Bài 1 Bài đọc trang 42, 43 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Ban mai
Tôi chạy ra bờ sông, chỗ thả mấy con ngựa. Cỏ linh lăng ướt đẫm lành lạnh quất tanh tách vào đôi chân trần, đâm đau nhói vào hai bàn chân nứt nẻ nhưng tôi vẫn cảm thấy thích thú.
Tôi vừa chạy vừa quan sát mọi diễn biến xung quanh. Mặt trời vươn mình nhô lên sau dãy núi, cây hướng dương mọc hoang trên bờ kênh vươn về phía mặt trời. Đám cúc thỉ xa đầu trắng hau háu xúm xít vây lấy nó, nhưng nó không chịu thua nó thè ra những chiếc lưỡi vàng, đón lấy những tia nắng ban mai, cho bầy quả nang chặt cứng hạt uống no ánh sáng. Kia là lối qua kênh, mặt đất nát nhừ vì xe cộ qua lại nhiều, nước rỉ qua những vệt bánh xe. Kia là đám cây bạc hà thơm thơm mọc cao ngang tầm thắt lưng, nom như một hòn đảo nhỏ màu tím nhạt. Tôi chạy trên mảnh đất quê hương, trên đầu tôi chim én thi nhau lao vun vút.
Chao ôi, nếu tôi có màu vẽ thì tuyệt quá, tôi sẽ vẽ cả vầng mặt trời buổi sáng này, cả dãy núi xanh điểm những vệt trắng kia, cả cánh đồng cỏ linh lăng long lanh sương sớm này, cả cây hướng dương mọc hoang bên bờ kênh kia!
Theo Chin-ghit Ai-ma-tốp, Phạm Mạnh Hùng địch
- Linh lăng: một loại có thường dùng làm thức ăn cho vật nuôi.
- Cúc thì xa: còn gọi là cây thanh cúc, có thể sống được ở dưới nước.
1. Nhân vật tôi cảm nhận được những gì trên đường chạy ra bờ sông?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 42 Bài 8: Ban mai - Chân trời sáng tạo
Bài 1 trang 40 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
(Bài viết số 1)
Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở.
Lưu ý:
Mở bài
Chọn một trong hai cách:
– Mở bài trực tiếp.
– Mở bài gián tiếp.
Thân bài
Cách 1: Tả đặc điểm nổi bật của cảnh.
– Chọn tả một vài đặc điểm nổi bật của cảnh.
– Với mỗi đặc điểm, chọn tả những chi tiết ấn tượng. Có thể tả mỗi đặc điểm nổi bật bằng một đoạn văn ngắn.
+ Hình ảnh
+ Màu sắc
+ Âm thanh
+ ?
– Sử dụng từ ngữ gợi tả, hình ảnh so sánh, nhân hoá,... để bài viết thêm sinh động.
- ?
Cách 2: Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
– Chọn tả một vài đặc điểm nổi bật của cảnh có sự thay đổi rõ rệt vào các thời điểm quan sát. Có thể tả cảnh vào mỗi thời điểm bằng một đoạn văn ngắn.
– Sử dụng từ ngữ chỉ thời gian phù hợp với mỗi thời điểm miêu tả.
– Sử dụng từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc.
-?
Kết bài
Chọn một trong hai cách:
– Kết bài không mở rộng.
– Kết bài mở rộng.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 60 Bài 7: Viết bài văn tả phong cảnh - Chân trời sáng tạo
Bài 2 trang 40 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu:
a.
• Mắt em bé sáng long lanh.
• Mắt quả dứa không ăn được.
b.
• Em tặng bà một chiếc khăn quàng cổ bằng len.
• Mẹ mua cho em đôi giày cao cổ rất đẹp.
– Tra từ điển để tìm hiểu nghĩa của các từ in đậm trong mỗi cặp câu.
