Câu hỏi:

129 lượt xem
Tự luận

Việt Bắc là một bài thơ hiện đại nhưng lại thấm đẫm chất dân gian. Hãy chỉ ra các biểu hiện của tính dân gian, tính hiện đại trong đoạn trích.

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

- Tính dân gian thể hiện qua :

+ Kết cấu : Bài thơ được kết cấu theo lối đối đáp thường thấy trong dân ca, ca dao.

+ Hình thức : Bài thơ được trình bày dưới hình thức câu lục bát – hình thức quen thuộc của ca dao.

+ Sử dụng từ ngữ : Đại từ nhân xưng “mình” - “ta” thường thấy trong ca dao

- Tính hiện đại thể hiện qua :

+ Lời thơ : đọc Việt Bắc ta không chỉ nhận thấy lời thơ bình lặng, da diết của ca dao, mà Việt Bắc là sự kết hợp giữa cái diết da của nỗi nhớ, cùng với sự hối hả, rộn ràng, thể hiện qua những câu hỏi dồn dập, nặng nghĩa, nặng tình.

+ Giọng điệu : giọng hùng ca, tình ca được khởi phát lên từ âm vang chiến thắng của dân tộc nên nhuốm hơi thở thời sự, mang không khí sử thi làm nên chất hiện đại cho bài thơ.

+ Ngắt nhịp : Ở một số câu thơ 8 chữ, Tố Hữu đã biến tấu cách ngắt nhịp của thể lục bát là 2/2/2/2 thành ngắt nhịp đôi 4/4. Chính điều đó làm cho nhịp thơ trở nên nhanh, khỏe, rộn ràng, xao động hơn : “Mười lăm năm ấy – thiết tha mặn nồng”; “Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:
Tự luận

- Xem lại các Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Để đọc hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại, các em cần chú ý:

+ Đọc toàn bộ bài thơ, nhận diện các yếu tố hình thức của văn bản, từ nhan đề, đặc điểm thể loại, bố cục,... đến giọng điệu chung của bài thơ.

+ Xác định nhân vật trữ tình – người đang giãi bày, thổ lộ tình cảm trong thơ.

+ Phân tích hình ảnh, ngôn từ, biểu tượng, giọng điệu thơ, các yếu tố tượng trưng, siêu thực,... kết hợp liên tưởng, tưởng tượng, kết nối với hiểu biết của cá nhân để hình dung về thế giới tự nhiên, xã hội, con người trong văn bản thơ, qua đó, tìm hiểu những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Đọc phần giới thiệu sau để hiểu về hoàn cảnh sáng tác của bài Việt Bắc:

Sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi (tháng 5-1954), Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết (tháng 7-1954), hoà bình được lập lại ở miền Bắc. Tháng 10-1954, cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ và những người kháng chiến tạm biệt đồng bào vùng chiến khu Việt Bắc để trở về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Nhân sự kiện có ý nghĩa lịch sử này, Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc. Tác phẩm gồm 150 câu thơ lục bát.


6 tháng trước 90 lượt xem