Câu hỏi:
608 lượt xemĐọc và trả lời câu hỏi:
Đàn chim gáy
Tôi vẫn nhớ ông tôi thường bảo:
– Cháu ạ, cháu để ý mà xem, cứ mùa tháng mười thì có chim gáy ra ăn đồng ta.
– Chim gáy bao giờ cũng thế, tháng năm đi ăn đôi, tháng mười thì kéo đàn về mùa gặt!
Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.
Khi ngoài đồng đã đông người gặt thì có chim gáy về, bay vẩn quanh vòng trên các ngọn tre.
Sớm sớm, từng đàn chim gáy sà xuống những thửa ruộng vừa gặt quang.
Chim mái xuống trước, cái đuôi lái lượn xoè như múa.
Con đực còn nán lại trong bờ tre, đủng đỉnh cất tiếng gáy thêm một hồi dài. Xong rồi anh chàng mới thủng thỉnh bước ra, ưỡn cái ngực lung linh cườm biếc, lượn nhẹ xuống với cả đàn đường ăn trên khoảng ruộng vắng, khuất, gần chân tre.
Chim gáy nhặt thóc rụng. Chim gáy tha thẩn, nhặt nhạnh cặm cụi sau người mót lúa.
Tôi rất thích con chim gáy. Con chim phúc hậu và chăm chỉ, con chim mỡ màng, no ấm của mùa gặt hái tháng Mười.
(Tô Hoài)
a, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về hình dáng con chim gáy? Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng cách nào?
b, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về thói quen và hoạt động của con chim gáy? Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng những cách nào?
c, Tác giả đã sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa như thế nào?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
a, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật về hình dáng con chim gáy như: hình dáng bên ngoài, bộ lông, cái bụng, cổ yếm. Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng cách quan sát từng thời điểm khác nhau và quan sát nhiều con.
b, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật về thói quen và hoạt động của con chim gáy như: ngoài đồng đông người gặt thì chim về, sớm sớm thì từng đàn chim bay xuống thửa ruộng gặt xong, chim mái xuống trước, con đực nán lại trong bờ tre. Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng cách quan sát từng thời điểm khác nhau và quan sát nhiều con.
c, Tác giả đã sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa để làm nổi bật lên hình ảnh chim gáy như: Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp; Chim mái xuống trước cái đuôi lái lượn xòe như múa...
Tìm những hình ảnh, từ ngữ nói lên khó khăn, nguy hiểm mà các chiến sĩ phải trải qua.
Tìm những chi tiết cho thấy ông Thức đã chủ động đề phòng tai nạn.
Nhờ đâu mà ông đã đạt được kết quả nghiên cứu sau lần thất bại đầu tiên?
Thí nghiệm của Ga-li-ê về tốc độ rơi của các vật cho thấy ông là người như thế nào?
Vì sao 'viên tướng' không đồng ý chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào?
Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp
gan dạ |
anh hùng |
anh dũng |
hèn |
hèn nhát |
can đảm |
nhát gan |
can trường |
|
|
nhút nhát |
gan góc |
bạo gan |
quả cảm |
|
|
Từ có nghĩa giống với dũng cảm |
Từ có nghĩa trái ngược với dũng cảm |
thêm từ dũng cảm vào vị trí trước (hoặc sau) mỗi từ ngữ dưới đây:
tinh thần |
hành đồng |
xông lên |
chiến sĩ |
nhận khuyết điểm |
cứu bạn |
|
|
bảo vệ bạn |
nói lên sự thật |
|
Tìm nghĩa của mỗi thành ngữ dưới đây
Thành ngữ |
Nghĩa |
a, Gan vàng dạ sắt |
1. nói năng bạo dạn, thẳng thắn, không kiêng nể |
b, To gan lớn mật |
2. gan dạ, kiên cường, không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm |
c, Dám nghĩ dám làm |
3. mạnh bạo, có phần ương bướng, liều lĩnh |
d, Dám ăn dám nói |
4. Có cách nghĩ, cách làm sáng tạo, mạnh dạn |
Giới thiệu và thảo luận ( trao đổi ý kiến) về các đoạn văn đã viết.