Cánh đồng hoa
Ở đầu làng, có một đồng cỏ khá rộng. Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ thường rủ nhau tới đó vui chơi. Ja Ka luôn mang theo chiếc trống nhỏ. Cậu vỗ trống rất hay. Mỗi lần Ja Ka vỗ trống, các bạn lại cùng múa hát tưng bừng.
Thế nhưng gần đây, trên đồng cỏ, một bãi rác xuất hiện và cứ lớn dần lên, bốc mùi khó chịu. Các bạn nhỏ chẳng nô đùa, hò hét như mọi ngày.
– Cứ thế này, đồng cỏ sẽ thành bãi rác mất thôi! – Mư Nhơ thở dài.
Mư Hoa quay mặt đi, giấu những giọt nước mắt:
– Bọn mình còn đâu chỗ mà vui chơi!
Ja Ka, Ja Prok thì rầu rĩ:
– Biết làm thế nào bây giờ?
Bỗng Mư Hoa hỏi:
– Các cậu có thấy bầu trời như một vườn hoa không?
Mư Nhơ gật đầu:
– Cánh diều giống hoa ngũ sắc, đám mây giống hoa cúc trắng,...
Mư Hoa bật dậy:
– Chúng ta sẽ biến nơi đây thành cánh đồng hoa. Mọi người không nỡ lấy cánh đồng đẹp làm chỗ đổ rác đâu.
Các bạn nhỏ chụm đầu bàn tính và quyết tâm cải tạo đồng cỏ. Biết ý tưởng đó, nhiều cô bác trong làng đã hưởng ứng. Họ hồ hởi cùng các bạn bắt tay vào dọn rác, xới đất, gieo hạt, trồng cây; ngày ngày tưới nước, nhỏ cỏ, bắt sâu. Cây đâm chồi, nảy lộc, rồi nhú nở những bông hoa đầu tiên. Ba tháng sau, hoa đã đua nhau khoe sắc: cúc bách nhật tím lịm, cúc vạn thọ vàng tươi, mào gà đỏ thắm,... Quả nhiên, không thấy ai đến đây đổ rác nữa. Nhóm bạn vui mừng nhảy múa, ca hát giữa muôn hoa rực rỡ, trong tiếng trống rộn ràng.
Với cánh đồng hoa xinh đẹp, ngôi làng trở nên nổi tiếng, đón nhiều khách tới tham quan. Các bạn nhỏ và dân làng cười vui. Cánh đồng hoa cũng như đang vui cười hạnh phúc.
(Theo Lê Anh Vinh – Bùi Thị Diển)
* Trả lời câu hỏi
Các bạn nhỏ có những hoạt động vui chơi nào trên đồng cỏ đầu làng? Chuyện gì xảy ra ở đó?
Bài 2: Cánh đồng hoa Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Theo em, đoạn dưới đây có thể thay cho đoạn nào của câu chuyện?
Chuột xù lầm cầm bò dậy, thấy mèo nhép vẫn sợ hãi, run lập cập. Một lúc lâu, mèo nhép mới xấu hổ bảo: – Bờ sông bên nhà mình cũng đẹp lắm. Chúng mình về thôi. Bác ngựa và chuột xù cười phá lên. Mèo nhép cũng bẽn lẽn cười. |
Bài 1: Thanh âm của gió Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Đọc bài văn kể lại câu chuyện và các chi tiết kể sáng tạo (A, B) dưới đây, sau đó thực hiện yêu cầu.