– Nêu điểm giống nhau về nghĩa của hai từ in đậm trong mỗi cặp câu.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 39 Bài 7: Sử dụng từ điển - Chân trời sáng tạo
Bài 1 trang 39 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu:
Hướng dẫn sử dụng từ điển để tìm hiểu nghĩa của từ đa nghĩa 1. Dò trang có chữ cái đầu tiên của từ. 2. Dò từ trên xuống theo thứ tự để tìm vị trí của từ cần tra. 3. Đọc phần giải nghĩa của từ và chọn nghĩa phù hợp. |
|
Lưu ý: - Các nghĩa của một từ đa nghĩa được trình bày trong một mục từ. - Nghĩa 1 là nghĩa gốc, các nghĩa 2, 3,... là nghĩa chuyển. - Mỗi nghĩa thường kèm theo ví dụ minh họa là các từ ngữ hoặc câu văn. |
Ví dụ: Kết 1 Đan, bện. Cổng chào kết bằng lá dừa. 2 Tập hợp lại và làm cho gắn chặt với nhau. Chiếc bè được kết từ những cây nứa. 3 Gắn bó với nhau bằng quan hệ tình cảm thân thiết. Kết bạn. 4 Dính bết vào nhau. Nhựa cây kết đặc lại. 5 Hình thành quả, củ từ hoa hay rễ. Đơm hoa kết quả. |
a. Trong ví dụ, từ “kết' được trình bày mấy nghĩa? Nghĩa nào là nghĩa gốc? Các nghĩa nào là nghĩa chuyển?
b. Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và 1 – 2 nghĩa chuyển của từ “kết”.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 39 Bài 7: Sử dụng từ điển - Chân trời sáng tạo
Đọc mở rộng trang 38 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc mở rộng:
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Khung trời tuổi thơ
(a) Tìm đọc thông báo, quảng cáo hoặc bản tin:
(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
– Thông báo, quảng cáo hoặc bản tin đã đọc.
– Nhật kí đọc sách.
– Hình thức của thông báo, quảng cáo hoặc bản tin.
- ?
d. Ghi lại những thông tin quan trọng trong thông báo, quảng cáo hoặc bản tin được bạn chia sẻ.
(e) Đọc một thông báo, quảng cáo hoặc bản tin được bạn chia sẻ mà em thích.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 37 Bài 7: Chớm thu - Chân trời sáng tạo
Bài 1 Bài đọc trang 37, 38 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc bài thơ:
Chớm thu
Không còn tiếng cuốc gọi nhau
Ngỡ mùa hạ đã trốn đâu mất rồi
Bờ sông mẹ giặt áo tơi
Phơi lên đẫm một khoảng trời heo may.
Trầu già giấu nắng đầy cây
Có bông cúc trắng như mây giữa trời
Có con đường cỏ xanh tươi
Có dòng nước lặng chờ người qua sông.
Mùa đơm hạt thóc trên đồng
Đơm thêm bóng mẹ chờ trông tháng ngày
Mùa vui lúa về đường cày
Vẽ nên vóc dáng đôi tay tảo tần.
Từ trong hạt gạo trắng ngần
Là bao hôm sớm ân cần mẹ cha
Từ trong thơm thảo nhành hoa
Là bao tình nghĩa chan hoà đất đai.
Con đường bước đến ngày mai
Dệt từ trang sách dặm dài ước mơ
Dệt từ bóng mẹ, dáng cô....
Cùng bao năm tháng tuổi thơ ngọt lành.
Đoàn Văn Mật
- Áo tơi: áo che mưa thường làm bằng lá cọ, không có tay.
Tìm trong hai khổ thơ đầu những dấu hiệu báo mùa thu đến.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 37 Bài 7: Chớm thu - Chân trời sáng tạo
Bài 3 trang 36 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Viết đoạn kết bài cho bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở theo một trong hai cách:
a. Kết bài không mở rộng.
Kết thúc bài viết theo một trong các hướng:
- Nêu nhận xét, đánh giá.
- Bày tỏ tình cảm, cảm xúc,
- ?
b. Kết bài mở rộng.
Sau khi nhận xét, đánh giá hoặc nêu tình cảm, cảm xúc, có thêm nội dung liên hệ theo một trong các hướng:
- Về người, vật,... có liên quan.
- Về ý thức, trách nhiệm của bản thân.
- Về những mong muốn, kì vọng về cảnh đẹp trong tương lai.
- ?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 35 Bài 6: Viết đoạn kết bài cho bài văn tả phong cảnh - Chân trời sáng tạo
Bài 2 trang 36 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Xếp các đoạn kết bài ở bài tập 1 vào hai nhóm:
Kết bài không mở rộng | Kết bài mở rộng |
Kết thúc bài viết bằng cách nêu nhận xét, đánh giá chung về cánh hoặc nếu tình cảm, cảm xúc của người tà với cảnh. |
Sau khi nhận xét, đánh giá hoặc nếu tình cảm, cảm xúc, viết thêm vào một trong các ý: – Liên hệ về người, vật,... có liên quan đến cảnh. – Liên hệ đến ý thức, trách nhiệm của bản thân. – Tưởng tượng những điều xảy ra đối với cảnh trong tương lai. - ? |
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 35 Bài 6: Viết đoạn kết bài cho bài văn tả phong cảnh - Chân trời sáng tạo
Bài 1 trang 35 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc các đoạn kết bài của mỗi đề bài sau:
a. Đề bài: Viết bài văn tả phong cảnh rừng cọ
1. Quê tôi có câu hát:
Dù ai đi ngược về xuôi
Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.
Người sông Thao đi đậu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.
Theo Nguyễn Thái Vận
2. Cảnh vật ở rừng cọ vào buổi sớm đã để lại trong lòng mỗi chúng tôi biết bao cảm xúc tươi đẹp.
Anh Thư
b. Đề bài: Viết bài văn tả phong cảnh Sa Pa.
1. Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.
Nguyễn Phan Hách
2. Sa Pa với khí hậu mát mẻ, dễ chịu, con người hồn hậu, thần thiện đã để lại trong tôi thật nhiều cảm xúc. Tôi mong ước có dịp được quay trở lại, khám phá để cảm nhận thêm nhiều điều mới mẻ về thị trấn nhỏ bé, xinh đẹp này.
Minh Việt
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 35 Bài 6: Viết đoạn kết bài cho bài văn tả phong cảnh - Chân trời sáng tạo
Bài 1 trang 34 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Giới thiệu với bạn về một chương trình truyền hình hoặc một hoạt động dành cho thiếu nhi dựa vào gợi ý:
a. Em chọn giới thiệu chương trình truyền hình hoặc hoạt động nào dành cho thiếu nhi?
- Chương trình “Giọng hát Việt nhí'
- Buổi biểu diễn nghệ thuật
- Ngày hội giao lưu văn hoá
- ?
b. Em muốn giới thiệu những gì về chương trình truyền hình hoặc hoạt
động đó?
c. Em có suy nghĩ, cảm xúc gì về chương trình truyền hình hoặc hoạt động đó?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 34 Bài 6: Giới thiệu một chương trình truyền hình hoặc một hoạt động dành cho thiếu nhi - Chân trời sáng tạo
Bài 1 Bài đọc trang 33 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Tiếng vườn
Mùa xuân về lúc nào không rõ. Tôi nghe tiếng vườn gọi.
Cây muỗm khoe vồng hoa mới. Hoa muỗm tua tủa trổ thẳng lên trời. Hoa nhài đã trắng xoá ở bên vại nước. Những bông hoa nhài xinh, một màu trắng tinh khôi, hương ngạt ngào sực nức. Khi hoa nhài nở thì hoa bưởi cũng đua nhau nở. Từng chùm hoa bưởi cánh trắng, có những tua nhị vàng ngắn lên giữa lòng hoa, chẳng khác gì những bông thuỷ tiên thu nhỏ.
Vườn chè sau nhà tôi cũng bắt đầu ra búp. Những búp chè xuân một tôm hai lá. Tôm màu lá mạ, lá ngắn một màu xanh non.
Ấn tượng nhất là những tán xoan. Hơi xuân chớm đến, trên những cành cây khô bỗng vỡ oà những chùm lộc biếc. Lộc xoan có màu ngọc lục, nhìn ngắm mãi vẫn chưa hết vẻ đẹp của búp trên cành.
Và trong những tầng lá những tán cây vườn ấy, tôi nghe thấy những chú dế gọi nhau trong kẽ gạch. Chim vành khuyên lích chích tìm sâu trong các bụi chanh. Trên chùm hoa bưởi, những cánh ong mật quay tít. Tiếng chim gáy gù gù trong bụi tre gai. Đàn chim chào mào ríu rít trên các cành xoan, vừa đứng ở vườn này đã chạy sang vườn khác.
