+4687 câu hỏi
Câu 849206:
Tự luận

Bài 7 trang 55 SBT GDCD 7: Cảnh báo ma tuý xâm nhập học đường

Trong thời gian qua, chủng loại ma tuý đang thay đổi hàng ngày, với hàng trăm hoạt chất khác nhau. Độc tính của ma tuý phá hoại sức khoẻ của trẻ em, có trưởng hợp chỉ 13 tuổi, 14 tuổi nhưng thường xuyên rối loạn tâm thần, hoang tưởng, rối loạn nhịp tim,... như người nghiện lâu năm.

Thống kê gần đây cho thấy, trong số hơn 235 000 người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lí của cả nước, dưới 16 tuổi chiếm 0,1%, từ 16 đến dưới 30 tuổi chiếm 48%, nếu tính đến độ tuổi 35 thì tỉ lệ nảy thậm chí lên đến 76%.

Trong số những người sử dụng trái phép chất ma tuý, khoảng 60% người sử dụng ma tuý lần đầu tiên có độ tuổi từ 15 tuổi đến 25 tuổi. Đặc biệt ngày nay với sự xuất hiện ngày càng phổ biến, đa dạng về chủng loại, giá thành ngày càng rẻ, dễ cất giấu, sử dụng, tính độc hại cao của ma tuý tổng hợp, nhiều em 13 14 tuổi đã sử dụng ma tuý.

Các loại ma tuý tổng hợp ngày càng đa dạng về chủng loại, giá thành rẻ, dễ cất giấu, dễ sử dụng, vì thế chủng len lỏi vào học đường dưới những cái tên mĩ miệu, gây tò mò, Đồng thời, các loại hình vui chơi, giải trí như quán bar, karikoke, vũ trưởng, phát triển nhanh chóng, nên số lượng người sử dụng ma tuý là thanh thiếu niên ngày càng tăng. Các loại ma tuý tổng hợp thường trở nên kích thích hơn khi sử dụng kèm với rượu, bia trong môi trường âm nhạc mạnh, nên các quán bar, karaoke, vũ trường thường là nơi các đối tượng và thanh thiếu niên lợi dụng để tổ chức, sử dụng trái phép ma tuý.

Qua thông tin trên, theo em: 

a) Nghiện ma tuý để lại những hậu quả gì cho trẻ em? 

b) Những nguyên nhân nào dẫn đến việc trẻ em nghiện ma tuý?

c) Chung ta cần làm gì để ngăn chặn ma tuý xâm nhập vào học đường hiện nay? 

8 tháng trước 61 lượt xem

Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 10: Tệ nạn xã hội
Câu 849157:
Tự luận

Bài 6 trang 50 SBT GDCD 7: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG BẢNG TÌNH BẠN ĐẸP

Vấn đề bạo lực học đường đã và đang trở thành nỗi lo lắng, quan tâm của nhiều gia đình, phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội. Trước thực trạng trên, nhiều trường: trung học cơ sở đã tổ chức diễn đàn “Xây dựng tỉnh bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường” với sự tham gia của đông đảo học sinh, giáo viên trong trường

Không trở thành nạn nhân của nạn bạo lực học đường, một bạn học sinh cho  biết, bạn thấy mình rất may mắn khi có những người bạn tốt luôn ở bên, cùng đồng hành trong học tập. Để có những tình bạn đẹp, không trở thành nạn nhân của nạn bạo lực học đường, bản thân mỗi học sinh nên tự tin, sống hoà đồng với bạn bè, không nên tự co cụm, cô lập mình với mọi người xung quanh. Neu mình vô tình có những khúc mắc với bạn bè thì cân nhanh chóng cùng giải quyết êm đẹp, trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau, tránh để mâu thuẫn kéo dài. Trường hợp bị người khác bắt nạt thì liên mạnh dạn lên tiếng nhờ bạn bè, thầy cô, bố mẹ giúp đỡ.

Qua trao đổi, các bạn học sinh có cơ hội nói lên tiếng nói của bản thân để thầy cô giáo hiệu được tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề mà mình đang quan tâm. Từ đó có trách nhiệm xây dựng môi trường học đường an toàn, thân thiện và lành mạnh hơn cho học sinh, thực hiện hiệu quả các mục tiêu vì trẻ em.

Một cán bộ Đoàn Thanh niên chia sẻ, qua chương trình, rất mong muốn được lăng nghe những tâm tư, sự nhìn nhận của các em học sinh về bạo lực trong học đường. Từ đó, các em nhìn nhận, biết trau dồi kĩ năng sống, hiểu rõ hơn về những đạo đức tốt đẹp trong việc xây dựng tình bạn đẹp của tuổi học trò. Đồng thời, chính các em có thể là những người tuyên truyền, phòng chống tình trạng bạo lực học đường, góp phần xây dựng môi trường học tập thân thiện.

a) Việc các trường học tổ chức diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với  bạo lực học đường” có phải là thực hiện quy định của pháp luật về biện pháp phòng chống bạo lực học đường không? Vì sao?

b) Em học được điều gì từ diễn đàn về cách phòng ngừa, ứng phó với bạo lực học đường?

8 tháng trước 106 lượt xem

Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường
Câu 849146:
Tự luận

Bài 5 trang 44 SBT GDCD 7: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG - NỖI ÁM ẢNH CỦA NHIỀU HỌC SINH

Những câu chuyện thứ nhất

 Trường học lẽ ra phải là nơi an toàn với học sinh, thế nhưng, chẳng biết từ bao giờ mà vẫn nạn bạo lực học đường lại xuất hiện và gây nhức nhối' tới như vậy. Những câu chuyện về bắt nạt bạn bè trong trường học ngày một gia tăng khiến ai  nấy đều vô cùng quan tâm và lo lắng.

 Bạn M học sinh trung học phổ thông nhớ lại thời học trung học cơ sở của mình, trong lớp có mấy bạn nữ là thành phần cá biệt, thành tích học tập thì rất thấp nhưng lại rất hay đi bắt nạt người khác, lôi kéo những người khác không chơi với M. M không cho chép bài kiểm tra cũng bị đánh, chăm chỉ học tập cũng bị gắn mác là chảnh. M cảm thấy căng thẳng mỗi khi đến trường, vì sẽ đối diện với những con người xấu xa đó. Mỗi sáng thức dậy nghĩ đến việc đi học là M lại sợ hãi. Đến trường không có ai chơi cùng, học tập thì cứ bị quấy rầy, làm phiền. Lúc đó, M chỉ mong lớn thật nhanh để chăng phải đi học nữa.

Bạn K, học sinh trung học cơ sở thì kể lại, chuyện này không xảy ra với K nhưng lại xảy ra với bạn cùng lớp. Không rõ lí do ra sao, nhưng bạn ấy là đối tượng công kích của đám con trai trong lớp. Ngày nào đến trường cũng bị mấy đứa con trai giấu đồ, nhổ nước bọt lên cặp, túm tóc, xịt lốp xe. Sự việc diễn ra trong một thời gian dài nhưng chẳng ai dám đến can ngăn vì sợ liên luỵ. Mãi cho đến khi bạn ấy chuyển trường, điều duy nhất mà K còn nhớ về bạn ấy là sau những lần bị bắt nạt bạn ấy rất mạnh mẽ, không hề khóc, dù là con gái.

Việc bị bạn bè bắt nạt đã biến quãng đời học sinh của D thành chuỗi ngày sống trong bất an. Năm ấy, D là một trong những đứa đầu tiên sở hữu máy tính cầm tay khá hiện đại. Bạn ngồi cùng bàn với D nhiều lần mượn để làm trò ma trận gì đó, thậm chí những lúc D cần bạn ấy cũng không trả. Một lần, D đã lớn tiếng trách cứ khiến bạn nam này khó chịu và đấm vào mặt D. Không chỉ thế, bạn còn ném vỡ mất chiếc máy tính khiến D vô cùng đau xót. Sau đó, bạn ấy phải viết tường trình với cô giáo và xin lỗi D, dù vậy thái độ bạn nam kia cũng không hối lỗi lắm.

Còn vô vàn những câu chuyện như vậy xảy ra từng phút, từng giờ xung quanh chúng ta. Đối với người ngoài cuộc, đó chỉ là những câu nói vu vơ, những hành động trong thoáng chốc, nhưng với nạn nhân thì câu chuyện sẽ chẳng dừng lại ở đó mà trở thành 'bóng ma' đeo bám mãi không thôi. Bản chất của bạo lực học đường là sự việc xảy ra trong nháy mắt, nhưng hậu quả lưu mãi về sau.

 Một bạn học sinh đã chia sẻ: “Em cảm thấy khó hiểu, tại sao trong rất nhiều người duy chỉ có em là bị bắt nạt, em đã làm sai điều gì sao?'. Có thể thấy sau mỗi lần bị bắt nạt là sự hoài nghi và phủ nhận bản thân của chính nạn nhân, sẽ không hào hứng khi được học môn yêu thích, sẽ không vui vẻ khi được gặp bạn bè, sẽ không hồi hộp khi đón nhận thành tích nữa. Điều còn lại sau đó, chỉ là một “bóng tối' bao trùm mà không ai có thể cứu giúp được ngoài chính bản thân mình.

Những câu chuyện thứ hai

Khi chứng kiến những vụ bạo lực học đường, nhiều bạn không thể tin được vì không nghĩ học sinh lại có thể đối xử với nhau như vậy. Thực tế, ở nhiều trường học, bạo lực học đường xảy ra rất nhiều, nó không thể hiện ở việc đánh nhau, rủ đánh nhau, nhưng có thể bắt nạt nhau qua mạng, bắt đối phượt'g phải cúi chào hoặc ép nạn nhân thỉnh thoảng phải đem tiền,...

Nhưng vì sao nạn nhân không dám “đứng lên', vì họ sợ, sợ bị đánh. Vấn đề nhức nhối này không chỉ năm nay mà diễn ra nhiều năm rồi và chưa có một giải pháp triệt để nào cả.

Trong các hành vi bắt nạt, có rất nhiều hành động dễ dẫn đến các xung đột như: gửi các bình luận đe doạ, gây tổn thương thông qua email hoặc tin nhắn; chế nhạo các bình luận trong nhóm, diễn đàn, đăng tải công khai những bức ảnh gây xấu hổ. Bắt nạt trực tuyến cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn học đường và có thể dẫn đến bạo lực học đường.

Câu hỏi:

a) Theo em, những hành vi nào của các nhân vật trong các câu chuyện trên là hành vi bạo lực học đường?

b) Trong các câu chuyện trên, bạo lực học đường đã để lại những hậu quả gì đối với người bị bạo lực học đường? 

8 tháng trước 107 lượt xem

Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 8: Bạo lực học đường