Nếu hay đọc truyện phiêu lưu, có lẽ bạn sẽ thích câu chuyện Một chuyển phiêu lưu của tác giả Nguyễn Thị Kim Hoà. Chuyện kể rằng, một hôm, mèo nhép rủ chuột xù sang sông chơi, nhưng chuột xù từ chối. (A) Mèo nhép khăng khăng muốn đi nên chuột đành đồng ý vì không nỡ để bạn mạo hiểm một mình. Hai bạn nhờ bác ngựa đưa sang sông. Đồng cỏ bên kia sông quả là một thế giới xanh tuyệt đẹp! (B) Thích chí, mèo nhép nhảy nhót khắp nơi, mặc dù chuột xù đã cảnh báo rằng trong bụi cỏ có hang rắn. Y như chuột lo ngại, rắn bị phá giấc ngủ, tức giận quăng mình về phía mèo nhép. Chuột xù vội nhảy từ mỏm đá xuống mình rắn để cứu bạn. Rắn tối sầm mặt mũi, còn chuột té văng ra. May thay, bác ngựa kịp thời chạy đến cứu hai bạn. Trên lưng bác ngựa trở về, thấy chuột xù nằm thiêm thiếp, mèo nhép cứ sụt sịt, nước mắt rơi ướt lông chuột xù. Mèo không để ý, miệng chuột đang mím lại do cố nén cười. Câu chuyện thật thú vị và hài hước. Mèo nhép đã có bài học quý giá về việc phải biết lắng nghe người khác để giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh. |
(A) Chuột xù nói: – Bác ngựa bảo nguy hiểm lắm. Mèo nhép hứ một cái: – Cậu không đi thì thôi, tớ đi một mình.
|
(B) Cỏ phủ kín cánh đồng như một tấm thảm xanh mát. Cây cối cũng xanh mướt như ngày nào cũng được gội rửa. Không gian ngai ngái mùi cỏ thơm, thật dễ chịu!
|
a. Bài văn trên kể lại câu chuyện gì?
b. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn. Nêu ý chính của mỗi phần.
c. Mỗi chi tiết sáng tạo A, B được bổ sung vào phần nào của bài văn?
d. Tìm nội dung phù hợp với mỗi chi tiết sáng tạo A, B.
Bài 1: Thanh âm của gió Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Trò chơi: Đọc đoạn đầu của bài Thanh âm của gió và thực hiện các yêu cầu.
Vòng 1 Tìm danh từ theo mỗi nhóm sau: a. 1 danh từ chỉ con vật b. 1 danh từ chỉ thời gian c. 2 danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên |
Vòng 2 Tìm 4 động từ chỉ hoạt động hoặc trạng thái của người hoặc vật. |
Vòng 3 Tìm 4 tính từ chỉ đặc điểm của các sự vật dưới đây:
|
Vòng 4 Đặt 1 câu nói về một hiện tượng tự nhiên, trong đó có ít nhất 1 danh từ, 1 dộng từ, 1 tính từ. |
Bài 1: Thanh âm của gió Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Việc bố hưởng ứng trò chơi của hai anh em nói lên điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Trò chơi hấp dẫn đến mức người lớn cũng thích chơi.
B. Bố khuyến khích các con chơi những trò chơi ngoài trời.
C. Bố muốn hoà nhập vào thế giới trẻ thơ của các con.
Bài 1: Thanh âm của gió Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Văn bản: Thanh âm của gió
Chúng tôi đi chăn trâu, ngày nào cũng qua suối. Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi. Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiều xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh. Một bên suối là đồng cỏ rộng, tha hồ cho gió rong chơi. Thỉnh thoảng gió lại vút qua tại chúng tôi như đùa nghịch.
Chiều về, đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối, chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình.
Bỗng em Bống nói:
– Ơ, em bịt tai lại nghe tiếng gió lạ lắm.
– Bịt tai thì nghe được gì? – Tôi hỏi Bống.
– Bịt tai lại rồi mở ra và cứ lặp lại như thế. Anh thử xem,
– Đúng rồi, tớ cũng nghe thấy tiếng gió thổi hay lắm. – Điệp reo lên. Vừa nói, nó vừa lấy tay bịt hai tai rồi mở ra như Bống chỉ. Cả hội tụ lại, lần lượt đưa hai bàn tay lên bịt tai.
