+379 câu hỏi
Câu 848540:
Tự luận

Bài tập 7 trang 34 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy xác định nguyên nhân gây căng thẳng trong những tình huống sau:

Tình huống 1. Đến tuổi dậy thì, da mặt hay nổi mụn khiến P cảm thấy thiếu tự tin. Nhiều lần, một số bạn bè trong lớp trêu đùa khiến P cảm thấy xấu hổ. Có hôm P bảo với N:“Tớ không muốn đi học nữa đâu, tớ ngại gặp mọi người lắm!”.

Tình huống 2. Do tình hình dịch bệnh Covid-19, H phải học trực tuyến qua điện thoại, máy tính trong thời gian dài. Nhà H có hai chị em, không gian trong nhà lại chật hẹp nên ngoài việc học, H chỉ xem chương trình truyền hình hoặc điện thoại, máy tính chứ không vận động được nhiều. Dạo gần đây, H cảm thấy khó tập trung và tính cách trở nên bực bội, khó chịu hơn. H than thở với X:“Tớ thấy chán nản quá, chẳng thể tập trung học được!”.

Tình huống 3. Bố T thường xuyên uống rượu say rồi về nhà đánh đập hai mẹ con T. Tay chân T lúc nào cũng thâm tím vì những trận đòn roi của bố. Bị đánh, mắng nhiều nên T luôn bị ám ảnh về hình ảnh say xỉn của bố và những giọt nước mắt của mẹ. T tâm sự với V: “Tớ không muốn ở nhà nữa, nhiều lúc tớ muốn bỏ nhà ra đi”.

8 tháng trước 52 lượt xem

Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng
Câu 848539:
Tự luận

Bài tập 6 trang 33 SBT Giáo dục công dân 7: Theo em, bạn nào dưới đây có biểu hiện của căng thẳng? 

STT

Nội dung

Ý kiến

1

A cảm thấy đau mỏi tay chân sau khi hăng hái luyện tập thể dục thể thao.

 

2

Gần đây, việc ôn thi nhiều môn cùng một lúc khiến H bị đau đầu, mệt mỏi.

 

3

Một nhóm bạn trong lớp thường chê bai ngoại hình của M khiến M trở nên rất nhút nhát, ngại giao tiếp với mọi người.

 

4

Vì ngày mai, V sẽ đại diện lớp tham gia cuộc thi trình diễn thời trang của trường nênV cảm thấy hồi hộp, lo lắng.

 

5

Trót lấy trộm tiền của bố mẹ để đi chơi điện tử, vì sợ bố mẹ phát hiện sẽ là mắng nên ngày nào D cũng lo lắng.

 

6

Việc không đứng đầu lớp trong học kì vừa qua khiến N cảm thấy rất buồn chán và suy nghĩ mình là người kém cỏi.

 

7

Bị một nhóm bạn xấu đe doạ sẽ gửi hình ảnh nhạy cảm lên mạng xã hội, thường xuyên lo lắng, chán ăn, khó ngủ và hay gặp ác mộng.

 

8

Mỗi khi gặp bài tập khó, B thường không cố gắng tìm cách giải mà chán nản và bỏ qua bài tập đó.

 

9

S rất nóng tính. Mỗi lần, em trai giải bài tập chưa đúng, S đều la mắng.

 

10

Dạo gần đây, do kết quả học tập môn Tiếng Anh ở lớp không được tốt nên P hay cáu giận vô cớ với bạn bè.

 
8 tháng trước 23 lượt xem

Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng
Câu 848528:
Tự luận

Bài tập 5 trang 28 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy đánh dấu X cho những hành vi giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá; những hành vi phá hoại di sản văn hoá vào một tương ứng.

STT

Hành vi

Giữ gìn,

bảo vệ di sản văn hoá

Phá hoại

di sản văn hóa

1

Đập phá di sản.

   

2

Tự ý di chuyển cổ vật, bảo vật quốc gia.

   

3

Phát hiện cổ vật và đem nộp cho cơ quan chức năng.

   

4

Buôn bán cổ vật không có giấy phép.

   

5

Vứt rác bừa bãi tại danh lam thắng cảnh và các khu di tích.

   

6

Giữ gìn sạch đẹp danh lam thắng cảnh và các khu di tích.

   

7

Nhắc nhở mọi người có ý thức bảo vệ di sản văn hoá.

   

8

Tham quan, tìm hiểu, giới thiệu về di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.

   

9

Phát hiện ra hành vi buôn bán trái phép cổ vật nhưng không báo cho Cơ quan chức năng.

   

10

Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật.

   

11

Giúp các Cơ quan chức năng ngăn chặn các hành vi phá hoại di sản văn hoá.

   

12

Lấn chiếm đất của khu di tích.

   

13

Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ.

   

14

Tài trợ cho việc tu bổ di tích.

   

15

Làm sai lệch di tích khi trùng tu.

   

16

Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

   

17

Đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

   

18

Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.

   

19

Học hát các làn điệu dân ca.

   

20

Tham gia lớp học làm nghề thủ công truyền thống của địa phương.

 
8 tháng trước 24 lượt xem

Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa
Câu 848521:
Tự luận

Câu 1. Giải ô chữ bằng các gợi ý sau:

Sách bài tập GDCD 7 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Bảo tồn di sản văn hóa (ảnh 1)

Gợi ý:

1. Là tên một địa danh gồm 7 chữ cái, nơi đây từng là kinh đô của nước ta, nổi tiếng với những đền, chùa, thành quách, lăng tẩm nguy nga tráng lệ, nghiêng mình bên dòng sông Hương thơ mộng.

2. Là tên một địa danh gồm 10 chữ cái, là một cảnh quan non nước ngoạn mục trên biển, được kiến tạo bởi hơn 1600 hòn đảo đá vôi lớn nhỏ giữa làn nước xanh như ngọc, thuộc tỉnh Quảng Ninh. 

3. Là từ gồm 5 chữ cái, tên của một loại hình nghệ thuật truyền thống ở miền Bắc, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa thi ca và âm nhạc, thịnh hành từ thế kỉ XV, sử dụng chủ yếu trong cung đình, được giới quý tộc và trí thức yêu thích.

4. Là từ gồm 7 chữ cái, là tên một quần thể danh thắng hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam; gồm các di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận ở Ninh Bình.

5. Là từ gồm 5 chữ cái, là tên một thánh địa, ở đó có một quần thể tháp, đền thờ toạ lạc tại cố đô của vương quốc Cổ Chăm-pa. 

6. Là từ gồm 10 chữ cái, là tên một đô thị cổ được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) Công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1999, nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam.

7. Là từ gồm 9 chữ cái, đây là tên gọi chung của 82 tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ các khoa thi từ năm 1442 - 1779 (dưới triều Lê - Mạc) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản tư liệu thế giới.

8. Là từ gồm 11 chữ cái, là tên một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng được hình thành, phát triển ở vùng văn hoá Kinh Bắc xưa, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) chính thức Công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới ngày 30/9/2009. 

9. Là từ gồm 8 chữ cái, là tên một lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm nhiều địa phương tại Hà Nội, nhằm tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

10. Là từ gồm 10 chữ cái, là tên một loại hình nghệ thuật được hình thành và phát triển ở Nam Bộ từ cuối thế kỉ XIX; bắt nguồn từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể vào năm 2013.

* Ô từ khoá: Là từ gồm 10 chữ cái, là tên gọi của một công trình nổi tiếng nằm trong quần thể kiến trúc chùa Diên Hựu, có một điện thờ được đặt trên một cột trụ duy nhất, nằm ở thủ đô Hà Nội.

8 tháng trước 39 lượt xem

Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa
Câu 848497:
Tự luận

Bài tập 5 trang 21 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy xử lý các tình huống sau:

Tình huống 1. S và M hứa sẽ giúp K bán chiếc điện thoại di động. Tuy nhiên, S phát hiện ra chiếc điện thoại đó không phải của K mà do bạn ấy lấy của mẹ. Vì thế, Sbàn với M không bán giúp chiếc điện thoại ấy nữa nhưng M nói: “Chúng mình đã hứa rồi thì nhất định phải làm!”. Nếu là S, em sẽ làm gì trong tình huống trên?

Tình huống 2. Tối nay là sinh nhật M, N đã hứa sang sớm để chuẩn bị cùng bạn, nhưng bà nội bất ngờ bị ốm, bố mẹ sang thăm bà. N phải ở nhà trông em đến lúc bố mẹ về. N vùng vằng, không chịu ở nhà trông em vì đã hứa với M thì không thể không đến sớm. Em có nhận xét gì về cách cư xử của N? Nếu là N, em sẽ làm gì?

Tình huống 3. T thường xuyên không làm bài tập về nhà. Khi cô giáo nhắc nhở, T hứa với cô sẽ thay đổi. Thấy vậy, H - bạn thân của T - nói: “Cậu đã hứa với cô thì phải làm đấy nhé!”. T trả lời:“Tớ hứa vậy thôi chứ bài tập nhiều vậy không làm hết được đâu”. Em có nhận xét gì về câu nói của T? Nếu là H, em sẽ nói gì với T?

