* Đọc văn bản
Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa
Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa tên khai sinh là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông được cấp học bổng sang Pháp học đại học. Ông đã theo học các ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí.
Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, Phạm Quang Lễ đã rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông đã cùng các đồng nghiệp chế tạo thành công những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay để tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc. Bên cạnh những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng, Trần Đại Nghĩa còn có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà.
Những cống hiến của Giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá cao. Năm 1948, ông được phong quân hàm Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Ông còn được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.
(Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam)
* Trả lời câu hỏi
Dựa vào đoạn mở đầu của bài đọc, em hãy giới thiệu về Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa:
Bài 21: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Trao đổi, góp ý.
Bài 20: Cụ Đồ Chiểu Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Trình bày.
– Giới thiệu về hoạt động đền ơn đáp nghĩa người có công với đất nước theo những nội dung đã chuẩn bị.
– Lắng nghe lời giới thiệu của bạn và ghi chép thông tin về những hoạt động có ý nghĩa. Có thể đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về hoạt động đền ơn đáp nghĩa mà các bạn giới thiệu.
Bài 20: Cụ Đồ Chiểu Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Yêu cầu: Giới thiệu về một hoạt động đền ơn đáp nghĩa người có công với đất nước.
Chuẩn bị.
a. Nhớ lại trải nghiệm thực tế của bản thân hoặc tìm kiếm thông tin trong sách báo in, mạng in-tơ-nét,... về những hoạt động đền ơn đáp nghĩa người có công với đất nước.
Ví dụ:
– Dâng hương tại đài tưởng niệm các liệt sĩ ở địa phương.
– Thăm hỏi gia đình người có công với đất nước.
–
Thiếu nhi chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ
b. Dự kiến nội dung trình bày.
– Em muốn giới thiệu hoạt động nào? Hoạt động đó em đã tham gia hay được biết qua sách báo in, mạng in-tơ-nét,...?
– Kể tóm tắt về hoạt động đó (thời gian, địa điểm, người tham gia,…).
– Nêu cảm nghĩ của em về hoạt động đó.
c. Lựa chọn tranh ảnh hoặc các phương tiện hỗ trợ khác (nếu cần).
Bài 20: Cụ Đồ Chiểu Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Chỉnh sửa bài viết.
Viết lại một số câu trong đoạn văn của em cho đúng hoặc hay hơn theo gợi ý dưới đây:
– Bổ sung thêm dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến tán thành. Ví dụ:
+ Lập Câu lạc bộ Đọc sách.
Câu lạc bộ Đọc sách không chỉ là nơi chúng ta tìm kiếm tri thức mà còn là địa điểm để kết nối bạn bè. Mỗi cuốn sách sẽ trở nên thú vị hơn, ý nghĩa hơn khi có bạn cùng đọc. Từ hoạt động đọc sách, giới thiệu sách, thiết kế lại bìa sách hoặc viết bài cảm nhận về tác phẩm văn học,... chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều từ bạn bè. Tôi nghĩ rằng điều tuyệt vời ở Câu lạc bộ Đọc sách không chỉ là số lượng sách bạn đọc được mà còn là sự gắn kết của bạn với các thành viên. (Lâm Phong) |
|
+ Phát triển hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường.
Kéo co cũng là môn thể thao giúp bạn có kĩ năng hợp tác. Để giành được chiến thắng, mỗi cá nhân ngoài việc gắng hết sức kéo sợi dây về phía mình còn cần phải biết đồng lòng, đồng sức. Khi cùng nhau hô “1 – 2 – 3” chính là chúng ta đang khích lệ mình, khích lệ đồng đội tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn nhất từ mỗi thành viên. (Minh Khôi)
|
– Viết lại phần kết thúc.