– Nghe “u... u... u...” – Văn cười.
– Không, phải thật im lặng, đầu mình nghĩ gì sẽ nghe tiếng gió nói ra như thế. – Thành nhíu mày như đang tập trung lắm.
– Đúng rồi, tớ nghe thấy “vui, vui, vui, vui...”.
– Còn tớ nghe thấy “cười, cười, cười, cười...”.
Mỗi đứa nghe thấy một thanh âm. Cứ thể, gió chiều thổi từ thung lũng dọc theo suối mang theo tiếng nói trong đầu mỗi đứa bay xa. Đứa nào cũng mê mải theo tiếng gió cho đến khi Văn la lên:
– Gió nói “đói, đói, đói... rồi”.
Cả hội giật mình. Chiều đã muộn, mặt trời xuống thật thấp. Chúng tôi lùa trâu về, không quên đưa hai tay lên giữ tại để vẫn nghe tiếng gió.
Tối đó, tôi và Bống kể cho bố mẹ nghe về trò chơi bịt tai nghe tiếng gió. Bố bảo mới nghe chúng tôi kể thôi mà bố đã thích trò chơi ấy rồi. Bố còn nói nhất định sáng mai bố sẽ thử ngay xem gió nói điều gì.
(Theo Văn Thành Lê)
* Trả lời câu hỏi
Khung cảnh thiên nhiên khi các bạn nhỏ đi chăn trâu được miêu tả thế nào?
Bài 1: Thanh âm của gió Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Em hiểu dòng thơ “Đã thành chị, đã thành anh hết rồi” như thế nào? Tìm các ý đúng.
a) Chúng em được các em nhỏ gọi là chị, là anh.
b) Chúng em thấy 5 năm trôi nhanh quá.
c) Chúng em đã cao lớn hơn trước.
d) Chúng em đã trưởng thành.
Bài 19: Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Ở khổ thơ 1, những hình ảnh quen thuộc của mùa hè gợi cho bạn nhỏ cảm nghĩ gì? Tìm ý đúng.
a) Nhớ lại kỉ niệm về những năm học trước.
b) Biết ơn môi trường và thầy cô thân yêu.
c) Bâng khuâng tạm biệt mái trường và bạn bè.
d) Tự nhủ sẽ nhớ mãi môi trường tiểu học thân yêu.
Bài 19: Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Tạm biệt lớp Năm
Cũng là nắng của tháng Năm
Cũng là hoa phượng đỏ sân nắng vàng
Rộn ràng trong tiếng ve ran
Làm xao động đến muốn vẫn là xanh.
Mới ngày nào, mắt long lanh
Theo chân mẹ, bước dọc hành lang vui
Em vào lớp Một, chao ôi!
Bao nhiêu bỡ ngỡ... thế rồi thành quen.
Cô, thầy dìu dắt cho em
Nâng niu bài học, luyện rèn bản thân
Năm năm, xa đã hoá gần
Đã thành chị, đã thành anh hết rồi.
Lớp Năm ơi! Lớp Năm
Bảng đen còn đó, nụ cười còn đây
Bầu trời vẫn biếc màu mây
Bạn bè ơi! Những vòng tay ấm nồng.
Mai vào lớp Sáu, nhớ không?
Môi trường tiểu học ở trong tim mình.
NGUYỄN LÃM THẮNG
Câu hỏi và bài tập
Bài thơ là lời của ai? Tìm ý đúng.
a) Lời của một học sinh mới được lên lớp Năm.
b) Lời của một học sinh đang học lớp Năm.
c) Lời của một học sinh vừa học hết lớp Năm.
d) Lời của một học sinh lớp Sáu nói về lớp Năm.
Bài 19: Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài thơ sau. Em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?
Sáng nay
Có ngàn tia nắng nhỏ
Đi học sáng hôm nay
Có trăm trang sách mở
Xoè như cánh chim bay.
Tránh nắng, từng dòng chữ
Xếp thành hàng nhấp nhô
'I gầy nên đội mũ
'O' đội nón là 'ô'.
Giờ chơi vừa mới điểm
Gió nấp đâu, ùa ra
Làm nụ hồng chúm chím
Bật cười quá, nở hoa.
THY NGỌC
Bài 19: Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Tìm điệp từ trong bài thơ dưới đây. Việc sử dụng điệp từ ấy có tác dụng gì?
Thì thầm
Gió thì thầm với lá
Lá thì thầm cùng cây
Và hoa và ong bướm
Thì thầm điều chi đây?
Trời mênh mông đến vậy
Đang thì thầm với sao
Sao trời tưởng yên lặng
Lại thì thầm cùng nhau.
PHÙNG NGỌC HÙNG
Bài 19: Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Chọn 1 trong 3 đề sau:
a) Viết báo cáo kết quả quyên góp sách của tổ em tặng thư viện một trường học ở vùng khó khăn.
b) Viết chương trình hoạt động của lớp em tham gia cuộc thi về tranh bảo vệ môi trường.
c) Viết bản hướng dẫn các em học sinh lớp Ba cách đeo khăn quàng đỏ.
Gợi ý
a) Viết báo cáo kết quả quyên góp sách
- Báo cáo cần được viết đúng mẫu.
- Trong báo cáo, cần có bảng thống kê các loại sách: sách giáo khoa, truyện, thơ, ...
b) Viết chương trình hoạt động
- Chương trình hoạt động cần được viết đúng mẫu.
- Trong chương trình, cần có bảng nêu các hoạt động cụ thể và phân công công việc.
c) Viết hướng dẫn cách đeo khăn quàng đỏ
- Nhớ lại cách đeo khăn quàng đỏ.
- Hướng dẫn các bước đeo khăn; mỗi bước chỉ cần viết 1 - 2 câu ngắn gọn.
Bài 19: Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Các câu trong đoạn văn dưới đây liên kết với nhau bằng cách phối hợp những biện pháp nào?
Đối với người nguyên thuỷ, dường như không có gì khó hơn việc đếm một đàn hươu đông đúc. Tuy nhiên, đếm thời gian còn là một công việc khó khăn hơn nhiều. Công cụ duy nhất thích hợp cho việc này mà những người nguyên thuỷ tìm ra là Mặt Trời. Dựa vào việc nó đang ở trên cao hay bắt đầu ngả về đường chân trời, họ có thể ước tính được rằng vẫn còn thời gian để đi săn tiếp hay đã đến lúc về nhà.
Theo sách Lược sử toán học -Từ ý tưởng đến thực hành
Bài 19: Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Tìm trong các đoạn văn dưới đây những biện pháp liên kết cấu mà em đã học.
Hôm nay, một ngày cuối thu đầy nắng. Gió sớm chạy vội và khắp sân trường gọi lá bàng háo hức. Nắng nhảy nhót trên những tán lá bàng. Nắng lốm đốm và làm tươi hỗn lên cái áo với vàng của ngôi trường.
Hình như không thể nào cưỡng nổi, cổng trường rung lên rồi mở tung ra. Trần ngập sân trường âm thanh lãnh lát của bầy trẻ. Bọn trẻ tung tăng khắp nơi khắp chốn...
Bài 19: Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Tìm dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong mẩu truyện dưới đây. Cho biết mỗi dấu ấy có tác dụng gì. Chúng được viết khác nhau như thế nào?
Cậu bé ấp trứng
Ngay từ khi còn nhỏ, Giêm Oát-xơn (nhà khoa học Mỹ) đã rất chịu khổ quan sát hoạt động của các con vật.
Một lần, cả nhà ngồi vào bàn ăn đã lâu mà không thấy Giêm đầu. Mọi người đi tìm. Cuối cùng, họ phát hiện ra cậu bé ở trong kho, đang nằm phủ phục trên mặt đất.
