Câu hỏi:

72 lượt xem
Tự luận

Câu 6: Viết bài văn thuyết minh thuật lại buổi lễ khai giảng đầu năm học 2021-2022 của em.

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

Sáng mồng 5 tháng 9, trường em chính thức tổ chức Lễ khai giảng để bắt đầu một năm học mới.

Từ trước đó một tuần, mọi người đã rục rịch chuẩn bị cho sự kiện ý nghĩa này rồi. Chúng em đến trường, cùng nhau dọn vệ sinh lớp học, nhận sách vở và áo quần đồng phục để chờ đến ngày khai giảng. Chúng em còn cùng nhau tập dượt cho buổi lễ khai giảng nữa. Nào là sẽ tiến vào từ phía nào, vẫy tay ra sao. Tất cả khiến chúng em thêm xao động và mong chờ nhanh nhanh đến ngày diễn ra buổi lễ.

Và rồi, trong sự mong chờ ngóng đợi của em cùng các bạn, ngày diễn ra lễ khai giảng đã đến. Từ 7h chúng em đã có mặt đông đủ để chuyện trò cùng nhau. Sân trường hôm nay khác lạ lắm. Những chiếc cờ và bóng bay được treo khắp nơi. Các thầy cô đều mặc áo dài và vest thật đẹp. Rất nhiều các thầy cô giáo cũ, các anh chị cựu học sinh, các cô chú phụ huynh cũng đến để tham gia buổi lễ. Bầu không khí hân hoan, rộn ràng náo nhiệt lạ lùng.

Đúng 8h, buổi lễ chính thức bắt đầu. Đoàn học sinh lớp 6 chúng em tiến vào từ phía cổng trường, trong sự vỗ tay chào đón nhiệt liệt của tất cả mọi người. Sau đó, là màn hát Quốc ca, Đội ca của tất cả mọi người. Xong xuôi, chúng em ổn định vị trí để bắt đầu phần tiếp theo. Đó là các lời phát biểu của thầy cô, anh chị về cảm xúc trong ngày tựu trường và những mong muốn, mục tiêu cho năm học mới. Nghe những lời phát biểu ấy, em càng thêm rạo rực và mong nhanh được vào lớp học, được cố gắng phấn đấu cùng bè bạn. Giữa các phần phát biểu là các tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn do các thầy cô và các anh chị biểu diễn. Tiết mục nào cũng hay và hấp dẫn, khiến mọi người vỗ tay không ngớt. Cuối buổi lễ, chính là phần tuyên bố bắt đầu năm học mới và tiếng trống khai trường của thầy hiệu trưởng.

Kết thúc buổi lễ, chúng em trở về lớp để nhận thời khóa biểu rồi mới trở về nhà. Bạn nào cũng vui vẻ và phấn khởi. Bởi một năm học mới với bao hi vọng mới đã bắt đầu. Lễ khai giảng thực sự là một sự kiện trọng đại và ý nghĩa nhất trong một năm học đối với em.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 7:
Tự luận

Câu 7: Văn bản thông tin thuật lại một sự kiện dùng để làm gì?

 


6 tháng trước 51 lượt xem
Câu 14:
Tự luận

Câu 6: Nhân vật chính trong truyện “Thánh Gióng” là ai?


6 tháng trước 86 lượt xem
Câu 15:
Tự luận

Câu 7: Nêu bố cục của truyện “Thánh Gióng”.


6 tháng trước 59 lượt xem
Câu 17:
Tự luận

Câu 9: Nêu thời gian, địa điểm, hoàn cảnh diễn ra các sự việc trong câu chuyện.


6 tháng trước 55 lượt xem
Câu 18:
Tự luận

Câu 10: Thánh Gióng đã ra đời một cách kì lạ như thế nào?


6 tháng trước 91 lượt xem
Câu 20:
Tự luận

Câu 12: Chiến công phi thường mà Thánh Gióng đã làm nên là gì? Em hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng.


6 tháng trước 128 lượt xem
Câu 21:
Tự luận

Câu 13: Theo em, chủ đề của truyện Thánh Gióng là gì?


6 tháng trước 77 lượt xem
Câu 22:
Tự luận

Câu 14: Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó.


6 tháng trước 118 lượt xem
Câu 24:
Tự luận

Câu 16: Tóm tắt truyện truyền thuyết “Thánh Gióng”.


6 tháng trước 86 lượt xem
Câu 25:
Tự luận

Câu 17: Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu về một hình ảnh hay hành động của Thánh Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.


6 tháng trước 54 lượt xem
Câu 31:
Tự luận

Câu 6: Xác định từ ghép và từ láy trong những từ sau: mặt mũi, xâm phạm, lo sợ, tài giỏi, vội vàng, gom góp, hoảng hốt, đền đáp. Cho biết cơ sở để xác định như vậy.


6 tháng trước 106 lượt xem
Câu 39:
Tự luận

Câu 6: Nhân vật chính trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là ai?


6 tháng trước 82 lượt xem
Câu 40:
Tự luận

Câu 7: Nêu bố cục của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”


6 tháng trước 82 lượt xem
Câu 49:
Tự luận

Câu 16: Trình bày ý nghĩa của truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.


6 tháng trước 65 lượt xem
Câu 53:
Tự luận

Câu 2: Tìm và cho biết công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn văn sau:

Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh.


6 tháng trước 74 lượt xem
Câu 54:
Tự luận

Câu 3: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có dùng dấu chấm phẩy.


6 tháng trước 73 lượt xem
Câu 61:
Tự luận

Câu 4: Nhân vật chính trong truyện “Ai ơi mồng 9 tháng 4” là ai?


6 tháng trước 44 lượt xem
Câu 62:
Tự luận

Câu 5: Nêu bố cục của truyện “Ai ơi mồng 9 tháng 4”.


6 tháng trước 69 lượt xem
Câu 70:
Tự luận

Câu 13: Tóm tắt văn bản “Ai ơi mồng 9 tháng 4”.


6 tháng trước 66 lượt xem
Câu 72:
Tự luận

Câu 2: Văn thuyết minh có đặc điểm gì


6 tháng trước 75 lượt xem
Câu 80:
Tự luận

Câu 4: Khi trình bày bài nói kể lại một truyền thuyết cần lưu ý những điều gì?


6 tháng trước 76 lượt xem
Câu 83:
Tự luận

Câu 2: Sưu tầm một số bản kể khác của các truyền thuyết đã học. So sánh và nêu nhận xét về sự giống và khác nhau (sự kiện, chi tiết,…) giữa các bản kể.


6 tháng trước 108 lượt xem
Câu 84:
Tự luận

Câu 3: Tìm hiểu, giới thiệu một tác phẩm thơ hoặc vở kịch thể hiện nội dung truyện Thánh Gióng và nội dung truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.


6 tháng trước 53 lượt xem
Câu 85:
Tự luận

Câu 4: Theo em, vì sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông thường được đặt tên là Hội khoẻ Phù Đổng?


6 tháng trước 54 lượt xem
Câu 90:
Tự luận

Câu 5: Nêu bố cục của truyện “Bánh chưng, bánh giầy”.


6 tháng trước 65 lượt xem
Câu 94:
Tự luận

Câu 10: Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” đã ca gợi những truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam?


6 tháng trước 63 lượt xem