50 câu Trắc nghiệm Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) có đáp án
Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 (có đáp án) Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527) đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 17.
Nội dung bài viết
Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)
Phần 1. Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)
Câu 1. Tác phẩm sử học nào do Ngô Sĩ Liên biên soạn dưới thời Lê sơ?
A. Lam Sơn thực lục.
B. Phủ biên tạp lục.
C. Đại Việt sử kí toàn thư.
D. Đại Việt sử kí.
Đáp án đúng là: C
Ngô Sĩ Liên biên soạn Đại Việt sử kí toàn thư (SGK Lịch Sử 7 - trang 86).
Câu 2. Thời vua Lê Thánh Tông, ở cấp địa phương, cả nước được chia thành
A. 12 lộ, phủ.
B. 5 đạo.
C. 24 lộ, châu.
D. 13 đạo thừa tuyên.
Đáp án đúng là: D
Thời vua Lê Thánh Tông, ở cấp địa phương, cả nước được chia thành 13 đạo thừa tuyên (SGK Lịch Sử 7 - trang 84).
Câu 3. Vua Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như tể tướng, đại tổng quản, đại hành khiển nhằm mục đích gì?
A. Tập trung quyền hành vào tay vua.
B. Tránh việc gây chia rẽ nội bộ trong triều.
C. Đơn giản hóa bộ máy hành chính.
D. Tuân theo di huấn của tổ tông.
Đáp án đúng là: A
Vua Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như tể tướng, đại tổng quản, đại hành khiển nhằm mục đích tập trung mọi quyền hành vào tay vua.
Câu 4. Lực lượng xã hội có số lượng đông đảo nhất dưới thời Lê sơ là
A. thương nhân.
B. nô tì.
C. nông dân.
D. thợ thủ công.
Đáp án đúng là: C
Lực lượng xã hội có số lượng đông đảo nhất dưới thời Lê sơ là nông dân (SGK Lịch Sử 7 - trang 85).
Câu 5. Bộ “Quốc triều hình luật” (còn gọi là: “Luật Hồng Đức”) được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?
A. Lê Thái Tổ.
B.Lê Thái Tông.
C. Lê Thánh Tông.
D. Lê Nhân Tông.
Đáp án đúng là: C
Bộ “Quốc triều hình luật” (còn gọi là: “Luật Hồng Đức”) được biên soạn và ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông (Hồng Đức là niên hiệu của vua Lê Thánh Tông).
Câu 6. Thời Lê sơ, hệ tư tưởng nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội?
A. Phật giáo.
B. Nho giáo.
C. Đạo giáo.
D.Thiên chúa giáo.
Đáp án đúng là: B
Thời Lê sơ, Nho giáo được đề cao, chiếm vị trí độc tôn trong xã hội (SGK Lịch Sử 7 - trang 86).
Câu 7. Sau khi lên ngôi vua,Lê Lợi đã khôi phục lại quốc hiệu là
A. Đại Việt.
B. Đại Cồ Việt.
C. Đại Ngu.
D. Đại Nam.
Đáp án đúng là: A
Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, thành lập nhà Lê sơ, đặt niên hiệu Thuận Thiên, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt (SGK Lịch Sử 7 - trang 83).
Câu 8. Dưới thời Lê sơ, việc định kì chia đều ruộng công làng xã được gọi là
A. phép quân điền.
B. phép lộc điền.
C. phép tịch điền
D. phép đồn điền.
Đáp án đúng là: A
Dưới thời Lê sơ, việc định kì chia đều ruộng công làng xã được gọi là phép quân điền (SGK Lịch Sử 7 - trang 85).
Câu 9. Bộ Quốc Triều hình luật dưới thời Lê sơ còn có tên gọi khác là
A. Luật Gia Long.
B. Hình thư.
C. Hoàng Việt luật lệ.
D. Luật Hồng Đức.
Đáp án đúng là: D
Bộ Quốc Triều hình luật được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông, còn được gọi là Luật Hồng Đức (Hồng Đức là niên hiệu của vua Lê Thánh Tông).
