Câu hỏi:

25 lượt xem
Tự luận

Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh theo 1 trong 2 đề sau:

a) Tả bầu trời vào một đêm nhiều sao.

b) Tả một ngày nắng đẹp (hoặc một cơn mưa).

Gợi ý

a) Tả bầu trời vào một đêm nhiều sao

- Em ngắm nhìn bầu trời sao ở đâu, vào lúc nào?

- Em nhìn thấy bầu trời sao đẹp như thế nào?

- Em có cảm nghĩ gì khi ngắm nhìn bầu trời sao?

b) Tả một ngày nắng đẹp (hoặc một cơn mưa)

- Ngày nắng (hoặc cơn mưa) mà em định tả ở đâu, vào mùa nào trong năm?

- Ngày nắng (hoặc cơn mưa) đó diễn ra như thế nào?

- Em có cảm nghĩ gì về ngày nắng (hoặc cơn mưa) đó?

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

a)

* Mở bài: Giới thiệu Mô tả chung về đêm sao

* Thân bài:

- Bầu trời đêm và khung cảnh xung quanh

                  + Mô tả về vẻ đẹp của bầu trời đêm

                  + Sự im lặng và yên bình của đêm

                  + Âm thanh của đêm vắng lặng

                  + Hiện tượng thiên nhiên như mặt trăng, bóng cây, hay sương mù nhẹ

- Cảm xúc bản thân

* Kết bài: Nêu lên cảm xúc Mô tả sức hút và tác động của đêm sao đối với tâm trạng và tâm hồn con người.

b)

* Mở bài

Giới thiệu chung

– Em được nhìn thấy cảnh mặt trời mọc ở đâu? (Trên biển Đông.)

– Vào dịp nào? (Tập thể dục buổi sáng trên bờ biển.)

* Thân bài:

Tả cảnh mặt trời mọc:

+ Trước khi mọc:

– Đêm tàn, trời sáng dần, không gian yên ắng…

+ Lúc đang mọc:

– Phía Đông, bầu trời màu xám trắng chuyển dần sáng màu hồng nhạt. Mặt trời như một chiếc lòng đỏ trứng gà khổng lồ nhô lên từ lòng biển.

+ Sau khi mọc:

– Mặt trời như một quả cầu lửa sáng chói toả ánh vàng lấp lánh trên mặt biển.

– Bầu trời quang đãng, gió sớm mát lành.

– Mặt nước mênh mông, xanh thẳm…

– Bà con ngư dân tấp nập chuyển cá từ thuyền xuống bến.

* Kết bài:

Cảm tưởng của em:

– Vô cùng say mê, thích thú.

– Cảnh mặt trời mọc trên biển như một bức tranh thiên nhiên lộng lẫy, để lại ấn tượng khó quên.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:
Tự luận

Chuỗi ngọc lam

1. Chiều hôm ấy, có một em gái nhỏ đóng áp trấn vào tủ kinh của hàng của Pi-e như muốn kiếm thứ gì. Bỗng em ngẩng đầu lên

– Cháu có thể xem chuỗi ngọc lam này không ạ?

 Pi-e lấy chuỗi ngọc, đưa cho cô bé. Cô bé thốt lên:

– Đẹp quá! Xin chủ gói lại cho cháu!

2. Pi-e ngạc nhiên:

– Ai sai cháu đi mua

– Cháu mua tặng chị cháu nhân lễ Nô-en. Chị đã nuôi cháu từ khi mẹ cháu mất.

– Cháu có bao nhiêu tiền?

Cô bé mở khăn tay ra, đổ lên bàn một nắm xu:

– Cháu đã đập con lợn đất đấy!

Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé:

– Cháu tên gì?

– Cháu là Gioan.

3. Anh đưa Gioan chuỗi ngọc gói trong bao lụa đỏ. Cô bé mìm cười rạng rỡ, chạy vụt đi. Cô đâu biết chuỗi ngọc này Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông đã cướp mất người mà anh yêu quý.

Ngày lễ Nô-en tôi. Khách hàng ai cũng vui làm cho Pi-e cũng đau lòng. Khi người khách cuối cùng bước ra, anh thở phào. Thế là qua được năm nay

4. Nhưng anh đã lầm. Cửa lại mở, một thiếu nữ bước vào. Cô lấy trong túi xách ra chuỗi ngọc lam:

– Chuỗi ngọc này có phải của tiệm ông không g?

– Phải. Một cô bé tên là Gioan đã mua tặng chị của mình.

– Gioan chỉ có ít tiền tiêu vặt. Làm sao em mua nổi chuỗi ngọc này?

Pi-e gói lại chuỗi ngọc và đáp:

– Cô bé đó trả giá rất cao. Bằng toàn bộ số tiền mình có.

5. Hai người đều im lặng. Tiếng chuông từ một giáo đường gần đó bắt đầu đổ. Pi-e vừa đưa chuỗi ngọc cho cô gái vừa nói

– Hôm nay là ngày Nô-en. Tôi không có ai để tặng quà. Cho phép tôi đưa cô về nhà và chúc cô một lễ Nô-en vui vẻ nhé!

Trong tiếng chuông đồ hồi, Pi-e và thiếu nữ cùng nhau sánh bước qua một năm mới hi vọng tràn trề.

Theo PHUN-TƠN AO-XLƠ (Nguyễn Hiến Lê dịch)

Đọc hiểu

Câu chuyện trên gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn kể việc gì?


6 tháng trước 34 lượt xem