Câu hỏi:

59 lượt xem
Tự luận

Kể chuyện: Chuyện của loài chim trang 36, 37 lớp 4 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Nghe và kể lại câu chuyện.

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

Trả lời:

Học sinh nghe giáo viên kể lại câu chuyện.

Chỉ trong vài hôm mà chim chóc ở khu rừng nằm dọc bên một cái hồ lớn đã về đông đủ. Ca hát xong, các chim thi nhau kể chuyện. Chợt Bồ Chao ập đến. Bồ Chao liến thoắng một hồi:

– Tôi xin báo một tin mới toanh. Một tin khẩn cấp! Tôi vừa biết là người ta đang dựng hai cái trụ cao, cao đến mây xanh.Chắc là để… chống trời. Nếu để chống trời thì trời có thể sụp. Tôi lo quá! Nếu quả vậy thì tôi phải đưa gấp các cháu đi ở chỗ khác. Gia đình tôi sơ tán ngay. Việc đó rất cần.

Chích Chòe là người thường sống trong lo sợ cứ xuýt xoa:

– Hèn gì! Tôi cứ nghe đất đá đổ ầm ầm. Các bạn ạ, cần phải lo xa.

Bồ Chao kể tiếp:

– Đầu đuôi là thế này. Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn, chợt Tu Hú gọi tôi: “Kìa hai cái trụ chống trời”. Tôi ngước nhìn lên. Trước mắt tôi là những ống thép dọc ngang nối nhau chạy vút tận mây xanh. Các bạn cứ tưởng tượng một cái cầu xe lửa đồ sộ không phải bắc ngang sông, mà dựng đứng lên trời cao…

Bồ Các à lên một tiếng thong thả nói:

– Tôi cũng từng bay qua chỗ hai cái trụ đó. Nó cao hơn tất cả những ống khói, những trụ buồm, trụ điện mà ta thường gặp hiện nay. Đó là hai trụ điện cao thế mới được xây dựng…

Mọi người hiểu rõ sự thực, sung sướng thở phào. Họ cười to vì thấy Bồ Chao, Chích Chòe đã quá sợ sệt.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 3:
Tự luận

Đàn bò gặm cỏ lớp 4 (trang 33, 34, 35) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Ngày hôm đó, mầm cỏ đã lấm tấm xanh khắp các ngọn đồi. Đêm ấy, trời lại mưa phùn. Đêm hôm sau nữa, lại mưa tiếp. Sáng ngày thứ ba, Nhẫn lùa đàn bò ra đi

Cả đàn bò rống lên sung sướng. Nhẫn cũng phải đúng dùng lại một bước, hai mắt sáng rực lên. Qua có mấy đêm mưa phùn mà cả khu đồi đã thay đổi hẳn bộ mặt. Một màu xanh non ngọt ngào, thơm ngát, trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.

“Ồ… ò…”, đàn bò nhảy cẫng lên, xô nhau chạy. Con Tô cũng mùng lây, rít lên ăng ẳng, sủa đông sủa tây, hai chân trước chồm lên chồm xuống.

– Dùng lại! Gặm cỏ... gặm!

Nhẫn kẹp chiếc hèo vào nách, bắc loa miệng, tiếng hô vang động cả núi rừng. Con Nâu đứng lại. Cả đàn dừng theo. Tiếng gặm cỏ bắt đầu trào lên như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ. Con Ba Bớp vẫn phàm ăn tục uống nhất cứ thúc mãi mõm xuống, ủi cả đất lên mà gặm. Bọt mép nó trào ra, nom nó ăn đến là ngon lành. Con Hoa ở gần đó cũng hùng hục ăn không kém.

Mẹ con chị Vàng ăn riêng một chỗ. Cu Tũn chốc chốc lại chạy tới ăn tranh cỏ của mẹ. Chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó và đi kiếm một búi khác.

Nhẫn đứng ngây người nhìn đàn bò. Những tiếng nhai cỏ rào rào ngon lành, liên tiếp dội vào lòng anh những tiếng reo náo nức. Anh tưởng như nom thấy đàn bò đang từ từ béo ra, lớn lên và đang sinh sôi nảy nở đàn đàn lũ lũ ở ngay trước mặt anh.

(Hồ Phương)

Sau những cơn mưa phùn mùa xuân, đồi cỏ thay đổi nhanh chóng như thế nào?


6 tháng trước 49 lượt xem
Câu 45:
Tự luận

Diện mạo mới của Ea Lâm

Tự đánh giá trang 46, 47 lớp 4 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Xã Ea Lâm (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) từng được biết đến là xã không có điện, đường, trường, trạm y tế, nước sạch, công trình công cộng. Nhưng gần đây, Ea Lâm đã thay đổi nhiều.

Trước kia, người dân đi từ quốc lộ vào bản trên lối mòn tự mở. Nay, họ có thể chạy xe trên đường nhựa và những cây cầu kiên cố.

Ngày mới thành lập, xã không có trụ sở. Bây giờ, người dân có thể tới Uỷ ban xã để giải quyết công việc. Trẻ em có trường trong xã để học. Người ốm có thầy thuốc ở trạm y tế xã tận tình chăm sóc.

Đã từ lâu, đất ruộng Ea Lâm bị bỏ hoang vi khô cần, nhiều nhà phải lo ăn từng bữa. Từ ngày có công trình thuỷ lợi, nước về tận ruộng, nhà nhà đẩy lúa. Ở Ea Lâm bây giờ, nhà nào cũng có ti vi, xe máy, nhà của khang trang, nước sạch đến tận nhà.

Ea Lâm giờ đây đã trở thành vùng quê no ấm.

Theo Hoàng Hà Thế - Ngọc Ánh

Trước kia, đời sống của người dân Ea Lâm khó khăn như thế nào? Tìm các ý đúng:

a, Trụ sở xã và trường học được xây dựng sơ sài, đơn giản.

b, Người dân phải đi từ quốc lộ vào bản trên lối mòn tự mở.

c, Đất ruộng bị bỏ hoang vì thiếu nước, nhiều gia đình không đủ ăn.

d, Không có trụ sở điện, đường, trường, trạm y tế, nước sạch, công trình công cộng.


6 tháng trước 25 lượt xem