Câu 10. Dưới thời Lê sơ, Vân Đồn, Tam Kỳ, Hội Thống là nơi
A. tập trung các làng nghề thủ công.
B. triều đình thí điểm thực hiện phép quân điền.
C. thuyền bè các nước qua lại buôn bán.
D. xây dựng tuyến phòng thủ quân sự của đất nước.
Đáp án đúng là: C
Dưới thời Lê sơ, Vân Đồn, Tam Kỳ, Hội Thống là nơi thuyền bè các nước qua lại buôn bán (SGK Lịch Sử 7 - trang 86).
Câu 11.Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ?
A. Văn học chữ Hán phát triển và chiếm ưu thế.
B. Nho giáo được đề cao, chiếm địa vị độc tôn.
C. Nhà nước tuyển chọn nhân tài qua các khoa thi.
D. Phật giáo được đề cao, trở thành quốc giáo.
Đáp án đúng là: D
Thời Lê sơ, Phật giáo bị nhà nước hạn chế sự phát triển.
Câu 12. Một trong những điểm tiến bộ của bộ luật Quốc triều hình luật là: bảo vệ quyền lợi của
A. hoàng tộc.
B. phụ nữ.
C. nhà vua.
D. địa chủ phong kiến
Đáp án đúng là: B
Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ là điều hiếm thấy và tiến bộ thời phong kiến
Câu 13. Dưới thời Lý - Trần - Lê, một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp được nhà nước phong kiến Đại Việt quan tâm thực hiện và đưa vào trong các bộ luật là
A. sử dụng rộng rãi phân bón trong trồng trọt.
B. bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
C. lai tạo nhiều giống cây trồng mới.
D. thâm canh tăng vụ.
Đáp án đúng là: B
Điểm chung của các bộ luật thời Lý - Trần - Lê là đều phạt nặng những trường hợp mổ trộm, bắt trộm trâu bò để bảo vệ sức kéocho nông nghiệp
Câu 14. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây:
“Vua nào chủ hội Tao Đàn,
Nhị thập bát tú những trang văn tài?”
A. Lê Thánh Tông.
B. Lê Thái Tổ.
C. Lê Thái Tông.
D. Lê Anh Tông.
Đáp án đúng là: A
Hội Tao đàn do vua Lê Thánh Tông sáng lập (SGK Lịch Sử 7 - trang 86).
Câu 15. Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích của nhà nước phong kiến Đại Việt khi dựng bia Tiến sĩ trong Văn Miếu?
A. Vinh danh những ngườiđỗ đạt cao trong các kì thi do nhà nước tổ chức.
B. Khuyến khích, cổ vũ tinh thần học tập, thi cử của quần chúng nhân dân.
C. Răn đe quan lại phải có trách nhiệm với với dân cho xứng với bảng vàng.
D.Để lại cho hậu thế những tác phẩm điêu khắc độc đáo, sinh động.
Đáp án đúng là: D
- Mục đích của việc lập bia tiến sĩ là để:
+ Vinh danh những ngườiđỗ đạt cao trong các kì thi do nhà nước tổ chức.
+ Khuyến khích, cổ vũ tinh thần học tập, thi cử của quần chúng nhân dân.
+ Răn đe quan lại phải có trách nhiệm với với dân cho xứng với bảng vàng.
Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)
1. Sự thành lập Vương triều Lê sơ
- Sự thành lập: năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, thành lập nhà Lê sơ, đặt niên hiệu Thuận Thiên, khôi phục quốc hiệu Đại Việt và đóng đô ở Thăng Long.
- Tổ chức bộ máy nhà nước:
+ Được xây dựng và từng bước hoàn chỉnh dưới thời vua Lê Thánh Tông.
+ Hoàng đế trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội.
- Quân đội: xây dựng quân đội mạnh, thi hành chinh sách “ngụ binh ư nông”
- Luật pháp: ban hành bộ Quốc triều hình luật
- Đối ngoại: kiên quyết nhằm giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và mở rộng biên giới về phía nam.
2. Tình hình kinh tế, xã hội
a) Tình hình kinh tế
* Nông nghiệp:
- Nhà Lê sơ đặc biệt coi trọng và khuyến khích phát triển nông nghiệp:
+ Đặt ra các quan chuyên trách như: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ,…
+ Cấm để ruộng hoang, đẩy mạnh khẩn hoang và lập đồn điền.
+ Đặt phép quân điền, định kì chia đều ruộng công làng xã.
+ Khơi kênh, đào sông, đắp đê ngăn mặn, bảo vệ các công trình thủy lợi.
- Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển. Đời sống nhân dân dần ổn định.
* Thủ công nghiệp:
- Nhiều nghề thủ công truyền thống phát triển nhanh chóng, hình thành những làng nghề chuyên nghiệp.
- Nghề sản xuất gốm sứ xuất khẩu theo đơn đặt hàng của các thương nhân nước ngoài phát triển mạnh.
Bình gốm hoa Lam (làng nghề gốm Bát Tràng)
* Thương nghiệp:
- Nội thương: triều đình khuyến khích lập chợ, thúc đẩy buôn bán giữa các địa phương, giữa các làng nghề thủ công với các đô thị.
- Ngoại thương: việc buôn bán với nước ngoài được duy trì.
b) Tình hình xã hội
- Xã hội phân hoá thành các tầng lớp có địa vị ngày càng khác biệt:
+ Tầng lớp quý tộc (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền, đặc lợi.
+ Nông dân là bộ phận đông đảo nhất, cày cấy ruộng đất công, nộp thuế và làm các nghĩa vụ với nhà nước hoặc lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, quan lại.
+ Thợ thủ công và thương nhân đông đảo nhưng không được coi trọng.
+ Nô tì có xu hướng giảm.
- Sự phân biệt giữa quý tộc và bình dân trở nên sâu sắc và được quy định bởi pháp luật.
3. Phát triển văn hóa - giáo dục
* Văn hóa:
- Tử tưởng - tôn giáo:
+ Nho giáo được đề cao chiếm địa vị độc tôn
+ Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán tiếp tục phát triển và giữ ưu thế, có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Quỳnh Uyển cửu ca (Hội Tao đàn),...
+ Văn học chữ Nôm chiếm vị trí quan trọng với các tác phẩm như: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông),...
- Sử học và Địa lí: nhà Lê sơ coi trọng việc chép sử, biên soạn các bộ sách về địa lí, bản đồ, tiêu biểu như:
+ Lam Sơn thực lục (Nguyễn Trãi), Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sỹ Liên)
+ Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Hồng Đức bản đồ…
- Toán học: có Đại thành toàn pháp, Lập thành toán pháp
- Y học: có Bàn thảo thực vật toát yếu,...
- Kiến trúc: nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu được xây dựng ở kinh đô Thăng Long, Lam Kinh (Thanh Hóa).
- Nghệ thuật điêu khắc trên đá, gỗ, gốm sứ,... tỉnh xảo.
- Nhã nhạc cung đình và nghệ thuật tuồng, chèo,... ngày càng phát triển.
* Giáo dục:
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long.
- Nhà Lê tổ chức đều đặn các khoa thi Tiến sĩ để tuyển chọn quan lại và cho lập bia đá ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám để tôn vinh những người đỗ đạt.
Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám
4. Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu
a) Nguyễn Trãi
- Nguyễn Trãi là vị anh hùng dân tộc đồng thời là danh nhân văn hóa thế giới.
- Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị lớn về Văn học, Sử học, Địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí,…
Chân dung Nguyễn Trãi
b) Lê Thánh Tông
- Lê Thánh Tông lá một vị hoàng đê anh minh, tài năng xuất chúng cả về chính trị, kinh tế,... Ông cũng là nhà văn hóa lớn của dân tộc.
- Đóng góp của Lê Thánh Tông:
+ Giáo dục: dưới thời trị vì của ông, giáo dục và đào tạo nhân tài nở rộs.
+ Văn hóa: hội Tao đàn do Lê Thánh Tông sáng lập đã đánh dấu bước phát triển cao của nền văn chương đương thời.
c) Ngô Sỹ Liên
- Ngô Sỹ Liên đỗ Tiến sĩ năm 1442
- Ông là nhà sử học nổi tiếng với bộ Đại Việt sử ký toàn thư.
Nhà sử học Ngô Sĩ Liên (tranh minh họa)
d) Lương Thế Vinh
- Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên năm 1463, ông là nhà toán học nổi tiếng với các sách Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa.
- Nhờ học rộng, tài cao, tính tình khoáng đạt và bình dị, đương thời ông được cả vua và nhân dân quý mến.