– Con đang ấp trứng. Gà con sắp nở rồi đấy! Cả nhà chờ con một lát nhé - Cậu bé nói một cách tự hào, mắt lấp lãnh niềm vui.
Cả nhà cười ồ lên. Giêm giận dỗi:
– Cả nhà cười gì vậy? Chẳng phải gà mẹ cũng ấp như thế này sao? Sau này, lớn lên, Giêm Oát-xơn vẫn giữ được niềm say mê tìm hiểu thế giới xung quanh. Ông trở thành một nhà khoa học nổi tiếng, được trao Giải Nô-ben năm 1962. Khi được hỏi về bí quyết thành công, ông bảo: 'Bí quyết thành công của tôi là sự say mê.”.
Bài 19: Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Nếu viết đoạn văn trình bày ý kiến của em về hiện tượng (hoặc vấn đề) đó, em cần nêu được những ý gì?
Gợi ý
Cách viết:
- Đoạn văn cần có mở đoạn (nêu hiện tượng hoặc vấn đề mà em quan tâm). thân đoạn (bày tỏ ý kiến cụ thể của em), kết đoạn (củng cố ý kiến của em hoặc liên hệ với thực tế).
- Cần thể hiện được thái độ của em về các hiện tượng nói trên.
Bài 19: Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Nêu một số hiện tượng (hoặc vấn đề) trong đời sống mà em thấy cần có ý kiến.
Gợi ý
Một số hiện tượng (hoặc vấn đề) có thể em quan tâm:
- Về thiếu nhi: nhiều bạn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, bảo vệ môi trường; một số bạn còn ham chơi, ít đọc sách, ít làm việc nhà,...
- Về xã hội: nhiều người tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự, chăm sóc thiếu nhi,... một số người vứt rác không đúng chỗ, vi phạm quy tắc an toàn giao thông ....
Bài 19: Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Chọn 1 trong 2 để sau:
a) Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh nắng sớm. Chọn một câu em thích trong đoạn văn em vừa viết và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép.
b) Viết đoạn văn ngắn tả cảnh bắt đầu một trận mưa rào. Chọn một câu em thích trong đoạn văn em vừa viết và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép.
Bài 19: Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Tìm câu đơn, câu ghép trong các đoạn văn sau:
a) Cây phượng đã có từ rất lâu. Gốc phượng xù xì, cành lá xum xuân, rợp mát cả một vùng. Bọn con trai chơi chọi gà bằng hoa phượng, lũ con gái chơi chuyển, nhảy dây, chơi ô ăn quan dưới gốc phượng.
Theo PHẠM THỊ BÍCH HƯỜNG
b) Gió càng lúc càng mạnh, sóng cuộn ào ào. Biển khi nổi sóng, trông lại càng lai láng mênh mông. Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào với mùi thum thủm, chiếc thuyền vẫn lao mình tới.
THEO BÙI HIỂN
Bài 19: Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh theo 1 trong 2 đề sau:
a) Tả bầu trời vào một đêm nhiều sao.
b) Tả một ngày nắng đẹp (hoặc một cơn mưa).
Gợi ý
a) Tả bầu trời vào một đêm nhiều sao
- Em ngắm nhìn bầu trời sao ở đâu, vào lúc nào?
- Em nhìn thấy bầu trời sao đẹp như thế nào?
- Em có cảm nghĩ gì khi ngắm nhìn bầu trời sao?
b) Tả một ngày nắng đẹp (hoặc một cơn mưa)
- Ngày nắng (hoặc cơn mưa) mà em định tả ở đâu, vào mùa nào trong năm?
- Ngày nắng (hoặc cơn mưa) đó diễn ra như thế nào?
- Em có cảm nghĩ gì về ngày nắng (hoặc cơn mưa) đó?
Bài 19: Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều