Câu hỏi:

80 lượt xem
Tự luận

- Xem lại các Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Để đọc hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại, các em cần chú ý:

+ Đọc toàn bộ bài thơ, nhận diện các yếu tố hình thức của văn bản, từ nhan đề, đặc điểm thể loại, bố cục,... đến giọng điệu chung của bài thơ.

+ Xác định nhân vật trữ tình – người đang giãi bày, thổ lộ tình cảm trong thơ.

+ Phân tích hình ảnh, ngôn từ, biểu tượng, giọng điệu thơ, các yếu tố tượng trưng, siêu thực,... kết hợp liên tưởng, tưởng tượng, kết nối với hiểu biết của cá nhân để hình dung về thế giới tự nhiên, xã hội, con người trong văn bản thơ, qua đó, tìm hiểu những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Đọc phần giới thiệu sau để hiểu về hoàn cảnh sáng tác của bài Việt Bắc:

Sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi (tháng 5-1954), Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết (tháng 7-1954), hoà bình được lập lại ở miền Bắc. Tháng 10-1954, cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ và những người kháng chiến tạm biệt đồng bào vùng chiến khu Việt Bắc để trở về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Nhân sự kiện có ý nghĩa lịch sử này, Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc. Tác phẩm gồm 150 câu thơ lục bát.

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

* Khi đọc hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại

- Các yếu tố hình thức của văn bản :

+ Nhan đề : Việt Bắc vốn là một địa danh, nơi đó gắn liền với cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm ở đất nước ta, là một vị trí chiến lược quan trọng, hình thành nên chiến khu Việt Bắc. Nhan đề như một sự hội tụ khắc sâu tình cảm thuỷ chung son sắc của nhà thơ đối với con người và cảnh sắc nơi đây.

+ Đặc điểm thể loại : Mang đậm chất trữ tình; Thể hiện rõ màu sắc cá nhân, được in đậm trong mọi khía cạnh của ngôn từ như vốn từ, các biện pháp tu từ hay ngữ điệu, giọng điệu.

+ Bố cục : 4 phần

Phần đầu (8 câu đầu) – cảm xúc cuộc chia tay.

Phần hai ( 12 câu tiếp) – lời người Việt Bắc.

Phần ba (Ta với mình….đèo De, núi Hồng) – lời người cách mạng.

Phần cuối ( còn lại) : Lời tâm tình của người ra đi và người ở lại.

+ Giọng điệu : Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, sâu lắng

- Nhân vật trữ tình : nhà thơ Tố Hữu tạo ra hai nhân vật trữ tình đó là người đi và người ở lại với cách gọi mình và ta, tạo ra một cuộc đối đáp đầy tình cảm lưu luyến, bịn rịn.

- Cảm xúc của nhân vật trữ tình: Tâm trạng: lưu luyến, bịn rịn giữa người đi – kẻ ở. Không khí ân tình của hồi tưởng, hoài niệm, của ước vọng và tin tưởng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