Câu hỏi:

61 lượt xem
Tự luận

Bài 5.15 trang 88 Toán 10 Tập 1: Mẫu số liệu sau đây cho biết cân nặng của 10 trẻ sơ sinh (đơn vị kg):

2,977          3,155          3,920          3,412          4,236

2,593          3,270          3,813          4,042          3,387.

Hãy tính khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị và độ lệch chuẩn cho mẫu số liệu này.

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

Sắp xếp các giá trị của số liệu trên theo thứ tự từ không giảm là:

2,593; 2,977; 3,155; 3,270; 3,387; 3,412; 3,813; 3,920; 4,042; 4,236.

Ta có giá trị lớn nhất là 4,236 kg và giá trị nhỏ nhất là 2,593 kg.

Khi đó, khoảng biến thiên là: R = 4,236 – 2,593 = 1,643.

Vì n = 10 là số chẵn nên trung vị là trung bình cộng của hai giá trị chính giữa:

Q2 = (3,387 + 3,412) : 2 = 3,3995.

Nửa số liệu bên trái gồm 5 số liệu là một số lẻ nên tứ phân vị thứ nhất là: Q1 = 3,155.

Nửa số liệu bên phải gồm 5 số liệu là một số lẻ nên tứ phân vị thứ ba là: Q3 = 3,920.

Khoảng tứ phân vị là: Q = Q3 – Q1 = 3,920 – 3,155 = 0,765.

Số trung bình cộng của mẫu số liệu là:

X¯=2,593+2,977+3,155+3,270+3,387+3,412+3,813+3,920+4,042+4,23610

=3,4805

Ta có bảng sau:

Mẫu số liệu sau đây cho biết cân nặng của 10 trẻ sơ sinh (đơn vị kg) (ảnh 1)

Phương sai: s22,39610=0,2396

Độ lệch chuẩn: s=s20,23960,489.

Vậy khoảng biến thiên R = 1,643, khoảng tứ phân vị ΔQ=0,765; độ lệch chuẩn s ≈ 0,489.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