Theo Ngô Văn Phú
1. Vẻ đẹp, sự thay đổi của cây cối trong vườn khi mùa xuân đến được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Cây muỗm | |
Hoa nhài | |
Hoa bưởi | |
Vườn chè |
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 33 Bài 6 : Tiếng vườn - Chân trời sáng tạo
Bài 2 trang 32 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật của một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở, trong đó có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá.
- Hình ảnh
- Màu sắc
- Âm thanh
- ?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 32 Bài 5: Viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh - Chân trời sáng tạo
Bài 1 trang 32 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
a. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn... Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đỏ ối những quả...
Hoàng Hữu Bội
– Đoạn văn tả cảnh núi rừng vào buổi nào?
– Tác giả chọn tả những sự vật nào? Mỗi sự vật ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
b. Mùa hè mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. Màn mây vén lên cùng với tiếng sắm động tháng Tư, thiên nhiên hiện ra như mới tinh khôi: sóng núi nhấp nhô vô tận, rừng sáng xanh lên trong nắng, suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng khắp các cánh rừng và họa tưng bừng nở. Những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng thì ở Sa Pa không khí trong lành mát rượi. Những cơn mưa rào thoắt đến, ồn ào một chốc rồi đi, đủ cho núi rừng có cây tắm gội, cho suối dào dạt nước, cho các búp hoa xoè nở, cho cảnh vật biếc xanh.
Theo Lãng Văn
– Đoạn văn tả cảnh ở đâu? Vào thời gian nào?
– Tác giả quan sát cảnh vật bằng những giác quan nào? Với mỗi giác quan, tác giả cảm nhận được điều gì thú vị?
– Trong đoạn văn có những hình ảnh nhân hoá nào? Tác dụng của những hình ảnh nhân hoá đó là gì?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 32 Bài 5: Viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh - Chân trời sáng tạo
Bài 3 trang 31 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ sau:
a. Lá:
– Bộ phận của cây, thường mọc ở cảnh hay thân, thường có hình dẹt, màu lục.
– Chỉ những sự vật có hình tấm mảnh nhẹ hoặc giống như hình cái lá.
b. Đầu:
– Phần trên củng của thân thể người, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác.
– Phần trước nhất hoặc phần trên cùng của một số vật.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 30 Bài 5 : Từ đa nghĩa - Chân trời sáng tạo
Bài 2 trang 31 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc các đoạn thơ sau và cho biết từ in đậm trong mỗi đoạn thơ được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
a. • Nay cháu về nhà mới Bao cảnh của - Ô trời Mỗi lần tay đẩy cửa Lại nhớ bà khôn nguôi. Đoàn Thị Lam Luyền • Nơi con tàu chào mặt đất Còi ngân lên khúc giã từ Cửa sông tiễn người ra biển Mây trắng lành như phong thu Quang Huy • Đường chiều nay bạn mở Quân ta đang bươn đèo Sau lưng hoàng hôn đỏ Trước cửa rừng trăng treo.... Phạm Quốc Ca |
b. • Không có chân có cánh Mà lại gọi. con sông? Không có lá có cành Lại gọi là: ngọn gió Xuân Quỳnh • Mặt trời vừa lên tỏ Bông lúa chín thêm vàng Sương treo đầu ngọn cỏ Sương lại càng long lanh. Trần Hữu Thung • Ngọn lửa tự đâu ra Bếp nhà ai cũng có Lửa bao nhiêu tuổi rồi Mà vẫn như con nhỏ Reo bập bùng trước gió Như chơi trò ú tim. Vũ Quần Phương |
Bươn: đi vội, đi nhanh.
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 30 Bài 5 : Từ đa nghĩa - Chân trời sáng tạo
Bài 1 trang 30 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
Đọc nghĩa của từ “mũi” và thực hiện yêu cầu:
mũi
1 Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống, dùng để thở và ngủi. Mũi dọc dừa.
2 Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật. Mũi thuyền.
3 Mỏm đất nhô ra biển. Mũi Cà Mau. [...]
a. Từ “mũi” được trình bày mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào?
b. Nghĩa nào của từ “mũi' được trình bày đầu tiên?
c. Các nghĩa 2 và 3 có điểm nào giống với nghĩa 1?
Giải Tiếng Việt lớp 5 trang 30 Bài 5 : Từ đa nghĩa - Chân trời sáng tạo