Câu hỏi:

49 lượt xem
Tự luận

'Mình', 'ta' trong bài thơ này là những ai? Dựa vào yếu tố nào trong văn bản và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ để xác định điều đó?

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

- Trường hợp 1 : đại từ “mình” dùng để chỉ những người cán bộ, những người lính từng làm việc trên chiến khu Việt Bắc, còn đại từ “ta” dùng để chỉ những người dân Việt Bắc. Thể hiện qua các từ ngữ “mình về”, “ mình đi”, “có nhớ” – ý chỉ người ra đi, người rời vùng núi để về thành thị.

+ Trường hợp 2 : “mình” chỉ người Việt Bắc, “ta” chỉ người cán bộ. Thể hiện qua câu “Ta về, mình có nhớ ta/ Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”

+ Trường hợp 3 : “mình” chỉ cả người cán bộ và người dân Việt Bắc. Như trong câu thơ : “Mình đi, mình có nhớ mình”, “mình đi, mình lại nhớ mình”

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:
Tự luận

- Xem lại các Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Để đọc hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại, các em cần chú ý:

+ Đọc toàn bộ bài thơ, nhận diện các yếu tố hình thức của văn bản, từ nhan đề, đặc điểm thể loại, bố cục,... đến giọng điệu chung của bài thơ.

+ Xác định nhân vật trữ tình – người đang giãi bày, thổ lộ tình cảm trong thơ.

+ Phân tích hình ảnh, ngôn từ, biểu tượng, giọng điệu thơ, các yếu tố tượng trưng, siêu thực,... kết hợp liên tưởng, tưởng tượng, kết nối với hiểu biết của cá nhân để hình dung về thế giới tự nhiên, xã hội, con người trong văn bản thơ, qua đó, tìm hiểu những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Đọc phần giới thiệu sau để hiểu về hoàn cảnh sáng tác của bài Việt Bắc:

Sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi (tháng 5-1954), Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết (tháng 7-1954), hoà bình được lập lại ở miền Bắc. Tháng 10-1954, cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ và những người kháng chiến tạm biệt đồng bào vùng chiến khu Việt Bắc để trở về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Nhân sự kiện có ý nghĩa lịch sử này, Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc. Tác phẩm gồm 150 câu thơ lục bát.


6 tháng trước 91 lượt xem