50 câu Trắc nghiệm Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) Bài 5: Ấn Độ từ thế kì IV đến giữa thế kỉ XIX có đáp án

Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 (có đáp án) Bài 5: Ấn Độ từ thế kì IV đến giữa thế kỉ XIX đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 5.

1 73 lượt xem


Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 5: Ấn Độ từ thế kì IV đến giữa thế kỉ XIX

Phần 1. Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 5: Ấn Độ từ thế kì IV đến giữa thế kỉ XIX

Câu 1. Dưới thời kì vương triều Gúp-ta, người Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi công cụ lao động bằng

A. thép.

B. sắt.

C. nhôm.

D. đá.

Đáp án đúng là: B

Dưới thời kì vương triều Gúp-ta, người Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi công cụ lao động bằng sắt (SGK Lịch Sử 7 – trang 30).

Câu 2. Trong lịch sử phong kiến Ấn Độ, vương triều nào được coi là thời kì phát triển hoàng kim?

A. Vương triều Gúp-ta.

B. Vương triều Hồi giáo Đê-li.

C. Vương triều Mô-gôn.

D. Vương triều Hác-sa.

Đáp án đúng là: A

Trong lịch sử phong kiến Ấn Độ, vương triều Gúp-ta được coi là thời kì phát triển hoàng kim (SGK Lịch Sử 7 – trang 30).

Câu 3. Vương triều Gúp-ta được coi là thời kì hoàng kim của lịch sử phong kiến Ấn Độ, vì

A. lãnh thổ Ấn Độ được mở rộng nhất.

B. Ấn Độ tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược ra bên ngoài.

C. đời sống của người dân được ổn định, sung túc hơn tất cả các thời trước đó.

D. nhân dân Ấn Độ có nhiều phát minh lớn về khoa học-kĩ thuật.

Đáp án đúng là: C

Vương triều Gúp-ta được coi là thời kì hoàng kim của lịch sử phong kiến Ấn Độ, vì đời sống của người dân được ổn định, sung túc hơn tất cả các thời trước đó (SGK Lịch Sử 7 – trang 30).

Câu 4. Vương triều Hồi giáo Đê-li được lập nên bởi người Hồi giáo gốc

A. Ấn Độ.

B. Trung Quốc.

C. Mông Cổ.

D. Thổ Nhĩ Kì.

Đáp án đúng là: D

Vương triều Hồi giáo Đê-li được lập nên bởi người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì (SGK Lịch Sử 7 – trang 30).

Câu 5. Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của

A. thực dân Anh.

B. thực dân Pháp.

C. thực dân Hà Lan.

D. thực dân Tây Ban Nha.

Đáp án đúng là: A

Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân Anh (SGK Lịch Sử 7 – trang 32).

Câu 6. Ấn Độ là một bán đảo lớn thuộc khu vực

A. Trung Á

B. Đông Á.

C. Nam Á.

D. Tây Á.

Đáp án đúng là: C

Ấn Độ là một bán đảo lớn thuộc khu vực Nam Á (SGK Lịch Sử 7 – trang 30).

Câu 7. Người Ấn Độ có chữ viết của riêng mình từ rất sớm, phổ biến là

A. chữ hình nêm.

B. chữ Hán.

C. chữ Phạn.

D. chữ La-tinh.

Đáp án đúng là: C

Người Ấn Độ có chữ viết của riêng mình từ rất sớm, phổ biến là chữ Phạn (SGK Lịch Sử 7 – trang 32).

Câu 8. Ông vua kiệt xuất của vương triều Mô-gôn là A-cơ-ba đã thực hiện

A. khuyến khích cự bóc lột của quý tộc đối với người dân.

B. ngăn cấm các hoạt động sáng tạo văn hóa và nghệ thuật.

C. thực hiện nghiêm khắc chế độ phân biệt sắc tộc, tôn giáo.

D. cải cách bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương.

Đáp án đúng là: D

Ông vua kiệt xuất của vương triều Mô-gôn là A-cơ-ba đã thực hiện cải cách bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương (SGK Lịch Sử 7 – trang 31).

Câu 9. Tôn giáo nào được du nhập vào Ấn Độ và được đề cao dưới thời kì vương triều Đê-li?

A. Hin-đu giáo.

B. Đạo Hồi.

C. Phật giáo.

D. Đạo Thiên chúa.

Đáp án đúng là: C

Dưới thời kì vương triều Đê-li, Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ và được nhà nước phong kiến đề cao (SGK Lịch Sử 7 – trang 32).

Câu 10. Nhân dân Ấn Độ bất bình với vương triều Hồi giáo Đê-li, vì

A. vua quan ăn chơi sa đoạ, không quan tâm đến sản xuất.

B. sản xuất nông nghiệp không được nhà nước khuyến khích phát triển.

C. nhà nước thực hiện phân biệt đối xử giữa các sắc tộc và tôn giáo.

D. nhà nước tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược ra bên ngoài.

Đáp án đúng là: C

Vương triều Hồi giáo Đê-li có nguồn gốc Thổ Nhĩ Kì cai trị Ấn Độ, dành nhiều đặc quyền cho người theo đạo Hồi, phân biệt đối xử với đạo Hin-đu, do đó nhân dân Ấn Độ bất bình với vương triều Hồi giáo Đê-li.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phải là điểm tích cực trong các chính sách xã hội thời vương triều Mô-gôn?

A. Xây dựng khối hoà hợp dân tộc.

B. Khuyến khích các hoạt động sáng tạo nghệ thuật.

C. Hạn chế sự biệt về sắc tộc và tôn giáo.

D. Các chức vụ cao chỉ cho người theo đạo Hồi nắm giữ.

Đáp án đúng là: D

- Những điểm tích cực trong các chính sách xã hội thời vương triều Mô-gôn là:

+ Xây dựng khối hoà hợp dân tộc.

+ Khuyến khích các hoạt động sáng tạo nghệ thuật.

+ Hạn chế sự biệtvề sắc tộc và tôn giáo.

- Nếu các chức vụ cao chỉ cho người theo đạo Hồi sẽ gây bất bình, chia rẽ xã hội Ấn Độ

Câu 12. Vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ đều

A. do người Thổ Nhĩ Kì lập nên.

B. sùng bái Hin-đu giáo.

C. là vương triều ngoại tộc.

D. có nguồn gốc từ Mông Cổ.

Đáp án đúng là: C

Vương triều Hồi giáo Đê-li có nguồn gốc Thổ Nhĩ Kì, vương triều Mô-gôn có nguồn gốc Mông Cổ. Đây là hai vương triều có nguồn gốc bên ngoài cai trị Ấn Độ (vương triều ngoại tộc).

Câu 13. Cho các dữ liệu sau:

- Là công trình kiến trúc Phật giáo; gồm 31 hang động, chủ yếu được xây dựng từ thế kỉ IV đến thế kỉ VIII

- Năm 1983, công trình này được UNESCO công nhân là Di sản văn hóa thế giới.

Những dữ liệu trên đề cập đến công trình kiến trúc nào của Ấn Độ?

A. Đền Kha-giu-ha-rô.

B. Đền Tát-ma-han.

C. Bảo tháp San-chi.

D. Chùa hang A-gian-ta.

Đáp án đúng là: D

Chùa hang A-gian-ta công trình kiến trúc Phật giáo; gồm 31 hang động, chủ yếu được xây dựng từ thế kỉ IV đến thế kỉ VIII. Năm 1983, công trình này được UNESCO công nhân là Di sản văn hóa thế giới (SGK Lịch Sử 7 – trang 33).

Câu 14. Chữ Phạn của Ấn Độ có ảnh hưởng đến chữ viết của các nước ở khu vực

A. Bắc Phi.

B. Đông Bắc Á.

C. Đông Nam Á.

D. Tây Âu.

Đáp án đúng là: C

Nhiều nước Đông Nam Á học tập chữ Phạn của Ấn Độ rồi sáng tạo ra chữ viết của riêng mình như Cam-pu-chia, Mi-an-ma…

Câu 15. Dưới thời Vương triều Gúp-ta, đạo Bà La Môn phát triển thành

A. đạo Hin-đu.

B. đạo Thiên Chúa.

C. đạo Jai-na.

D. đạo Do Thái.

Đáp án đúng là: A

Dưới thời Vương triều Gúp-ta, đạo Bà La Môn phát triển thành đạo Hin-đu (sgk 7 – trang 32)

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 5: Ấn Độ từ thế kì IV đến giữa thế kỉ XIX

1. Ấn Độ dưới thời các triều đại phong kiến

Nội dung

Vương triều Gúp-ta

Vương triều hồi giáo Đê-li

Vương triều Môn-gôn

Thời gian thành lập

Đầu thế kỉ IV

Năm 1206

Đầu thế kỉ XVI

Chính trị

Lãnh thổ được mở rộng

Tướng lĩnh Hồi giáo cai quản khu vực hành chính quan trọng.

Tín đồ Hin-đu giữ chức vụ không quan trọng

Xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn

- Cải cách hành chính

- Chế độ chuyên chế

- Sửa đổi luật pháp

Kinh tế

- Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.

- Buôn bán, giao thương phát triển cả trong và ngoài nước

- Trồng lúa giữ vai trò quan trọng, được khuyến khích.

- Nhiều thành thị xuất hiện, một số hải cảng được xây dựng.

- Đo lại ruộng đất, định mức thuế, thống nhất đo lường…

- Nhiều loại cây mới được trồng, thủ công nghiệp phát triển.

- Một số thành phố, hoạt động thương mại là chính

Xã hội

Ổn định, đời sống nhân dân sung túc.

- Phân biệt sắc tộc và tôn giáo => nhân dân bất bình. 

- Bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình

- Hạn chế phân biệt sắc tộc, tôn giáo

- Ngăn chặn bóc lột của quý tộc với người dân.

- Khuyến khishc, ủng hộ sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

2. Thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Lĩnh vực

Thành tựu nổi bật

Vương triều

Tôn giáo

- Đạo Bà-la-môn phát triển thành đạo Hin-đu

- Đạo Phật phân hóa thành hai giáo phái

Vương triều Gúp-ta

- Đạo Hồi được du nhập và phát triển

Vương triều Đê-li

Chữ viết và Văn học

- Chữ Phạn

- Vở kịch Sơ-kun-tơ-la của Ka-li-đa-sa

 

Kiến trúc

- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo, Hin-đu giáo và Hồi giáo. 

 

- Đền Kha-giu-ra-hô

Vương triều Đê-li

- Chùa A-gian-ta

Vương triều Gúp-ta

1 73 lượt xem