3 giọt dung dịch CuSO4 2%, lắc đều.
+ Cho khoảng 4 mL dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm, lắc đều.
Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra.
Giải Hóa học 12 (Kết nối tri thức) Bài 9: Amino acid và peptide
Mở đầu trang 41 Hóa học 12: Khoảng 20 amino acid thiên nhiên là cơ sở để kiến tạo nên các protein của cơ thể sống. Amino acid cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như thực phẩm, dược phẩm, tơ sợi,... Vậy, amino acid là gì? Amino acid có đặc điểm cấu tạo và tính chất như thế nào?
Giải Hóa học 12 (Kết nối tri thức) Bài 9: Amino acid và peptide
Thí nghiệm trang 39 Hóa học 12: Thí nghiệm: Phản ứng của aniline với nước bromine
Chuẩn bị:
- Hoá chất: dung dịch aniline loãng, nước bromine.
- Dụng cụ: ống nghiệm.
Tiến hành:
- Cho khoảng 1 mL nước bromine vào ống nghiệm.
-Thêm từ từ vài giọt dung dịch aniline loãng vào ống nghiệm.
Quan sát hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm, giải thích và viết phương trình hoá học.
Giải Hóa học 12 (Kết nối tri thức) Bài 8: Amine
Thí nghiệm trang 38 Hóa học 12: Thí nghiệm: Phản ứng của nhóm amine
Chuẩn bị:
- Hoá chất: dung dịch methylamine 0,1 M, dung dịch HCl 0,1 M, dung dịch FeCl3 0,1M dung dịch CuSO4 0,1 M, giấy pH/giấy quỳ tím, phenolphthalein.
- Dụng cụ: ống nghiệm, mặt kính đồng hồ.
Tiến hành:
1. Phản ứng với chất chỉ thị:
Nhỏ một giọt dung dịch methylamine 0,1 M lên mẫu giấy pH hoặc giấy quỳ tím đặt trên mặt kính đồng hồ.
Quan sát và mô tả sự thay đổi màu sắc của giấy pH.
2. Phản ứng với dung dịch acid:
- Cho 2 mL dung dịch methylamine 0,1 M vào ống nghiệm, thêm tiếp 1 giọt phenolphthalein.
- Nhỏ từ từ 2 mL dung dịch HCl 0,1 M vào ống nghiệm.
Quan sát hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm, giải thích và viết phương trình hoá học.
3. Phản ứng với dung dịch muối:
- Cho khoảng 1 mL dung dịch FeCl3 0,1 M vào ống nghiệm.
- Thêm tiếp khoảng 3 mL dung dịch methylamine 0,1 M vào ống nghiệm.
Quan sát hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm, giải thích và viết phương trình hoá học.
4. Phản ứng với copper(II) hydroxide:
- Cho khoảng 2 mL dung dịch CuSO4 0,1 M vào ống nghiệm.
Thêm từ từ dung dịch methylamine 0,1 M vào ống nghiệm, lắc đều tới khi kết tủa tan hết.
Quan sát hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm, giải thích và viết phương trình hoá học.
Giải Hóa học 12 (Kết nối tri thức) Bài 8: Amine
Câu 3 trang 34 Hóa học 12: Cồn sinh học được dùng làm nhiên liệu sạch, được sản xuất thông qua quá trình lên men các chất hữu cơ như tinh bột, cellulose. Tính khối lượng ethanol thu được từ một tấn mùn cưa chứa 45% cellulose về khối lượng, biết hiệu suất cả quá trình đạt 70%.
Giải Hóa học 12 (Kết nối tri thức) Bài 7: Ôn tập chương 2
Câu 1 trang 34 Hóa học 12: Cho các chất sau: glucose, fructose, saccharose, maltose, tinh bột và cellulose. Mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai?
a) Trong các chất trên, có hai monosaccharide, hai disaccharide và hai polysaccharide.
b) Cấu tạo phân tử các chất trên đều có nhiều nhóm hydroxy.
c) Glucose và fructose có thể chuyển hoá qua lại với nhau trong môi trường kiềm.
Giải Hóa học 12 (Kết nối tri thức) Bài 7: Ôn tập chương 2
Hoạt động 3 trang 31 Hóa học 12: Thí nghiệm: Tính tan của cellulose trong nước Schweizer
- Chuẩn bị:
+ Hoá chất: cellulose (bông), dung dịch CuSO4 1 M, dung dịch NaOH 20%, dung dịch NH3 đặc.
+ Dụng cụ: giấy lọc, cốc thuỷ tinh 250 mL, đũa thuỷ tinh, ống hút.
- Tiến hành:
+ Cho khoảng 50 mL dung dịch CuSO4 1 M vào cốc 250 mL. Thêm 20 mL dung dịch NaOH 20% vào, khuấy đều.
+ Lọc tách kết tủa, cho vào cốc thuỷ tinh 250 mL. Thêm khoảng 50 mL dung dịch NH3 đặc, khuấy đều đến khi kết tủa tan hết thu được nước Schweizer.
+ Thêm một lượng nhỏ bông vào khoảng 30 mL nước Schweizer và khuấy đều trong khoảng 3 phút.
Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình hoá học.
Giải Hóa học 12 (Kết nối tri thức) Bài 6: Tinh bột và cellulose
Hoạt động 2 trang 31 Hóa học 12: Thí nghiệm: Phản ứng của cellulose với nitric acid
- Chuẩn bị:
+ Hoá chất: cellulose (bông), dung dịch HNO3 đặc, dung dịch H2SO4 đặc, dung dịch NaHCO3 loãng, quỳ tím.
+ Dụng cụ: cốc thuỷ tinh 100 mL, chậu nước nóng, chậu nước đá, đũa thuỷ tinh, giấy lọc, đĩa sứ, đèn cồn.
- Tiến hành
+ Cho khoảng 5 mL dung dịch HNO3 đặc vào cốc thuỷ tinh (loại 100 mL) ngâm trong chậu nước đá. Thêm từ từ khoảng 10 mL dung dịch H2SO4 đặc vào cốc và khuấy đều. Sau đó, lấy cốc thuỷ tinh ra khỏi chậu nước đá, thêm tiếp một nhúm bông vào cốc và dùng đũa thuỷ tinh ấn bông ngập trong dung dịch.
+ Ngâm cốc trong chậu nước nóng khoảng 10 phút. Để nguội, lấy sản phẩm thu được ra khỏi cốc, rửa nhiều lần với nước lạnh (đến khi nước rửa không làm đổi màu quỳ tím), sau đó rửa lại bằng dung dịch NaHCO3 loãng.
+ Ép sản phẩm giữa hai miếng giấy lọc để hút nước và làm khô tự nhiên. Sau đó, để sản phẩm lên đĩa sứ rồi đốt cháy sản phẩm.
Chú ý: Cần thận trọng khi làm việc với dung dịch HNO3 đặc và dung dịch H2SO4 đặc.
Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình hoá học.
Giải Hóa học 12 (Kết nối tri thức) Bài 6: Tinh bột và cellulose
Hoạt động thí nghiệm 1 trang 30 Hóa học 12: Thí nghiệm: Phản ứng thuỷ phân cellulose trong môi trường acid
- Chuẩn bị:
+ Hoá chất: cellulose (bông), dung dịch H2SO4 70%, dung dịch NaOH 10%, dung dịch CuSO4 5%, NaHCO3 rắn, nước nóng.
+ Dụng cụ: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh 250 mL, đũa thuỷ tinh, đèn cồn, giá đựng ống nghiệm.
- Tiến hành:
+ Cho 10 mL dung dịch H2SO4 70% vào cốc thuỷ tinh, thêm một lượng nhỏ cellulose (bông) vào cốc và dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều. Sau đó, đặt cốc thuỷ tinh vào cốc nước nóng và khuấy trong khoảng 3 phút để cellulose tan hết tạo dung dịch đồng nhất.
+ Trung hoà dung dịch bằng cách thêm từ từ NaHCO3 đến khi dừng sủi bọt khí, sau đó thêm tiếp 5 mL dung dịch NaOH 10%.
+ Cho 5 mL dung dịch thu được ở trên vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 (được điều chế bằng cách cho 0,5 mL dung dịch CuSO4 5% vào 2 mL dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ). Đun nóng đều ống nghiệm khoảng 2 phút, sau đó để ống nghiệm trên giá khoảng 3 phút.
Chú ý: Cần thận trọng khi làm việc với dung dịch H2SO4 đặc.
Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình hoá học.
Giải Hóa học 12 (Kết nối tri thức) Bài 6: Tinh bột và cellulose
Hoạt động thí nghiệm 2 trang 29 Hóa học 12: Thí nghiệm: Phản ứng màu của hồ tinh bột với iodine
- Chuẩn bị:
+ Hoá chất: dung dịch iodine trong KI, dung dịch hồ tinh bột 1%.
+ Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
- Tiến hành: Lấy 2 mL dung dịch hồ tinh bột 1% vào ống nghiệm. Nhỏ tiếp vài giọt dung dịch iodine vào ống nghiệm, lắc đều.
Quan sát hiện tượng xảy ra và rút ra nhận xét.
Giải Hóa học 12 (Kết nối tri thức) Bài 6: Tinh bột và cellulose