Tình huống 4. K và A cùng học lớp 7G. A bỏ quên quyển truyện nên bác bảo vệ nhờ K mang gửi lại cho A. K hứa sẽ đưa cho bạn nhưng thấy đó là quyển truyện mà mình đang muốn mua nên K có ý định giữ lại nó. Nếu là K, em sẽ làm gì?

Tình huống 5. Vào sinh nhật này, bố mẹ hứa với T sẽ tặng bạn chiếc xe đạp mới. Nhưng do dịch bệnh Covid-19 kéo dài, Công việc của bố mẹ không thuận lợi, thu nhập gia đình bị giảm, bố mẹ không mua xe đạp mới như đã hứa, T buồn và cho rằng bố mẹ không giữ lời hứa. Nếu là T, em sẽ làm gì?

Tình huống 6. Nhà M có nghề làm bánh trung thu. Vì bánh rất ngon nên người mua rất đông. Bố mẹ và những người thợ phải làm cả ngày lẫn đêm mới kịp trả đơn hàng cho khách. Tết Trung thu năm nay, M thấy mẹ bàn với bố nhập thêm bánh của hãng khác và dán nhãn hiệu nhà M vào để bán. Nếu là M, em sẽ nói gì với bố mẹ?

Tình huống 7. Dịch bệnh Covid-19 làm cho mặt hàng khẩu trang được bán rất chạy. Chị B là chủ một hiệu thuốc, định nhập khẩu trang giá rẻ. Biết đó là khẩu trang kém chất lượng, nhưng sẽ mang lại lợi nhuận cao nên chị B đang rất băn khoăn. Nếu là chị B, em sẽ làm gì?

8 tháng trước 36 lượt xem

Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Giữ chữ tín
Câu 848493:
Tự luận

Bài tập 3 trang 18 SBT Giáo dục công dân 7: Trong những trường hợp dưới đây, em hãy cho biết trường hợp nào là giữ chữ tín, trường hợp nào là không giữ chữ tín? Giải thích vì sao.

Trường hợp 1. Buổi sáng, mẹ đi làm. M nói mẹ cứ yên tâm, M sẽ trông em, dọn nhà và nấu cơm. Nhưng mẹ vừa đi thì M mời các bạn đến chơi. Mải vui chơi, đến khi mẹ về, M mới cuống cuồng đi nấu Cơm.

Trường hợp 2. H mượn truyện của N, hẹn Chủ nhật sẽ trả. Nhưng, đúng hôm đó thì H bị ốm. H nhờ em trai mang sang trả bạn.

Trường hợp 3. S thường đi học muộn, làm mất điểm thi đua của lớp. Bạn đã hứa với cô sẽ rút kinh nghiệm nhưng thỉnh thoảng vẫn đến muộn.

Trường hợp 4. N học khá nhất nhóm. Các bạn tin tưởng, giao cho N tổng hợp các ý kiến của nhóm và trình bày ở buổi thảo luận trong tiết học tuần sau. Nhưng vì chủ quan, N đã không tổng hợp trước. Vì thế, phần trình bày của nhóm không đạt yêu cầu.

Trường hợp 5. Để thu được lợi nhuận cao, bà C thường trộn lẫn hàng giả vào hàng thật để bán.

Trường hợp 6. Là chủ của một xưởng gỗ, ông T thường chậm trả lương cho Công nhân theo đúng hợp đồng lao động.

Trường hợp 7. Mặc dù, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng ông H vẫn cố gắng trả lương công nhân đúng hạn.

Trường hợp 8. Bà B mở cửa hàng thịt lợn sạch. Nhưng thực tế, bà vẫn lấy thịt bị bệnh, không rõ nguồn gốc để bán.

Trường hợp 9. Chị P và chị C chung nhau mở cửa hàng bán rau. Nhiều lần, chị C đề nghị nhập thêm rau không rõ nguồn gốc với giá thành rẻ, màu sắc tươi mới nhằm thu lợi nhuận cao nhưng chị P nhất quyết không đồng ý.

Trường hợp 10. Bố hứa đến sinh nhật sẽ đưa hai anh em N đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình. N buồn lắm vì nghĩ bố không giữ lời hứa.

Trường hợp 11. K hứa với cô giáo chủ nhiệm sẽ giúp đỡ H học toán. Vì thế, những bài tập nào H không làm được, Kđều làm hộ và đưa cho H chép.

Trường hợp 12. Ông V là giám đốc một công ty. Vì thế, nhiều người tìm đến nhờ ông giúp đỡ. Những lúc ấy, ông thường động viên, an ủi và hứa sẽ giúp họ. Mặc dù, ông biết chắc không thể làm được việc đó.

8 tháng trước 30 lượt xem

Sách bài tập GDCD 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Giữ chữ tín