Câu hỏi:

29 lượt xem
Tự luận

Cần bổ sung dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong các câu dưới đây? Mỗi dấu gạch ngang đó được dùng để làm gì?

a, Ngày 24-10-2018, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tổ chức họp báo thông tin về Chương trình Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam Lào Cam-pu-chia lần thứ nhất, năm 2018.

Theo báo daidoanket.vn

b, Trong kho tàng chuyện cổ các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Ngãi có không ít những câu chuyện về tình ruột thịt anh em Kinh Thượng.

Theo sách Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỉ XX

c, Vùng quế Trà My Trà Bồng ( Quảng Nam Quảng Ngãi) là một trong bốn vùng trồng quế có diện tích lớn và lâu đời ở Việt Nam.

Theo báo Quảng Ngãi

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

a, Việt Nam - Lào Cam-pu-chia -> Để nối tên hai nước có mối quan hệ với nhau.

b, Kinh - Thượng -> Để nối tên hai nhân vật có mối quan hệ với nhau

c, Trà My - Trà Bồng ( Quảng Nam - Quảng Ngãi) -> Để nối tên các tỉnh có mối quan hệ với nhau.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 3:
Tự luận

Đàn bò gặm cỏ lớp 4 (trang 33, 34, 35) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Ngày hôm đó, mầm cỏ đã lấm tấm xanh khắp các ngọn đồi. Đêm ấy, trời lại mưa phùn. Đêm hôm sau nữa, lại mưa tiếp. Sáng ngày thứ ba, Nhẫn lùa đàn bò ra đi

Cả đàn bò rống lên sung sướng. Nhẫn cũng phải đúng dùng lại một bước, hai mắt sáng rực lên. Qua có mấy đêm mưa phùn mà cả khu đồi đã thay đổi hẳn bộ mặt. Một màu xanh non ngọt ngào, thơm ngát, trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.

“Ồ… ò…”, đàn bò nhảy cẫng lên, xô nhau chạy. Con Tô cũng mùng lây, rít lên ăng ẳng, sủa đông sủa tây, hai chân trước chồm lên chồm xuống.

– Dùng lại! Gặm cỏ... gặm!

Nhẫn kẹp chiếc hèo vào nách, bắc loa miệng, tiếng hô vang động cả núi rừng. Con Nâu đứng lại. Cả đàn dừng theo. Tiếng gặm cỏ bắt đầu trào lên như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ. Con Ba Bớp vẫn phàm ăn tục uống nhất cứ thúc mãi mõm xuống, ủi cả đất lên mà gặm. Bọt mép nó trào ra, nom nó ăn đến là ngon lành. Con Hoa ở gần đó cũng hùng hục ăn không kém.

Mẹ con chị Vàng ăn riêng một chỗ. Cu Tũn chốc chốc lại chạy tới ăn tranh cỏ của mẹ. Chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó và đi kiếm một búi khác.

Nhẫn đứng ngây người nhìn đàn bò. Những tiếng nhai cỏ rào rào ngon lành, liên tiếp dội vào lòng anh những tiếng reo náo nức. Anh tưởng như nom thấy đàn bò đang từ từ béo ra, lớn lên và đang sinh sôi nảy nở đàn đàn lũ lũ ở ngay trước mặt anh.

(Hồ Phương)

Sau những cơn mưa phùn mùa xuân, đồi cỏ thay đổi nhanh chóng như thế nào?


4 tháng trước 37 lượt xem
Câu 45:
Tự luận

Diện mạo mới của Ea Lâm

Tự đánh giá trang 46, 47 lớp 4 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Xã Ea Lâm (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) từng được biết đến là xã không có điện, đường, trường, trạm y tế, nước sạch, công trình công cộng. Nhưng gần đây, Ea Lâm đã thay đổi nhiều.

Trước kia, người dân đi từ quốc lộ vào bản trên lối mòn tự mở. Nay, họ có thể chạy xe trên đường nhựa và những cây cầu kiên cố.

Ngày mới thành lập, xã không có trụ sở. Bây giờ, người dân có thể tới Uỷ ban xã để giải quyết công việc. Trẻ em có trường trong xã để học. Người ốm có thầy thuốc ở trạm y tế xã tận tình chăm sóc.

Đã từ lâu, đất ruộng Ea Lâm bị bỏ hoang vi khô cần, nhiều nhà phải lo ăn từng bữa. Từ ngày có công trình thuỷ lợi, nước về tận ruộng, nhà nhà đẩy lúa. Ở Ea Lâm bây giờ, nhà nào cũng có ti vi, xe máy, nhà của khang trang, nước sạch đến tận nhà.

Ea Lâm giờ đây đã trở thành vùng quê no ấm.

Theo Hoàng Hà Thế - Ngọc Ánh

Trước kia, đời sống của người dân Ea Lâm khó khăn như thế nào? Tìm các ý đúng:

a, Trụ sở xã và trường học được xây dựng sơ sài, đơn giản.

b, Người dân phải đi từ quốc lộ vào bản trên lối mòn tự mở.

c, Đất ruộng bị bỏ hoang vì thiếu nước, nhiều gia đình không đủ ăn.

d, Không có trụ sở điện, đường, trường, trạm y tế, nước sạch, công trình công cộng.


4 tháng trước 20 lượt xem