Dựa vào nội dung trao đổi ở Bài viết 2 (trang 77 – 78), hãy viết báo cáo công việc theo 1 trong 2 để sau đây:
Báo cáo kết quả tham gia của tổ em trong cuộc thi vẽ tranh “Em yêu hoà bình' hoặc một cuộc thi khác do nhà trường phát động.
Bài 16: Cánh chim hoà bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Vì sao Xa-đa-kô lâm bệnh nặng?
Bài 16: Cánh chim hoà bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Bài đọc 3: Những con hạc giấy
* Nội dung bài Những con hạc giấy: Câu chuyện kể về cô bé Xa – đa – kô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử do chiến tranh Mỹ gây ra, với một niềm tin vào sự sống cô bé đã kiên trì gấp đủ 1000 con hạc giấy nhưng vẫn không qua khỏi, câu chuyện còn là thông điệp nhắn nhủ đến người đọc về niềm khát khao mơ ước hoà bình trên thế giới của trẻ em ở khắp mọi nơi.
Những con hạc giấy
Ngày 16-7-1945, nước Mỹ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản. 100% Hai quả bom lần lượt ném xuống các thành phố Hi-tô-si-ma và Na-ga-so-ki đã cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người. Tính đến cuối năm 1945, tổng số người chết vì hai quả bom và bị nhiễm phóng xạ nguyên tử đã lên đến nửa triệu.
Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-ki Xa-đa-kô mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, từ một cô bé khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, sức khoẻ của em bị giảm sút nhanh chóng, phải nằm viện để chữa trị.
Nằm trong bệnh viện nhằm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con hạc bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em lặng lẽ nên đau, miệt mài gấp học. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật đã tới tấp gửi hàng nghìn con hạc giấy đến cho Xa-đa-kô. Nhưng Xa-đa-kô vẫn không qua khỏi, mặc dù em đã gấp được hơn một nghìn con hạc giấy.
Xúc động trước cái chết của Xa-đa-kô, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một đài tưởng niệm những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Năm 1958, Tượng đài Hoà bình cho trẻ em, còn được gọi là tháp Sân-ba-zu-ru ('Ngàn cánh học'). được dựng lên ở Công viên Hòa bình của thành phố. Trên đỉnh đài tưởng niệm cao 9 mét là tượng một bé gái – mô phỏng hình ảnh Xa-đa-kô – gia cao hai tay nâng một con học lớn đang dang cánh bay. Dưới tượng đài khác những lời tha thiết. “Chúng em kêu gọi Chúng em nguyện cầu: Hoà bình cho thế giới'.
Theo sách Những mẩu chuyện lịch sử thế giới
Đọc hiểu
Câu chuyện trong bài đọc diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Bài 16: Cánh chim hoà bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Chọn từ ngữ phù hợp với mỗi kí hiệu … để liên kết các câu trong đoạn văn dưới đây:
Mùa hè, Mặt Trời rắc những sợi nắng vàng rực rỡ xuống không gian. Tia … nhỏ cùng các bạn vô cùng thích thủ chạy nhảy khắp nơi. … trận vào vườn hoa. Muốn … bùng nở. … nhuộm cho những cánh từ thành muốn màu rực rỡ. Những bông … rung rinh như vậy chào … sớm.
Bài 16: Cánh chim hoà bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Tìm những từ ngữ được lập lại để liên kết câu trong đoạn văn sau:
Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hoá.
Theo BĂNG SƠN
Bài 16: Cánh chim hoà bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Năm 1949, Đại hội Nhân dân thế giới bảo vệ hoà binh được tổ chức ở Pa-ri – thủ đô nước Pháp. Bức tranh chim bồ câu của hoạ sĩ nổi tiếng Pi-cát-xô gửi tặng được trân trọng treo trong hội trường và in trên áp phích của Đại hội. Từ đó, chim bồ câu được coi là loài chim tượng trưng cho hoà bình.
THEO TRUNG ANH
Tìm những từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn trên.
Bài 16: Cánh chim hoà bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Chủ đề của bài thơ là gì?
Bài 16: Cánh chim hoà bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Bài đọc 2: Bài ca Trái Đất
* Nội dung bài Bài ca Trái Đất: Bài thơ là lời kêu gọi mọi người hãy sống vì hòa bình, đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Bài ca Trái Đất
Trái Đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển.
Cùng bay nào, cho Trái Đất quay
Cùng bay nào, cho Trái Đất quay
Trái Đất trẻ của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen,.. dù da khác màu
Ta là nụ, là hoa của đất
Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Khói hình nấm là tai hoạ đấy
Bom H, bom A không phải bạn ta
Tiếng hát vui giữ bình yên Trái Đất
Tiếng cười ran cho Trái Đất không già
Hành tinh này là của chúng ta
Hành tinh này là của chúng ta
ĐỊNH HẢI
Đọc hiểu
Qua những hình ảnh ở khổ thơ 1, em hình dung Trái Đất đẹp như thế nào?
Bài 16: Cánh chim hoà bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Tưởng tượng em được tham gia một trại hè với thiếu nhi các nước, hãy giới thiệu với các bạn về ngày tết Trung thu của thiếu nhi Việt Nam.
Ở Việt Nam, tết Trung thu là một trong những ngày hội vui nhất. Tết Trung thu thường được tổ chức vào đêm 15 tháng Tám âm lịch hằng năm (gọi là Rằm tháng Tám). Vào đêm đó, trăng rất sáng. Người ta bày cổ với bánh và các loại sản vật mùa thu như chuối, bưởi, hồng,... Vào dịp này, ở một số nơi, các bà, các cô còn thi nấu cổ, làm bánh. Đêm Trung thu, trẻ em là những người vui nhất vì các em được rước đèn, thi đèn, được hoà vào các màn múa lân tưng bừng và rất nhiều hoạt động vui chơi thú vị khác.
HƯƠNG THẢO
Bài 16: Cánh chim hoà bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Trao đổi
Vì hạnh phúc trẻ thơ
Chọn 1 trong 2 đề sau:
Dựa vào các thông tin dưới đây, hãy giới thiệu về cuộc thi vẽ tranh 'Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hoà bình' năm 2023:
Cuộc thi 'Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hoà bình' năm 2023 đô thu hút sự tham gia của hơn 300 thiếu nhi, trong đó có thiếu nhi các nước Ấn Độ, Ca-dắc-xtan, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Mê-hi-cô, Nam Phi Nga, Nigieria, Phi-lip-pin, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ... đang học tập và sinh sống tại Hà Nội. Đây là cơ hội tốt để thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước giao. lưu, thúc đẩy tình hữu nghị. Trong thời gian 90 phút, các em đã sáng tác hàng trăm bức ảnh mẫu nước, màu sáp, màu bột, sơn dầu,... Kết thúc cuộc thi, đã có 1 giải Nhất, 5 giải Nhì, 10 giải Ba và 40 giải Khuyến khích được trao cho các hoạ sĩ nhỏ tuổi.
Bài 16: Cánh chim hoà bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Kể sáng tạo một câu chuyện em đã đọc ở nhà về thiếu nhi.
Gợi ý
Có thể kể sáng tạo theo một hoặc những cách sau:
– Thay đổi vai kể (người kể chuyện).
– Thay đổi, bổ sung một số từ ngữ, chi tiết mà không làm thay
đổi nội dung chính của câu chuyện.
– Thay đổi mở đầu hoặc kết thúc câu chuyện một cách hợp lí.
Bài 16: Cánh chim hoà bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Bài đọc 1: Biểu tượng của hoà bình
* Nội dung bài Biểu tượng của hoà bình: Bài đọc nói về sự ra đời các lần thay đổi và ý nghĩa của mỗi biểu tượng hoà bình trên thế giới
Biểu tượng của hoà bình
Biểu tượng của hoà bình đã xuất hiện từ thời cổ đại. Theo thần thoại Hy Lạp, đó là cây ô liu – quà tặng của Nữ thần Trí Tuệ A-ten-na. Sử sách La Mã từ xưa cũng từng ghi lại chuyện một vị tướng đã cầm nhành ô liu đến gặp đối phương để giảng hoa.
Năm 1949, Đại hội Nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình được tổ chức ở Pa-ri – thủ đô nước Pháp. Bức tranh chim bồ câu của hoạ sĩ nổi tiếng Pi-cát-xô gửi tặng được trân trọng treo trong hội trường và in trên áp phích của Đại hội. Từ đó, chim bồ câu được coi là loài chim tượng trưng cho hoà bình.
Tuy nhiên, hình ảnh chim bồ câu rất khó vẽ. Năm 1958, trong phong trào chống vũ khí hạt nhân ở nước Anh, hoạ sĩ Hâu-tơm đã sáng tạo ra một biểu tượng mới. Đó là một vòng tròn với các đường thẳng mô phỏng chữ N và chữ D theo hệ thống truyền tin bằng cờ. Hai chữ ấy là dạng viết tắt của các từ tiếng tiếng Anh: Nuclear Disarmament (Giải trừ Hạt nhân).
Về sau, biểu tượng của Hậu-tom được người dân Mỹ sử dụng trong các cuộc tuần hành phản đối chiến tranh ở Việt Nam, rồi dần dần lan toả khắp nơi, trở thành một biểu tượng mới của hoàn bình thế giới.
THEO TRUNG ANH
Đọc hiểu
Các biểu tượng hoà bình gắn với hình ảnh cây ô liu xuất hiện từ bao giờ
Bài 16: Cánh chim hoà bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Qua bài thơ, em hiểu vì sao tiếng Việt còn mãi? Tìm ý đúng.
a) Tiếng Việt được gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác.
b) Tiếng Việt có từ thời Lạc Long Quân và Âu Cơ.
c) Tiếng Việt được lan truyền tới những nước xa.
d) Tiếng Việt rất thân thương và dịu hiền.
Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Yêu tiếng Việt
(Trích)
Từ khi còn bé xíu
Líu lo lời đầu tiên
Tiếng Việt nghe dịu hiền
Trong từ 'Bà', từ 'Mẹ'.
Trong câu chuyện vui vẻ
Trong một điệu hát hay
Trong bài học hôm nay.
Đều thân thương tiếng Việt.
Ông bảo nhớ da diết
Khi tới một nước xa
Tiếng Việt như quê nhà
Có tâm hồn lắng đọng.
Bà kể chuyện Thánh Giống
Lạc Long Quân, Âu Cơ
'Truyện Kiều' khắc câu thơ
Từ người xưa gửi lại.
Tiếng Việt tuôn chảy mãi
Theo mạch nguồn thời gian
Vượt bão tổ gian nan
Nhờ bao đời gìn giữ.
Em và bạn nhắn nhủ
Chăm đọc sách mỗi ngày
Nắn nót bài văn hay
Cùng nâng niu tiếng Việt
HUỲNH MAI LIÊN
Chủ đề của bài thơ là gì? Tìm ý đúng
a) Miêu tả vẻ đẹp của tiếng Việt.
b) Thể hiện tình yêu tiếng Việt.
c) Hướng dẫn cách học tiếng Việt.
d) Nói về tiếng Việt qua những câu chuyện cổ.
Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều