Câu chuyện chiếc đồng hồ
Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị thì có lệnh của cấp trên rút bớt một số người sang học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi, nhất là những người quê ở Hà Nội. Bao năm xa nhà, nay được dịp trở về công tác, nhiều người đề nghị cấp trên quan tâm, cho được toại nguyện.
Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Khi tiếng vỗ tay đã ngót, Bác hiển từ nhìn khắp hội trưởng và nói chuyện về tinh hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi: – Các cô chú có trông thấy cái gì đây không?
Mọi người đồng thanh:
– Cái đồng hồ ạ.
– Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì?
– Có những chữ số ạ.
– Cái kim ngắn, kim dài để làm gì?
– Để chỉ giờ, chỉ phút ạ.
– Cái máy bên trong dùng để làm gì?
– Để điều khiển cái kim chạy ạ.
Bác mỉm cười, hỏi tiếp:
– Trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?
Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:
– Trong cái đồng hồ, bỏ đi một bộ phận có được không?
– Thưa Bác, không được ạ.
Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ chiếc đồng hồ lên cao và kết luận:
– Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các nhiệm vụ cách mạng. Đô là nhiệm vụ thì đều quan trọng. Các cô chú thử nghĩ xem: Trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ,... thì còn là cái đồng hồ được không?
Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư.
Theo sách Bác Hồ kính yêu
Đọc hiểu
Câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Bài 6: Nghề nào cũng quý Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Đố vui Họ làm nghề gì: Mỗi học sinh chuẩn bị một câu đố: Người này (những người này) làm nghề gì?
a) Dùng ảnh làm câu đó
M:
?
b) Nêu một câu đố (hoặc dùng ca dao, thơ, văn làm câu đố)
M:
Ai mặc áo trắng
Có chữ thập xinh
Chăm sóc chúng mình
Để mau khỏi bệnh?
c) Dùng động tác làm câu đố
M:
Bài 6: Nghề nào cũng quý Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Những phép lạ trong hai bàn tay bé Hà là gì? Tìm các ý đúng:
a) Biến mái tóc thành mây che Mặt Trăng.
b) Biến chiếc gối nhỏ thành em bé để ru em ngủ.
c) Biến mấy củ khoai lang thành đàn lợn, lá me thành cơm, gạo.
d) Biến chiếc thuyền giấy thành chiếc thuyền ôm đầy ước mơ.
Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Những đặc điểm nào về ngoại hình của bé Hà khiến bé rất ngộ nghĩnh, đáng yêu? Tìm các ý đúng:
a) Có đôi bàn tay chứa đầy phép lạ.
b) Có chiếc răng sứt, hay nhoẻn cười.
c) Có nhiều trò chơi, nhiều ước mơ đẹp.
d) Có đuôi tóc nhỏ tung tăng trên vai.
Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Bé Hà
Bé là út ít
Nhỏ xinh nhất nhà
Chị yêu em thế
Ơi cô bé Hà
Yêu đuôi tóc nhỏ
Tung tăng trên vai
Yêu chiếc răng sứt
Lại hay nhoẻn cười.
Bé lên sáu tuổi
Còn mải chơi ô
Mải chơi chạy đuổi
Nhảy dây, lò cò.
Trong đôi mắt em
Đất trời đẹp quá
Hai bàn tay em
Chứa đầy phép lạ.
Cái gối nho nhỏ
Thành bé ngủ ngon
Hà ru, Hà bế
Giọng sao dịu dàng.
Cái vỏ bưởi khô
Bé đeo quanh cổ
Tóc đen lấp ló
Mây xòa che trăng.
Mấy củ khoai lang
Thành đàn lợn béo
Hà tuốt lá me
Thành cơm, thành gạo.
Bàn tay bé xíu
Ôm đầy ước mơ
Nào con thuyền giấy
Đưa Hà đi xa.
PHAN THỊ THANH NHÀN
Câu hỏi và bài tập
Bài thơ là lời nói của ai, nói về ai? Tìm ý đúng:
a) Lời của bé Hà, nói về chị của mình.
b) Lời của người chị, nói về bé Hà.
c) Lời của bé Hà, nói về các trò chơi của bé.
d) Lời của người chị, nói về tuổi thơ của mình.
Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Tìm 4 vị trí có thể thêm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn văn sau:
Chiều qua, ở ngã ba đường, nơi đặt bảng tin khu phố, xuất hiện một thông báo về giải thi đấu bóng đá thiếu nhi của phường.
Hoà 'Đen' đội trưởng đội Mũi Tên Vàng ngay lập tức tổ chức họp đội bóng của khu phố. Chỉ 15 phút sau, các cầu thủ tất cả đều đang háo hức chờ đợi trận bóng đã có mặt ở nhà văn hoá.
KHÁNH LINH
Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Viết lại cho đúng các tên riêng nước ngoài trong đoạn văn dưới đây:
Thư viện mo gân ở trung tâm thành phố niu oóc, hoa kỳ, được xem là một trong những thư viện đẹp nhất thế giới. Các tủ sách bằng đồng nơi đây lưu giữ nhiều bản thảo gốc của Oantơ xcốt và bandắc. Đây cũng là nơi trưng bày một bộ sưu tập lớn các bản in, bản vẽ và hoạ tiết tranh của các nghệ sĩ Lêônácđô đa vinxi, Mikenlănggiơlô và Rembrăng,...
Theo báo Lao Động
Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Viết tiếp 1 trong 2 đoạn văn có câu mở đoạn dưới đây để giới thiệu về nhân vật trong đoạn văn đó.
1. Mỗi lần ăn dưa hấu, tôi lại nghĩ đến hình ảnh một chàng trai tháo vát, chăm chỉ sống giữa một đảo dưa. Chàng trai đó là Mai An Tiêm – nhân vật chính trong câu chuyện Sự tích dưa hấu mà tôi đã học
2. Ngay từ khi còn bé xíu, hình ảnh cậu bé Gióng trong câu chuyện của bà, của mẹ đã in đậm trong tâm trí tôi. Đó là một cậu bé…
Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Tìm trong các đoạn văn sau những từ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm:
a) Trước trận thi đấu với lớp 5A, đội trưởng Tùng tập trung cả đội lại và nói:
- Lớp 5A có một cầu thủ mới từ nơi khác chuyển về, đó là một tiền đạo chất lượng mà hậu vệ không dễ gì ngăn chặn được.
Quay sang thủ môn, Tùng nói tiếp:
- Cậu là thủ thành của đội, phải hết sức chú ý chân sút ấy nhé.
HỒNG AN
b) Sáng mùa đông, trời lạnh cóng. Những cơn gió mùa thổi ù ù dọc sườn đổi. Gió luồn qua mái hiên, chui vào khe của sổ, len lỗi vào tận trong căn phòng nhỏ của Hà. Nằm trong chăn kín mít mà Hà vẫn thấy rét oi là rét. Hà khế hề chăn, không khi lạnh buốt như xộc vào. Hà chợt nghĩ tới mẹ. Trời lạnh giá thế này mà mẹ đã dậy, ra vườn rồi.
LỘC HÀ
Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Tình bạn
Hè năm nay, Nam được về quê An chơi. Nam quen An qua mục 'Góc sáng tạo' của báo Thiếu niên Tiền phong hồi năm ngoài. Khi ấy, cả hai đứa đều tham gia thị ý tưởng về chủ đề 'Em yêu môi trường quê em'. Chẳng hiểu thế nào mà một đứa ở đồng rừng, một đứa ở ven biển lại có cũng ý tưởng thả bèo trên các ao hồ bị ô nhiễm. Bèo sẽ lọc được nhiều cặn bẩn trong nước, tạo một bề mặt xanh để bảo vệ cho các loài thuỷ sinh trong ao hồ không bị chết vì nắng nóng.
Ngay buổi chiều đầu tiên nhìn thấy biển, Nam thấy đẹp vô cùng. Hai đứa vừa đi dọc triền cát, vừa lúi húi tìm ốc. Nam nhặt được một con ốc hoa vỏ trắng ngà thật duyên dáng. Áp vào tai, Nam thấy tràn ngập những lời yêu thương của tĩnh bạn và của biển xanh thăm thẳm. Nam hỏi, sau này lớn lên An muốn làm gì. An đưa tay chỉ ra xa, nơi có những con tàu đang đỗ ngoài vịnh, bảo mình mơ ước trở thành cảnh sát biển. Nam nói:
– Mình yêu vùng đổi quê mình lắm. Mình sẽ học ngành thuỷ lợi, rồi mình sẽ khơi dòng, đem nước về vùng đồi khô khát ấy để không còn đất hoang, đổi trọc nữa.
An nhìn bạn trìu mến, bảo:
– Sau này, cậu sẽ làm cho rừng thêm xanh, còn mình sẽ giữ cho biển mãi
bình yên và nhiều tôm cá.
Nam nắm chặt tay bạn, nhìn ông trăng đang từ từ nhô lên, lung linh toả sáng như chia vui với tình bạn của các em.
Theo PHẠM VĂN ANH
Câu hỏi và bài tập
Nam và An trở thành bạn của nhau trong hoàn cảnh nào?
Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Bài 4: Có chí thì nên Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Bài 4: Có chí thì nên Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Trong câu nào dưới đây tay được dùng với nghĩa chuyển? Tìm các ý đúng?
a) Bố mẹ về với bàn tay đau rát vì hái cà phê liên tục.
b) Kơ Sung lấy vải quấn chặt cán móc để làm tay cầm.
c Anh Kơ Choi là một tay trống xuất sắc của dàn nhạc.
d) Kơ Sung làm thêm nhiều tay hái cà phê để tặng hàng xóm.
Bài 4: Có chí thì nên Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Chi tiết nào cho thấy Kơ Sung là một bạn nhỏ giàu nghị lực? Tìm ý đúng:
a) Tuy đi lại khó khăn nhưng Kơ Sung rất mê đọc sách.
b) Tuy đi lại khó khăn nhưng Kơ Sung vẫn nấu cơm, cho gà, lợn ăn.
c) Tuy đi lại khó khăn nhưng Kơ Sung vẫn đi rẫy hái cà phê.
d) Tuy đi lại khó khăn nhưng Kơ Sung luôn tìm cách giúp đỡ mọi người.
Bài 4: Có chí thì nên Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Vì sao Kơ Sung cảm thấy buồn mỗi khi bố mẹ đi làm? Tìm ý đúng:
a) Vì bố mẹ Kơ Sung đi làm rất sớm.
b) Vì Kơ Sung bị ngã mỗi khi đi lại.
c) Vì Kơ Sung không được phân công làm việc gì.
d) Vì Kơ Sung không còn quyển sách nào để đọc.
Bài 4: Có chí thì nên Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Cậu bé Kơ Sung
Kơ Sung sống cùng bố mẹ, anh Kơ Choi và chị Hơ Giông ở một buôn làng vùng Tây Nguyên. Kơ Sung chỉ có một chân nên đi lại khó khăn. Vì thế, mọi người rất thương và cưng chiều cậu.
Mùa thu hoạch cà phê đến, bố mẹ tất bật đi từ sớm. Trước khi đi, mẹ dặn:
– Hơ Giông ơi, con ở nhà nấu cơm. Còn Kơ Choi, con cho lợn, gà ăn nhé! Kơ Sung hí hửng đợi xem mẹ bảo mình làm gì. Nhưng mẹ chỉ dặn:
– Kơ Sung, con đừng đi lại lung tung kẻo ngã!
Ở nhà, mỗi khi Kơ Sung đề nghị giúp ai thì đều bị từ chối. Kơ Sung rất buồn.
Không ai cần cậu giúp và cậu cũng chưa giúp được ai. Kơ Sung lại đọc sách. Chỉ đọc sách, cậu mới thấy mình có ích. Nhưng ngay cả khi đọc sách thì câu hỏi “Làm sao để giúp mọi người?' vẫn luôn quanh quẩn trong đầu cậu.
Một hôm, thấy bố mẹ về với bàn tay đau rát vì hái cà phê liên tục, Kơ Sung quyết định phải làm điều gì đó. Kơ Sung nhớ đã đọc một cuốn sách nói về cách làm dụng cụ lao động, cậu lục lại các cuốn sách đã đọc.
Rồi Kơ Sung tìm hai thanh sắt, nhờ bố uốn cong lại thành hai cái móc. Cậu lấy vải quấn chặt cần móc để làm tay cầm. Vậy là đã xong. Kơ Sung mang cái móc ra khoe với bố mẹ.
– Ôi! Một chiếc tay hái cà phê! – Mẹ reo lên vui sướng.
– Dùng cái này, hái cà phê sẽ nhanh và không bị đau tay! Con đã giúp bố mẹ đấy! – Bố nhấc bổng Kơ Sung lên, khen ngợi.
Kơ Sung làm thêm nhiều tay hái cà phê để tặng hàng xóm. Thỉnh thoảng có người qua nhà cảm ơn, Kơ Sung rất vui. Cậu bắt đầu nghĩ về một ý tưởng khác. Biết đâu, sáng kiến của Kơ Sung có thể giúp được nhiều người hơn.
Theo LÊ ANH VINH, BÙI THỊ DIỂN
Câu hỏi và bài tập
Vì sao cả nhà điều thương và chiều Kơ Sung? Tìm ý đúng
a) Vì Kơ Sung sống với bố, mẹ, anh và chị.
b) Vì Kơ Sung chỉ có một chân, đi lại khó khăn.
c) Vì Kơ Sung bị đau tay, làm việc rất khó khăn.
d) Vì Kơ Sung phải ở nhà với anh chị mỗi khi bố mẹ đi làm.
Bài 4: Có chí thì nên Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Viết đoạn văn giới thiệu một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc nghe, xem) về người có ý chí, nghị lực. Trang trí cho bài viết.
Gợi ý
– Tên tác phẩm là gì? Nhân vật có ý chí, nghị lực trong tác phẩm đó là ai?
– Điều gì ở nhân vật đó khiến em chú ý (cảm phục, quý mến,...)?
– Em thích những chi tiết hoặc hình ảnh nào trong tác phẩm đó? Vì sao?
– Tác phẩm đó đem lại cho em bài học gì và khiến em thay đổi như thế nào trong suy nghĩ, hành động?
b) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu tục ngữ mà em đã học ở Bài 4. Trang trí cho bài viết.
Gợi ý
– Câu tục ngữ nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?
– Câu tục ngữ đó ý nói gì?
– Em có tán thành ý kiến được nêu trong câu tục ngữ đó không? Vì sao?
– Câu tục ngữ đó đã khiến em thay đổi như thế nào trong suy nghĩ, hành động?
Bài 4: Có chí thì nên Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều