Câu 4 trang 48 SBT Giáo dục công dân 6
Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:
a. Em có cho rằng, Tiểu Vy là tấm gương công dân Việt Nam tiêu biểu hay không? Giải thích vì sao.
b. Em học tập được điều gì từ Tiểu Vy?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 3 trang 47 SBT Giáo dục công dân 6
Quan sát hình ảnh, đọc thông tin và trả lời câu hỏi
a. Vì sao những người ở thông tin và các hình ảnh 1, 2, 3 không phải là công dân Việt Nam?
b. Vì sao ở thông tin 4, chị Lan Anh là công dân Việt Nam?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 2 trang 46 SBT Giáo dục công dân 6
Người nào dưới đây là công dân hoặc không là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Đối tượng |
Là công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam |
Không là công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam |
A. Trẻ em khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam |
|
|
B. Người có quốc tịch Việt Nam |
|
|
C. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 15 tuổi |
|
|
D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi |
|
|
E. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam nhưng phạm tội ddang bị phạt tù giam |
|
|
G. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng phạm tội đang bị phạt tù giam |
|
|
H. Người nước ngoài nhưng đã sống ở Việt Nam 10 năm |
|
|
I. Trẻ em có cha mẹ là công dân Việt Nma, nhưng sinh ra ở nước ngoài |
|
|
K. Người có cha mẹ là công dân Việt Nam, nhưng sinh ra và lớn lên ở nước ngoài |
|
|
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 1 trang 46 SBT Giáo dục công dân 6
Người nào dưới đây mới là công dân Việt Nam?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Người từ đủ 18 tuổi trở lên
B. Người có quốc tịch Việt Nam
C. Người có quốc tịch nước ngoài nhưng đang ở Việt Nam.
D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng đang ở nước ngoài.
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 8 trang 45 SBT Giáo dục công dân 6
Có ý kiến cho rằng, lối sống tiết kiệm rất cần thiết đối với mỗi học sinh, là điều mà mỗi học sinh chúng ta nên học tập và rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ.
Em có đồng ý với ý kiến này không? Giải thích vì sao.
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 9: Tiết kiệm
Câu 7 trang 45 SBT Giáo dục công dân 6
Năm nay lên lớp 6, Quân học ở trường trung học cơ sở cách nhà khoảng hơn 2km, Quân đi xe đạp khoảng 10 phút là đến trường. Đang đạp xe đến trường, Quân thấy một số bạn trong lớp có xe đạp điện, Quân muốn mình cũng có xe đạp điện để không thua kém bạn nào trong lớp. Quân ngỏ lời với bố mẹ:
- Bố ơi, ở lớp con có nhiều bạn có xe đạp điện mới mua đấy. Bố mua cho con một chiếc để thay chiếc xe đạp này nhé. Nhân tiện cũng là quà bố mẹ thưởng cho con vào học trung học cơ sở.
- Nhà mình gần trường, con cứ đi xe đạp đi học cũng được. Nhà mình còn nhiều khó khăn lắm con ạ! Đợi khi nào đỡ khó khăn hơn bố mẹ sẽ mua xe đạp điện cho con. – Bố của Quân nói.
- Bố mẹ không thương con, để con thua kém bạn bè rồi. – Quân dằn dỗi bố mẹ.
Theo em, Quân có nên đòi hỏi bố mẹ mua xe đạp điện cho mình không? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 9: Tiết kiệm
Câu 6 trang 45 SBT Giáo dục công dân 6
Mùa Đông đến, trời rét. Mẹ muốn mua cho An một chiếc áo ấm mới để An đi học. Đối với gia đình nghèo như gia đình An thì việc chi tiêu mấy trăm nghìn đồng vào chiếc áo rét cũng là việc cần phải đắn đo suy nghĩ. Có bao nhiêu việc cần phải chi tiêu như tiền ăn hằng ngày của gia đình, tiền học phí của hai anh em An, tiền mua sách vở,… mà gia đình An làm nghề nông nên làm ra đồng tiền rất khó. Mặc dù rất thích có áo mới, nhưng thương bố mẹ. An nói với mẹ chiếc áo hiện nay của bạn còn mặc được, không cần mua áo mới lúc này.
a. Vì sao An nói với mẹ không cần mua áo mới nữa?
b. Em có thể học tập được điều gì ở An?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 9: Tiết kiệm
Câu 5 trang 43 SBT Giáo dục công dân 6
Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi
CÂU CHUYỆN VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM CỦA BÁC HỒ
Sinh thời, không ít hơn hai lần Bác Hồ kể lại câu chuyện Người dùng phong bì gửi công văn, thư từ. Lần thứ nhất, tháng 5 – 1949, Bác Hồ kể: “Trung bình một cái phong bì có kích thước giấy 180 phân vuông. Mỗi ngày các cơ quan, đoàn thể và tư nhân ít nhất cũng dùng hết một vạn cái phong bì, tức là 180 thước vuông giấy. Mỗi năm là 64800 thước vuông giấy. Nếu ai cũng tiết kiệm, dùng một cái phong bì hai lần, thì mỗi năm chỉ tốn một nửa số giấy, tức là 32 400 thước vuông. Còn 32 400 thước để dành cho các lớp bình dân học vụ thì chẳng tốt sao? Hơn nữa, nhờ sự tiết kiệm giấy, mà tiền bạc và công phu làm giấy có thể làm thêm việc kiến thiết khác, thì càng lợi ích hơn nữa.”
Sinh thời, Bác Hồ luôn có lối sống tiết kiệm, là tấm gương mẫu mực để chúng ta noi theo. Câu chuyện ngắn về sử dụng phong bì đã để lại bài học sâu sắc về thực hành tiết kiệm.
Năm 1952, nói về thực hành tiết kiệm, Bác Hồ dẫn ví dụ: “Cơ quan nào cũng dùng phong bì, nếu mỗi cơ quan đều tiết kiệm, một chiếc phong bì dùng hai, ba lần, thì mỗi năm Chính phủ có thể tiết kiệm được hàng chục tấn giấy.”. Và Bác nhấn mạnh: “Đối với giấy như thế, đối với mọi thứ khác đều như thế.”, bởi: “Giấy bút, vật liệu đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to. Một cái phong bì có thể dùng hai, ba lần”. Và Bác đã làm để mọi người bắt chước: hằng ngày các văn bản Bác đều viết ở mặt sau của bản tin Thông tấn xã Việt Nam; còn phong bì Bác đều dùng lại phong bì của các nơi gửi tới đến hai, ba lần.
Đối với Bác Hồ, bất cứ làm việc gì, sử dụng cái gì dù lớn dù nhỏ cũng đều phải tiết kiệm. Bởi theo Bác, tiết kiệm cũng như cái thùng có đáy, nước đổ vào không thể đi đâu được. Thế nên, Bác Hồ luôn nhắc mọi người: “Cần với kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người.”. Bác Hồ còn dẫn câu ngạn ngữ để mọi người dễ hình dung cái kiểu cần mà không kiệm: “Làm chừng nào xào chừng ấy” thì: “cũng như một cái thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không.”
Trong khi căn dặn mọi người, mọi ngành, mọi cấp thường xuyên thực hành tiết kiệm, thì đồng thời, Bác Hồ cũng quan tâm làm cho mọi người hiểu rõ tiết kiệm không phải là khắc khổ, là bủn xỉn đến mức nhịn ăn, nhịn mặc, mà trái lại, tiết kiệm để tạo cho mức sống ngày càng được cải thiện, nâng cao hơn: “Nếu ta khéo tiết kiệm sức người, tiền của và thời giờ, thì với sức lao động và tiền tài của nước ta hiện nay, ta có thể tăng gia sản xuất gấp bội mà lực lượng của ta về mọi mặt cũng tăng gấp bội.”
a. Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ được thể hiện thế nào trong câu chuyện trên?
b. Bài học về sự tiết kiệm của Bác Hồ trong câu chuyện trên còn phù hợp với điều kiện hiện nay hay không? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 9: Tiết kiệm
Câu 3 trang 43 SBT Giáo dục công dân 6
Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm? (Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Năng nhặt chặt bị
B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
C. Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện.
D. Thua keo này bày keo khác
E. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
G. Của bền tại người
H. Góp gió thành bão
I. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
K. Làm khi lành để dành khi đau.
L. Có chí làm quan, có gan làm giàu.
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 9: Tiết kiệm
Câu 2 trang 42 SBT Giáo dục công dân 6
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Ý kiến |
Đồng tình |
Không đồng tình |
A. Tiết kiệm tiền là việc của người lớn, không phải của trẻ em. |
|
|
B. Cần tiết kiệm thường xuyên, trong mọi hoàn cảnh. |
|
|
C. Chỉ tiết kiệm khi kinh tế thiếu thốn, khi giàu thì không cần. |
|
|
D. Ai cũng cần chi tiêu tiết kiệm. |
|
|
E. Nên biết chi tiêu phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người, mỗi gia đình |
|
|
G. Chỉ cần tiết kiệm của mình, không cần tiết kiệm cho tập thể |
|
|
H. Người biết tiết kiệm sẽ thực hiện được những mong muốn thiết thực của mình. |
|
|
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 9: Tiết kiệm
Câu 1 trang 42 SBT Giáo dục công dân 6
Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tiết kiệm?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Dùng bóng đèn mờ để học bài cho đỡ tốn kém.
B. Giữ gìn sách vở, đồ dùng cẩn thận.
C. Ít giặt quần áo cho lâu cũ
D. Tính toán hợp lí mỗi khi mua sắm đồ dùng cá nhân.
E. Mua đồ dùng cũ cho đỡ tốn tiền.
G. Không la cà quán game để dành thời gian học bài.
H. Dùng lại sách giáo khoa cũ của anh, chị lớp trên
I. Luôn để đồ đạc đúng nơi quy định.
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 9: Tiết kiệm
Câu 8 trang 41 SBT Giáo dục công dân 6
Một nhóm bạn đang chơi ở đầu xóm thì có cơn mưa đá xuất hiện. Do chưa bao giờ được nhìn thấy các viên đá trong suốt rơi xuống mặt đất, các bạn đều thích thú reo hò và thi nhau đội mũ, chạy ra khỏi chỗ trú mưa để tìm nhặt đá. Vì mải đùa nghịch nên các bạn không để ý trời mưa mỗi lúc một to hơn, kèm theo tiếng sấm sét đang rất gần.
a. Nguy hiểm nào có thể xảy đến với các bạn trong tình huống trên?
b. Khi có hiện tượng mưa đá kèm với sấm sét, các bạn học sinh cần làm gì để thoát khỏi nguy hiểm?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
Câu 7 trang 41 SBT Giáo dục công dân 6
Khi đang ở nhà thì Tuấn thấy trời giông bão rất mạnh. Để đảm bảo an toàn và ứng phó với nguy hiểm từ cơn bão, Tuấn không biết mình cần làm những việc gì?
Em hãy đưa ra gợi ý cho Tuấn để có thể ứng phó với nguy hiểm trong tình huống này?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
Câu 6 trang 40 SBT Giáo dục công dân 6
Những hành động, việc làm nào dưới đây nên và không nên làm khi ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?
Hành động, việc làm |
Nên |
Không nên |
A. Sử dụng các thiết bị điện bình thường khi có bão, mưa giông, lũ lụt |
|
|
B. Tìm đến tầng hầm hoặc tầng trệt của công trình kết cấu bằng bê tông |
|
|
C. Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo về thiên tai |
|
|
D. Tránh xa các vật dụng bằng kim loại, trạm biến áp, cột đường dây điện khi có sét. |
|
|
E. Leo lên nóc nhà để tránh bão, lốc xoáy |
|
|
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
Câu 5 trang 40 SBT Giáo dục công dân 6
Để ứng phó với những nguy hiểm từ thiên nhiên, các nhà khoa học khuyên mỗi gia đình nên chuẩn bị túi dự phòng cho trường hợp rủi ro có thể xảy đến.
Theo em, túi dự phòng nên có những vật dụng nào sau đây?
(Khoanh tròn vào chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Nước, đồ ăn khô (đóng gói)
B. Dụng cụ sơ cứu, xà phòng
C. Chăn, màn
D. Quần áo nhẹ, dễ di chuyển
E. Đèn pin, radio chạy bằng pin, điện thoại di động
G. Giày, dép
H. Thuốc giảm đau, hạ sốt, tiêu chảy
I. Sách, báo
K. bát, đĩa, cốc, thìa
L. Dao nhiều chức năng
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
Câu 4 trang 40 SBT Giáo dục công dân 6
Nên làm gì khi xuất hiện lũ lụt trong lúc em đang ở ngoài đường?
A. Lội xuống nước, tìm mọi cách để về nhà.
B. Chạy thật nhanh đến khu vực an toàn theo sự chỉ dẫn của người lớn.
C. Trèo lên cây cao để tránh lũ
D. Ở nguyên vị trí, đợi bố mẹ hoặc người thân đến ứng cứu.
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
Câu 3 trang 39 SBT Giáo dục công dân 6
Quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:
a. Nêu các cách ứng phó với những tình huống nguy hiểm trên.
b. Hiểu biết về các cách ứng phó với những tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
Câu 2 trang 39 SBT Giáo dục công dân 6
Nhận thấy trên trời có dấu hiệu của sấm sét nổi lên, các bạn học sinh sợ hãu chạy vào lớp học. Trung liền nói với các bạn: “Sấm sét là hiện tượng tự nhiên bình thường, không gây nguy hiểm. Chỉ có ai nhát gan thì mới sợ thôi!”
Em có đồng tình với ý kiến của Trung không? Tại sao?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
Câu 1 trang 39 SBT Giáo dục công dân 6
Các tình huống sau đây có phải là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên không? Vì sao?
A. Một cành cây to bị gãy xuống sân trường trong khi các bạn học sinh đang chơi đùa.
B. Đang là đợt nắng nóng nên nhiệt độ ngoài trời lên tới 40 độ C.
C. Trên trời xuất hiện các đám mây ngũ sắc với nhiều hình dạng khác nhau.
D. Mưa lớn kéo dài ở các tỉnh miền núi.
E. Trong mùa đông đột nhiên xuất hiện những ngày thời tiết oi bức.
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
Câu 8 trang 38 SBT Giáo dục công dân 6
Em nên làm gì trong các tình huống sau đây?
A. Khi phát hiện mình đang bị theo dõi.
B. Khi bị một người lạ túm chặt không cho đi.
C. Khi có người lạ nhận là bạn thân của bố, mẹ hoặc họ hàng với mình khi em đang ở nhà một mình.
D. Khi có ai đó đe dọa em hoặc người thân của em trên mạng.
E. Đang đợi thang máy thì có một số người lạ xuất hiện rủ đi chơi, em có nên đi cùng họ không?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Câu 7 trang 37 SBT Giáo dục công dân 6
Gần đây, Vũ bị một nhóm học sinh lớp trên ở trường bên cạnh bắt nạt, dọa dẫm. Vì biết nhà Vũ khá giả, nên chúng bắt Vũ mỗi ngày phải nộp cho chúng 50 000đ. Bọn chúng dọa, nếu Vũ không nộp thì sẽ bị chúng không cho đi đến trường.
Theo em, Vũ phải lựa chọn cách xử lí nào sau đây?
A. Im lặng, lấy tiền của bố mẹ để làm theo yêu cầu của bọn bắt nạt.
B. Nói với cô giáo và bố mẹ về trường hợp của mình.
C. Lẳng lặng không nghe lời bọn chúng, nhưng cũng không nói với ai.
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Câu 6 trang 37 SBT Giáo dục công dân 6
Trong thang máy chỉ có một mình Phương và một người đàn ông lạ mặt. Phương có cảm giác người đàn ông đang nhìn mình chăm chú một cách bất thường.
a. Mối nguy hiểm nào Phương có thể gặp phải trong tình huống trên?
b. Nếu là Phương, em sẽ ứng phó như thế nào?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Câu 5 trang 37 SBT Giáo dục công dân 6
Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Qua mạng xã hội Facebook, H có làm quen với một bạn nữ có nickname là em Q. Sau một thời gian nói chuyện, bạn nữ ngỏ lời rủ H đi chơi xa. Nghe lời bạn, vào một buổi sớm, nhân lúc bố mẹ còn đang ngủ, H đã trốn khỏi nhà lên taxi cùng bạn và nhắn lại gia đình là đi chơi ở thành phố.
Để có tiền đi taxi, Q đã gợi ý cho H đưa điện thoại cho mình mang đi cầm đồ. Đi được khoảng hơn 1 giờ, H cảm thấy bất an, muốn về, nhưng Q nói đi cố thêm 20km nữa đến một nơi khác để Q đòi tiền một người quen và sẽ chuộc lại điện thoại. H đành nghe theo Q. Tuy nhiên, do ngủ quên trên xe nên H không nhìn đường. Lúc tỉnh dậy, H mới biết mình đang ở một tỉnh khác cách xa nhà.
Sau khi biết con gái đi khỏi nhà mà không liên lạc được, bố mẹ H đã trình báo chính quyền địa phương, đồng thời đăng tải thông tin tìm kiến H lên mạng Facebook để nhờ cộng đồng tìm kiếm, giúp đỡ nhưng đến tận 3 ngày sau vẫn không có một tin tức gì hồi đáp.
Đến khoảng 23h ngày 17/9, bố của H bất ngờ nhận được cuộc điện thoại từ công an tỉnh khác (cách nhà H gần 200km) thông báo tìm thấy H cùng với kẻ lừa đảo là Q. Nhận được tin báo, gia đình H đã ngay lập tức đi đón con gái. Gặp bố cùng anh trai, H khóc mãi.
a. Trong câu chuyện trên, tình huống mà H đã trải qua có mối nguy hiểm như thế nào?
b. Theo em, học sinh cần tránh điều gì qua tình huống trên?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Câu 4 trang 36 SBT Giáo dục công dân 6
Cách ứng phó nào tương ứng với mỗi bước ứng phó nào trong tình huống nguy hiểm từ con người dưới đây?
(Nối một cách ứng phó ở cột I với một bước ứng phó ở cột II cho phù hợp)
I |
II |
A. Hoàng nhận thấy đối tượng bắt nạt mình là học sinh lớp 8 thường hay gây gổ, đánh nhau trong trường. Đối tượng này yêu cầu Nam phải ở lại cuối buổi để “dạy bảo Nam một bài học” |
1. Chọn phương án ứng phó phù hợp |
B. Hoàng nghĩ, trong trường hợp này tốt nhất là gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm |
2. Nhận diện, đánh giá tình huống nguy hiểm |
C. Hoàng nghĩ đến cách ứng phó: hét to, kêu cứu, gọi điện thoại cho người thân, chạy đến chỗ đông người,… |
3. Liệt kê các phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm. |
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Câu 3 trang 35 SBT Giáo dục công dân 6
Những việc làm nào dưới đây là nên làm hoặc không nên làm khi ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Việc làm |
Nên |
Không nên |
A. Cảnh giác với người lạ khi đi một mình trên đường |
|
|
B. Giữ bí mật khi bị người khác trêu ghẹo |
|
|
C. Đi chơi với người mới quên trên mạng |
|
|
D. Đi chơi với bạn bè ở những nơi vắng vẻ, xa nhà |
|
|
E. Gọi điện/tìm kiếm sự trợ giúp của người lớn khi cảm thấy không an toàn |
|
|
G. Kết bạn, nói chuyện nhiều với người lạ trên Facebook |
|
|
H. Ở nông thôn, nhưng đi chơi với các bạn đến 10 giờ mới về nhà |
|
|
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Câu 1 trang 35 SBT Giáo dục công dân 6
Tình huống nào dưới đây là tình huống nguy hiểm từ con người?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Mai đi lạc trên đường rất đông người.
B. Lâm đi học thêm về muộn và thường đi xe đạp một mình qua đường vắng.
C. Trên đường đi học về, Long và Tiến thường bị một nhóm thanh niên bắt nạt, dọa dẫm, đòi đưa tiền
D. Trời mưa, Trung bị trượt chân ngã trước cổng trường.
E. Bác N đang điều khiển xe máy thì bị cướp giật, cả người và xe ngã xuống đường.
G. Trên đoạn đường đi học tiếp giáp hai thôn, Lan và Hương hay bị nhóm con trai trêu ghẹo, sàm sỡ.
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Câu 9 trang 33 SBT Giáo dục công dân 6
Do học giỏi nhất lớp nên Hân được các bạn lớp 6A3 cử làm đại diện tham gia cuộc thi “Rung chuông vàng” toàn trường. Kết thúc cuộc thi, Hân không được lọt vào vòng chung kết. Hân đã khóc và tự trách bản thân mình rất nhiều. Hân tự viết vào vở mình những dòng chữ “đồ thất bại”, “kẻ thua cuộc”.
Nếu là bạn thân của Hân, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 6: Tự nhận thức bản thân
Câu 8 trang 33 SBT Giáo dục công dân 6
Chị Thương (Thường Tín, Hà Nội) là một nghệ nhân khuyết tật có nghị lực phi thường. Không mặc cảm về khiếm khuyết của bản thân, ngay từ nhỏ chị Thương đã chăm chỉ học nghề thêu truyền thống của quê hương. Chị luôn có niềm tin mãnh liệt vào bản thân rằng chị sẽ thành công vào một ngày nào đó. Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, chị đã cho ra đời nhiều tác phẩm tranh thêu đạt giải cao trong các cuộc thi. Tính đến nay, chị đã dạy nghề cho gần 500 người trong thôn và trẻ em, người khuyết tật ở các nơi khác như Hà Nội, Hà Giang, Quảng Ninh, Hà Tĩnh,…
a. Em học hỏi điều gì từ tấm gương của chị Thương?
b. Điều gì đã giúp chị Thương vượt lên trên hoàn cảnh của mình?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 6: Tự nhận thức bản thân
Câu 7 trang 33 SBT Giáo dục công dân 6
Em hãy ghép ý ở cột I với ý ở cột II để tạo thành thông điệp có ý nghĩa về tự nhận thức bản thân:
I |
II |
1. Hãy tự yêu thương bản thân mình, |
A. thì khó khăn và thử thách cũng không thể đánh bại chúng ta. |
2. Khi có niềm tin vào chính bản thân mình, |
B. bạn phải tự tỏa ra ánh sáng của riêng mình. |
3. Hãy là chính mình, |
C. bởi vì mỗi chúng ta đều là một sự khác biệt. |
4. Để trở thành một ngôi sao, |
D. thay vì mơ ước trở thành một người khác |
5. Chúng ta không thể yêu thương được ai khác |
E. nếu chúng ta không học được cách yêu thương chính bản thân mình. |
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 6: Tự nhận thức bản thân
Câu 5 trang 31 SBT Giáo dục công dân 6
Những trường hợp nào sau đây thể hiện một người biết hay chưa biết tôn trọng bản thân?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
|
Biết tôn trọng bản thân |
Chưa biết tôn trọng bản thân |
A. Hoa thích tự chăm sóc, tự phục vụ bản thân |
|
|
B. Vân rất thất vọng vì chiều cao của mình không bằng các bạn khác |
|
|
C. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng An vẫn cố gắng học tốt và hòa đồng với bạn bè |
|
|
D. Dũng rất hay thay đổi kiểu tóc và trang phục sao cho thật giống thần tượng của mình |
|
|
E. Dù nhà xa cách trường nhưng Tuấn vẫn cố gắng không đi học muộn |
|
|
G. Mỗi khi bạn thân của mình đưa ra lời khuyên, Hà đều cố gắng làm theo lời bạn |
|
|
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 6: Tự nhận thức bản thân
Câu 4 trang 30 SBT Giáo dục công dân 6
Những việc nào dưới đây học sinh nên làm để phát huy khả năng tự nhận thức bản thân?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tự tin vào bản thân, quý trọng bản thân
B. Mơ ước được trở thành người khác
C. Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân
D. Học hỏi những điều hay, điểm tốt của người khác
E. Đánh giá mình thấp hơn khả năng thực tế
G. Tìm đến những người tin cậy để được trợ giúp.
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 6: Tự nhận thức bản thân
Câu 3 trang 30 SBT Giáo dục công dân 6
Trong những trường hợp sau đây, đâu là biểu hiện của tự nhận thức bản thân?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Lan học giỏi Tiếng Anh nên khi cô giáo giao nhiệm vụ theo nhóm, Lam quyết định chọn ý tưởng của riêng mình mà không lắng nghe ý kiến của các bạn khác.
B. Mỗi khi các bạn nhận xét không đúng về mình thì Tuấn lại tự trách bản thân là kém cỏi.
C. Sau khi thuyết trình trước lớp, Hương hỏi những người bạn cùng tổ về cách nói của mình để tự điều chỉnh cho tốt hơn.
D. Dựa vào kết quả xem tử vi, Thành nhận ra được những ưu điểm và nhược điểm của bản thân.
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 6: Tự nhận thức bản thân
Câu 2 trang 30 SBT Giáo dục công dân 6
Khi một người biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu,… của bản thân, người đó được gọi là người như thế nào?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tự nhận thức bản thân
B. Tự hoàn thiện bản thân
C. Tự phát triển bản thân
D. Tự rèn luyện bản thân
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 6: Tự nhận thức bản thân