Câu hỏi:
80 lượt xemCau
Đứng đâu là cao đấy
Mà chẳng che lấp ai
Dáng khiêm nhường, mảnh khảnh
Da bạc thếch tháng ngày
Muốn cao thì phải thẳng
(Bài học ở cây cau)
Thân bền khinh bão tố
Nhờ mưa nắng dãi dầu.
Mà tấm lòng thơm thảo
Đỏ môi ngoại nhai trầu
Thương yêu đàn em lắm
Cho cưỡi ngựa tàu cau.
Nơi cho mây dừng nghỉ
Để đi bốn phương trời
Nơi chim về ấp trứng
Nở những bài ca vui.
Tai lắng tiếng ríu ran
Thoảng thơm trong hơi thở
Chắc chim mới ra rang
Ồ! Hoa cau đang nở!
Tìm các khổ thơ ứng với mỗi ý sau:
a, Tả hình dáng cây cau.
b, Nêu ích lợi của cây cau.
c, Thể hiện tình cảm của tác giả với cây cau.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
a, Khổ thơ tả hình dáng cây cau:
Đứng đâu là cao đấy
Mà chẳng che lấp ai
Dáng khiêm nhường, mảnh khảnh
Da bạc thếch tháng ngày.
b, Khổ thơ nêu ích lợi của cây cau:
Mà tấm lòng thơm thảo
Đỏ môi ngoại nhai trầu
Thương yêu đàn em lắm
Cho cưỡi ngựa tàu cau.
c, Khổ thơ thể hiện tình cảm của tác giả với cây cau:
Tai lắng tiếng ríu ran
Thoảng thơm trong hơi thở
Chắc chim mới ra ràng
Ồ! Hoa cau đang nở!
Qua lời giải thích của Tô Hiến Thành, em có suy nghĩ gì về tính cách của ông?
Câu thơ nào cho thấy tác giả nói với mưa thân mật như nói với con người?
Đọc lại và tóm tắt bài văn Cây si theo bảng sau:
Bố cục |
Ý chính của đoạn |
Nội dung |
Mở bài |
Giới thiệu về cây si |
|
Thân bài |
Miêu tả các bộ phận của cây si |
Rễ si Lá si |
Kết bài |
Nêu cảm nghĩ về cây si |
Vì sao đến vụ thu hoạch, cậu bé Chôm không nộp được thóc cho nhà vua?
Em có tán thành ý kiến 'Trung thực là đức tính quý nhất của con người' không? Vì sao?
Viết một đoạn văn ngắn (4 — 5 câu) tả cây cối, trong đó có hình ảnh nhân hoá.