Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào nhóm phù hợp:
Vì sao Ngân Hà không phải là dòng nước?
Vào những buổi tối trời quang đãng. chúng ta có thể nhìn thấy một dải sáng trên trời, đó chính là dải Ngân Hà. Mặc dù gọi là 'hà' (sông) nhưng dải Ngân Hà hoàn toàn khác với các con sông trên Trái Đất. Trên đó không có nước, mà có hàng vạn vạn tỉ tỉ sao tập trung lại với nhau, đều có khả năng phát sáng. Khi chúng ta nhìn từ xa thì thấy chúng như là một dòng sông tuyệt đẹp.
Bài 19: Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Trong câu sau, từ mọc được dùng với nghĩa nào? Đó là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển của từ?
Câu |
Nghĩa của từ mọc |
Mặt Trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố. Lưu Quang Vũ |
a) (Thực vật) sinh ra, lớn lên. |
b) Nhô lên khỏi bề mặt và cao lên. |
|
c) Được tạo ra và phát triển. |
Bài 19: Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu chuyện mà em đã học trong sách Tiếng Việt 5.
b) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một sự việc mà em được chứng kiến (hoặc tham gia) đã để lại ấn tượng sâu sắc cho em.
Bài 19: Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Chuỗi ngọc lam
1. Chiều hôm ấy, có một em gái nhỏ đóng áp trấn vào tủ kinh của hàng của Pi-e như muốn kiếm thứ gì. Bỗng em ngẩng đầu lên
– Cháu có thể xem chuỗi ngọc lam này không ạ?
Pi-e lấy chuỗi ngọc, đưa cho cô bé. Cô bé thốt lên:
– Đẹp quá! Xin chủ gói lại cho cháu!
2. Pi-e ngạc nhiên:
– Ai sai cháu đi mua
– Cháu mua tặng chị cháu nhân lễ Nô-en. Chị đã nuôi cháu từ khi mẹ cháu mất.
– Cháu có bao nhiêu tiền?
Cô bé mở khăn tay ra, đổ lên bàn một nắm xu:
– Cháu đã đập con lợn đất đấy!
Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé:
– Cháu tên gì?
– Cháu là Gioan.
3. Anh đưa Gioan chuỗi ngọc gói trong bao lụa đỏ. Cô bé mìm cười rạng rỡ, chạy vụt đi. Cô đâu biết chuỗi ngọc này Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông đã cướp mất người mà anh yêu quý.
Ngày lễ Nô-en tôi. Khách hàng ai cũng vui làm cho Pi-e cũng đau lòng. Khi người khách cuối cùng bước ra, anh thở phào. Thế là qua được năm nay
4. Nhưng anh đã lầm. Cửa lại mở, một thiếu nữ bước vào. Cô lấy trong túi xách ra chuỗi ngọc lam:
– Chuỗi ngọc này có phải của tiệm ông không g?
– Phải. Một cô bé tên là Gioan đã mua tặng chị của mình.
– Gioan chỉ có ít tiền tiêu vặt. Làm sao em mua nổi chuỗi ngọc này?
Pi-e gói lại chuỗi ngọc và đáp:
– Cô bé đó trả giá rất cao. Bằng toàn bộ số tiền mình có.
5. Hai người đều im lặng. Tiếng chuông từ một giáo đường gần đó bắt đầu đổ. Pi-e vừa đưa chuỗi ngọc cho cô gái vừa nói
– Hôm nay là ngày Nô-en. Tôi không có ai để tặng quà. Cho phép tôi đưa cô về nhà và chúc cô một lễ Nô-en vui vẻ nhé!
Trong tiếng chuông đồ hồi, Pi-e và thiếu nữ cùng nhau sánh bước qua một năm mới hi vọng tràn trề.
Theo PHUN-TƠN AO-XLƠ (Nguyễn Hiến Lê dịch)
Đọc hiểu
Câu chuyện trên gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn kể việc gì?
Bài 19: Ôn tập cuối năm học Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Bài 18: Sánh vai bè bạn Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Bài 18: Sánh vai bè bạn Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Tự đánh giá
Đua tài sáng tạo
Tại cuộc thi rô bốt quốc tế 2013 tổ chức ở Phi-lip-pin, đội học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thành phố Hồ Chí Minh, đã trở thành nhà vô địch mới. Các đội của hai trường tiểu học Vietkids và Đoàn Thị Điểm (Hà Nội). đoạt giải Xuất sắc.
Cuộc thi rô bốt quốc tế năm 2014 cũng đánh dấu thành công của Việt Nam với 7 giải cao, trong đó học sinh Hà Nội đoạt 5 giải. Tại cuộc thi năm 2016, các đội tuyển của Trường Tiểu học Trần Cao Văn và Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) đã giành 2 giải Nhất.
Việt Nam cũng đôi 7 lần đoạt chức Vô địch trong các cuộc thi rô bốt quốc tế ABU dành cho sinh viên đại học từ năm 2002:
Các cuộc thi không chỉ giúp các bạn trẻ phát huy sáng tạo về công nghệ, phát triển kĩ năng tự học, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề mà còn là dịp để giao lưu, tăng cường tình hữu nghị giữa tuổi trẻ các dân tộc.
LÊ HOÀNG tổng hợp
Câu hỏi và bài tập
Tại cuộc thi rô bốt quốc tế năm 2013, đội tuyển nào vô địch? Tìm ý đúng:
a) Đội tuyển học sinh tiểu học Phi-lip-pin.
b) Đội tuyển Trường Tiểu học Vietkids.
c) Đội tuyển Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm.
d) Đội tuyển Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Bài 18: Sánh vai bè bạn Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Mỗi tổ đóng vai một đội học sinh (của Việt Nam hoặc của một nước mà các em biết), thực hiện các việc sau:
a) Chuẩn bị tranh ảnh, thông tin về nước đó (có thể viết và trang trí trên giấy khổ lớn).
b) Chuẩn bị một câu chuyện (hoặc bài hát, bài thơ) về nước đó.
Bài 18: Sánh vai bè bạn Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Thay mỗi kí hiệu … trong đoạn văn dưới đây bằng một kết từ phù hợp:
Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. … khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẫm nhằm ôn bài. …, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. … bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.
rồi
Theo VĂN LONG
rồi |
vì thế |
nhưng |
Bài 18: Sánh vai bè bạn Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Tìm biện pháp nổi trong hai đoạn văn dưới đây:
a) Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.
PHẠM HỔ
b) Sa Thèn quả là một tay sành chơi ngựa. Con Ô của cậu vọt lên trước Mai Hoa một thân. Nhưng chỉ có thể thôi, không xa hơn được nữa. Ngược lại, về sau, con Mai Hoa lại êm ái lướt tới, vào một cái qua một con Ô.
Theo NGUYỄN PHAN HÁCH
Bài 18: Sánh vai bè bạn Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Bài đọc 4: Cô gái mũ nồi xanh
* Nội dung của bài Cô gái mũ nồi xanh: Bài thơ nói về những chiến sĩ quân y của quân đội dã chiến nước ta tham gia vào nhiệm vụ chung của liên hợp quốc
Cô gái mũ nồi xanh
Đất Trung Phi chưa sạch mùi thuốc pháo
Thấp thoảng người thiếu nữ mũ nỗi xanh .
Nắng như bướm bay dập dồn vai áo
Cùng nô đùa hệt đám trẻ vây quanh.
Cô dạy hát bài dân ca quan họ
Cái trống cơm ai khéo vỗ nên bông
Trẻ da đen nối vòng tay reo múa
Cả lưng đối vui nhộn gió bờ sông.
Lời ca Việt cô dịch sang tiếng Pháp
Sau những ngày hướng dẫn trẻ trồng rau
Chiều cao nguyên ngõ rộng ra bát ngát
Giọng hát xanh như trời thẫm trên đầu.
Dân tị nạn khỏi sống trong lều trại
Bao dây nhà, cũng đồng đội, cô xây
Nhiều mảnh vườn đã trổ vàng hoa cải
Bên tiếng cười của lũ trẻ thơ ngày.
HOÀI KHÁNH
Đọc hiểu
Cô gái mù nồi xanh trong bài thơ là ai?
Bài 18: Sánh vai bè bạn Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Bài đọc 3: Người được phong ba danh hiệu Anh hùng
* Nội dung bài Người được phong ba danh hiệu Anh hùng: Câu chuyện kể về người anh hùng Phạm Tuân và những sự kiện lịch sử gắn với cuộc đời ông qua những lần được trao tặng danh hiệu Anh hùng.
Người được phong ba danh hiệu Anh hùng
Cho đến nay, người Việt Nam duy nhất được phong ba danh hiệu Anh hùng là Trung tướng Phạm Tuân. Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, ông được phong năm 1973 về kì tích bắn rơi pháo đài bay B-52 của Mỹ trong trận chiến đấu bảo vệ vùng trời Thủ đô đêm 27-12-1972.
Năm 1979, ông Phạm Tuân được gửi sang Liên Xô học tập. Sau quá trình rèn luyện hết sức gian khổ, ông đã vượt qua nhiều vòng kiểm tra ngặt nghèo để được tuyển chọn vào đội du hành vũ trụ quốc tế. Ngày 23-7-1980, từ sẵn bay vũ trụ Bai-cơ-nua, Liên Xô đã phóng thành công tàu vũ trụ 'Liên hợp' với phi hành đoàn gồm hai nhà du hành vũ trụ là Go-rơ-bát-cô và Phạm Tuân.
Sau một ngày bay, hai nhà du hành vũ trụ kết nối được với trạm vũ trụ “Chào mừng' và làm việc ở trạm gần 8 ngày đêm. Từ trạm 'Chào mừng', lần đầu tiên trong đời, nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân nhìn thấy Trái Đất trốn xoay nằm lơ lũng giữa không gian xanh thẫm bao la. Các ngôi sao to hơn và cũng sáng hơn. Dải đất hình chữ S của Tổ quốc thân yêu hiện ra đẹp vô cùng.
Ông Phạm Tuân trở thành người Việt Nam đầu tiên và cũng là người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ. Với thành tích này, ông được phong Anh hùng Lao động của Việt Nam và Anh hùng Liên Xô.
Mỗi lần nhớ lại kỉ niệm về chuyến bay, Trung tướng Phạm Tuân thường tâm sự: Chính quê hương đã chắp cánh cho ông sánh vai cũng bè bạn trên vũ trụ bao la,
QUỐC CƯỜNG
Đọc hiểu
Phi công Phạm Tuân được phong Anh hùng lần đầu tiên vì thành tích gì?
Bài 18: Sánh vai bè bạn Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Kể lại đoạn kết câu chuyện Những con hạc giấy (trang 78 – 79) theo tưởng tượng của em.
Gợi ý
– Tưởng tượng em được đến thăm tượng đài trong câu chuyện.
– Em có thể chọn một trong những kết thúc sau:
+ Em sẽ nói gì với Xa-xa-ki Xa-đa-kô?
+ Em muốn nói gì với các bạn nhỏ trên thế giới?
+ Em muốn nói gì với những người lớn trên thế giới?
Bài 18: Sánh vai bè bạn Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Tìm biện pháp nối trong các đoạn văn sau:
a) Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng dài, trổ mạnh mẽ, nõn nà.
NGUYÊN HỒNG
b) Một em nhỏ biết cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên thường không thờ ơ với đời sống con người. Do vậy, khi viết về con chó, con chim sẻ thôn thuộc hàng ngày, hoặc về cây gạo, cây mướp, về rừng và biển, tôi cố gắng giúp các bạn đọc nhỏ tuổi tìm thấy và đẹp bên trong của cảnh và vật, từ đó mà biết suy rộng ra.
Theo VŨ TÚ NAM
Bài 18: Sánh vai bè bạn Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Các từ in đậm trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
Cánh rừng tĩnh mịch đến lạ thường. Tưởng rằng cuộc sống nơi đây như đang ngừng trôi. Nhưng tôi biết, chính lúc này, những hạt cây nằm trong lòng đất đã bắt đấu của mình. Thậm chí, vài cái mầm bé xíu đã chui ra khỏi vỏ, lặng lẽ nhỏ lên.
VŨ PHƯƠNG NAM
Bài 18: Sánh vai bè bạn Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều