Câu hỏi:
55 lượt xemBài 1 trang 5 SBT GDCD 7: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết:
- Tên của những truyền thống thể hiện trong hình ảnh?
- Những truyền thống này được biểu hiện ở quê hương em như thế nào?
- Em tự hào nhất về truyền thống nào của quê hương em? Vì sao?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
Yêu cầu số 1: Tên những truyền thống được thể hiện trong ảnh:
+ Ảnh 1 - Truyền thống uống nước nhớ nguồn
+ Ảnh 2 - Làn điệu dân ca truyền thống.
+ Ảnh 3 - Truyền thống hiếu học
+ Ảnh 4 - Truyền thống cần cù lao động
+ Ảnh 5 - Truyền thống tôn sư trọng đạo
+ Ảnh 6 - Truyền thống tương thân tương ái
+ Ảnh 7 - Truyền thống yêu nước chống ngoại xâm
+ Ảnh 8 - Lễ hội truyền thống
Yêu cầu số 2: Ở quê hương em, những truyền thống trên đều được biểu hiện thông qua những hành động/ việc làm cụ thể. Ví dụ:
+ Người dân tích cực lao động sản xuất
+ Các bạn học sinh tổ chức chương trình tri ân các thầy/ cô giáo.
+ Chính quyền địa phương vận động người dân quyên góp, giúp đỡ những gia đình có hòan cảnh khó khăn.
+ …
Yêu cầu số 3:
(*) Tham khảo: Em tự hào nhất về làn điệu dân ca quan họ của quê hương em, vì:
+ Dân ca quan họ là di sản văn hóa có giá trị về nhiều mặt, như: nghệ thuật; cố kết cộng đồng và lưu truyền tri thức dân gian.
+ Năm 2009, dân ca quan họ được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Bài 2 trang 6 SBT GDCD 7: Những truyền thống dưới đây được biểu hiện như thế nào ở quê hương em?
Tên truyền thống |
Biểu hiện |
1. Yêu nước |
|
2. Yêu thương con người |
|
3. Đoàn kết |
|
4, Lao động cần cù, sáng tạo |
|
5, Tôn sư trọng đạo |
|
6. Uống nước nhớ nguồn |
|
7. Hiếu thảo |
|
8. Hiếu học |
|
9. Các truyền thống về văn hóa, nghệ thuật |
|
10, Nghề truyền thống |
|
Bài 4 trang 7 SBT GDCD 7: Hãy nêu tên 5 truyền thống về văn hóa, nghệ thuật của quê hương em và cách giữ gìn, phát huy những truyền thống đó.
Tên truyền thống |
Cách giữ gìn, phát huy |
1. |
|
2. |
|
3. |
|
4. |
|
5. |
|
Bài 7 trang 8 SBT GDCD 7: Đọc câu chuyện
Tấm gương học tập thời xưa
Sử sách nước ta đã lưu danh một người học trò nghèo với tinh thần hiếu học đã đỗ đầu 3 kì thi. Đó chính là cụ Nguyễn Khuyến (1835 - 1909).
Sinh thời Nguyễn Khuyến là một người cực kì hiếu học. Từ khi còn là một cậu bé, Nguyễn Khuyến đã nghe các bài thơ cha dạy cho các anh khoá trên và thuộc làu làu từng bài một. Thấy con có trí nhớ tốt lại hiếu học, cha của Nguyễn Khuyến đã tạo điều kiện cho con học sớm hơn các bạn. Ông đã mua tập giấy và bút để cho cậu bé học hành, không phải viết lên gạch non hay nền nhà nữa. Từ đó Nguyễn Khuyến rất vui mừng và hằng ngày đều chăm chỉ học tập. Cậu học đến quên ăn, quên ngủ, một ngày có thể học thuộc cả mấy chục trang. Nhưng gia cảnh khốn khó khiến việc học của cậu gặp khó khăn khi chỉ học được vào ban ngày, còn buổi đêm lại thiếu ánh sáng. Bằng lòng hiếu học, cậu bé Nguyễn Khuyển đã nghĩ ra cách đọc sách dưới ánh trăng tỏ. Thế nhưng trăng thì có đêm tỏ, đêm mờ. Trong một buổi học dưới ánh trăng giữa trời thu, thấy lá vàng rơi lả tả, cậu đã nảy ra ý định đốt lá dùng ánh lửa để đọc sách. Từ lòng hiếu học và ham học hỏi, Nguyễn Khuyến đã vượt khó và thành công nhờ học tập.
a) Tấm gương học tập của Nguyễn Khuyến là biểu hiện của truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy chỉ ra những biểu hiện cụ thể của truyền thống đó trong câu chuyện.
b) Em rút ra bài học gì cho bản thân từ tấm gương học tập của Nguyễn Khuyến?
Bài 13 trang 10 SBT GDCD 7: Em hãy tự đánh giá việc giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương bằng cách viết ra những việc bản thân đã làm và kết quả đạt được, hướng khắc phục những việc làm có kết quả chưa tốt.
Những việc đã làm |
Kết quả |
Hướng khắc phục những việc làm chưa có kết quả tốt |
|
Tốt |
Chưa tốt |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|