Thành lập Câu lạc bộ Đọc sách trong trường học là một hoạt động vô cùng ý nghĩa, mang lại nhiều lợi ích cho học sinh. Tôi tin rằng một hoạt động bổ ích như vậy sẽ được nhân rộng ở nhiều trường học trên cả nước. (Quỳnh Anh) |
Những trải nghiệm của tôi về lợi ích của thể thao càng khiến tôi tin tưởng vì sao cần phát triển hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường. Vậy thì, bạn ơi, sau khi hoàn thành nhiệm vụ học tập, hay cầm trái bóng và bước ra sân cỏ nào! (Hữu Tùng) |
Bài 20: Cụ Đồ Chiểu Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Năm 1858, giặc Pháp xâm lược nước ta. Nguyễn Đình Chiểu cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc. Ông sáng tác thơ văn bày tỏ niềm tiếc thương, cảm phục đối với những người đã hi sinh vì đất nước; khích lệ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của nhân dân. |
a. Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm trong đoạn văn trên.
b. Đặt câu với 1 – 2 từ đồng nghĩa em tìm được.
Bài 20: Cụ Đồ Chiểu Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Nêu chủ đề của bài đọc.
Bài 20: Cụ Đồ Chiểu Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
* Đọc văn bản
Cụ Đồ Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) sinh ra trong một gia đình nhà nho ở làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh).
Năm 1833, do cuộc binh biến trong triều đình, cha bị mất chức, gia đình li tán, cậu bé Chiểu mới mười hai tuổi đã phải xa cha mẹ, ra Huế ở nhờ nhà một người bạn của cha để ăn học.
Năm 1843, Nguyễn Đình Chiểu trở về quê mẹ, đỗ tú tài tại trường thi Gia Định. Hai năm sau, ông lại trở ra Huế học tập, chờ kì thi năm Kỷ Dậu, 1849. Nhưng cuối năm 1848, mẹ mất, Nguyễn Đình Chiểu phải bỏ thi về Nam chịu tang mẹ. Trên đường về, ông bị ốm nặng, mù cả hai mắt, chạy chữa mãi không khỏi. Cuối năm 1849, Nguyễn Đình Chiểu mới về đến Gia Định “lỡ bề báo hiếu, lỡ đường lập thân”.
Không gục ngã trước những thử thách nặng nề liên tiếp của số phận, sau thời gian chịu tang mẹ, ông mở trường dạy học và làm thuốc chữa bệnh cho dân. Học trò gần xa nghe danh, mến đức xin học rất đông. Tiếng thơ chan chứa tinh thần nghĩa hiệp của Đồ Chiểu cũng bắt đầu vang khắp miền Lục tỉnh.
Năm 1858, giặc Pháp xâm lược nước ta. Nguyễn Đình Chiểu cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc. Ông sáng tác thơ văn bày tỏ niềm tiếc thương, cảm phục đối với những người đã hi sinh vì đất nước; khích lệ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của nhân dân. Trái tim nhân hậu của ông luôn gắn bó sắt son với vận mệnh của đất nước. Ông được nhân dân Lục tỉnh gọi bằng cái tên trìu mến “cụ Đỗ Chiểu” như một cách tri ân với người thầy đáng kính của “lòng dân”.
(Theo Trần Thị Hoa Lê)
* Trả lời câu hỏi
Dựa vào đoạn mở đầu và những hiểu biết của em, hãy nói 2 – 3 câu giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu.
Bài 20: Cụ Đồ Chiểu Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc lập Câu lạc bộ Đọc sách. Đề 2: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc phát triển hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường. |
Dựa vào các ý tìm được trong hoạt động Viết ở Bài 18, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài đã chọn.
Lưu ý:
– Ý kiến tán thành cần được trình bày rõ ràng.
– Để thuyết phục người đọc, cần lựa chọn những lí do và dẫn chứng tiêu biểu.
Bài 19: Danh y Tuệ Tĩnh Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Không có chân có cánh
Mà lại gọi: con sông?
Không có lá có cành
Lại gọi là: ngọn gió
(Xuân Quỳnh)
a. Mỗi từ in đậm trong đoạn thơ trên được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
b. Đặt một câu có từ in đậm được sử dụng với nghĩa chuyển.
M: Rừng là lá phổi xanh của trái đất.
Bài 19: Danh y Tuệ Tĩnh Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Chọn từ thích hợp nhất trong các từ đồng nghĩa (in nghiêng) thay cho mỗi bông hoa.
Từ nhỏ, Lương Thế Vinh đã (lừng danh/ nổi tiếng/ nức tiếng) về óc (xem xét/ nhìn/ quan sát) và tính toán. Một hôm, cậu đem một quả bưởi ra bãi cỏ làm bóng chơi với các bạn. Đang chơi, bỗng quả bưởi (lăn/ bay) xuống một cái hố gần đó. Bọn trẻ nhìn xuống cái hố đầy nuối tiếc. Vinh bảo bọn trẻ lấy nước đổ vào cái hố ấy. Nước (dâng/ tăng) đến đâu, bưởi nổi lên đến đó.
(Theo Vũ Ngọc Khánh)
Bài 19: Danh y Tuệ Tĩnh Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
* Đọc văn bản
Danh y Tuệ Tĩnh
(1) Tuệ Tĩnh (1330 – 1400) là một danh y đời Trần. Một lần, ông dẫn các học trò lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu để nói về điều mình ấp ủ từ lâu.
(2) Ông kể: Khi giặc ngoại xâm nhóm ngó nước ta, vua quan nhà Trần chỉ huy quân sĩ luyện tập võ nghệ, rèn vũ khí chuẩn bị lương thực, thuốc men, phòng giữ bờ cõi rất cẩn trọng.
(3) Từ lâu, việc vận chuyển thuốc men, vật dụng từ Trung Quốc sang nước ta đã bị ngăn cấm. Vua quan nhà Trần lo khi giáp trận, tất có người bị thương hoặc đau ốm, lấy gì chạy chữa?
(4) Các thái y bèn toả đi khắp mọi miền quê học cách chữa bệnh bằng cây cỏ trong dân gian. Vườn thuốc mọc lên khắp nơi. Núi Nam Tào, Bắc Đầu là hai ngọn dược sơn thời bấy giờ.
(5) Cây cỏ nước Nam đã góp phần làm cho quân ta thêm hùng mạnh, can trường, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù đông hơn ta hàng trăm lần.
(6) Kể xong, Tuệ Tĩnh trầm ngâm nói về sự quý giá của ngọn cây, sợi cỏ trên non sông gấm vóc mà tổ tiên để lại. Rồi ông nói với học trò ý nguyện nối gót người đi trước...
(7) Thế là, theo con đường của danh y Tuệ Tĩnh, cho đến nay, hàng trăm vị thuốc từ cây cỏ nước Nam, hàng nghìn phương thuốc được tổng hợp từ dân gian để trị bệnh cứu người.
(Theo Tạ Phong Châu – Nguyễn Quang Vinh – Nghiêm Đa Văn)
* Trả lời câu hỏi
Danh y Tuệ Tĩnh dẫn các học trò lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu để nói với các trò điều gì?
Bài 19: Danh y Tuệ Tĩnh Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Viết 3 – 5 câu giới thiệu về một danh nhân trong sách báo mà em đã đọc (có thể sử dụng tranh ảnh, hình vẽ,... để trang trí). Chia sẻ với người thân những thông tin về danh nhân trong bài giới thiệu của em.
Bài 18: Người thầy của muôn đời Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đọc sách báo viết về một danh nhân của Việt Nam.
G:
|
Trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, có biết bao nhân vật lỗi lạc, kiệt xuất trên các lĩnh vực quân sự, chính trị, ngoại giao, khoa học,... Bộ sách Danh nhân đất Việt giới thiệu những danh nhân tiêu biểu của dân tộc ta qua các thời đại, giúp bạn đọc cảm nhận và trân trọng truyền thống tốt đẹp của cha ông, càng thêm gắn bó, tự hào về lịch sử dân tộc.
|
|
Đọc những cuốn sách viết về Lê Quý Đôn, các em sẽ được biết về tài năng của một nhà bác học kiệt xuất, nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, nhà quân sự tài ba,... Cuộc đời, sự nghiệp của Lê Quý Đôn và những danh nhân, hào kiệt dắt Việt mãi mãi là niềm tự hào của các thế hệ cháu con.
|
|
|
Bài 18: Người thầy của muôn đời Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Tìm ý.
Bài 18: Người thầy của muôn đời Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức